Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Một trong những hạnh phúc lớn nhất của con người là được dến trường để học đọc, học viết, Nhất là những năm đầu tiên cắp sách tới trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Cùng với ngôn ngữ, người ta dùng cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ, để phụ giúp cho ngôn ngữ trong việc biểu lộ cảm xúc, truyền đạt thông tin cho nhau và cuối cùng là chữ viết xuất hiện. Đó là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy, việc rèn chữ cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu bậc Tiểu học. Vì nó đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mỹ, Trong những năm học qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết ở Tiểu học. Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có điều làm được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh còn xấu và thiếu chính xác, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng, một bộ phận học sinh viết quá chậm hoặc quá nhanh, Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Chính vì vậy,tôi đã đi sâu tìm hiểu học hỏi và quyết định nghiên cứu đề tài : “Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2”. 2. TÊN SÁNG KIẾN: Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: - Họ và tên: Hà Thị Mỹ Hạnh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Tam Hợp. - Số điện thoại: 01693058334 Email: hanhhientu@gmail.com 4.CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Hà Thị Mỹ Hạnh Lớp 2 là lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn hạn chế. Ở lớp 1 các em mới làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ. Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các cụm từ, câu thơ ứng dụng, kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ nhỏ kĩ hơn và sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm nền móng cho các lớp trên. 7.1.3 Thực trạng của việc rèn chữ của học sinh Trong những năm gần đây, về cơ bản giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên tỉ lệ giáo viên viết chữ đẹp chưa cao. Còn một số giáo viên viết theo thói quen của mình hoặc viết một số chữ cái theo mẫu chữ cũ . Bên cạnh đó,việc chuẩn bị cho một giờ dạy Tập viết của giáo viên cũng sơ sài, chưa hướng dẫn học sinh một cách cơ bản và tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu; chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc dạy viết chữ và việc dạy nghĩa của từ. Nhận thức của giáo viên về vai trò của môn Tập viết chưa sâu sắc,chưa thực sự coi trọng phân môn Tập viết như các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Vở Tập viết của học sinh còn mỏng nên rất rễ bị nhoè. Các đồ dùng học tập như bút, bảng, phấn , mực,chưa đảm bảo cho việc luyện viết đúng, viết đẹp. Tư thế ngồi và cách cầm bút của học sinh còn nhiều bất cập : Rất nhiều học sinh ngồi tì ngực vào bàn, cúi sát xuống mặt bàn; cầm bút bằng bốn ngón tay hoặc cầm dựng đứng bút. Kỹ năng viết của học sinh còn nhiều hạn chế, chưa chuẩn : đánh dấu tuỳ tiện, chữ viết không đúng mẫu kể cả chữ thường lẫn chữ hoa, tốc độ viết còn chậm, nếu viết nhanh bị phá nét, ít em viết được nét thanh, nét đậm, Năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A với sĩ số là 31 em. Ngay tù đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh. Kết quả khảo sát như sau: + Học sinh thường viết nét móc quá xa khi 2 con chữ đều có nét móc. Ví dụ: con chữ a nối liền con chữ u, ư nối với y, Đối với trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn nét móc thứ nhất và nét móc thứ hai phải gặp nhau ở giữa các nét. * Nét khuyết: Có thể nói loại nét khó viết nhất là nét khuyết: Nét khuyết có hai kiểu: nét khuyết trên và nét khuyết dưới. Nét khuyết đẹp là nét khuyết phải lưng thẳng, đầu nét tròn và thon hình giọt nước. Khi viết các em thường mắc phải các lỗi sau: Nét khuyết bị vuông đầu, bị gù hoặc bị gãy. Đối với trường hợp này cần chỉ rõ cho học sinh thấy điểm gặp nhau của nét khuyết trên và nét khuyết dưới chính là đường kẻ đậm thứ hai từ dưới lên hoặc từ trên xuống. Đặc biệt phải cho học sinh luyện kỹ hai nét này. b. Viết chữ thường: Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn học sinh viết chữ. Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ, nên sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét đã quy định ở bảng mẫu chữ. Nét viết là một đường liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành. Ví dụ: Nét viết chữ cái: “ a” gồm một nét cong kín và một nét móc ngược phải tạo thành. Nét cơ bản: Là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết. Ví dụ: Nét cong (trái) đồng thời là nét viết chữ cái c, Nét cong (phải) kết hợp với nét cong (trái) để tạo thành nét viết chữ e. Khi dạy học sinh viết các chữ cái viết thường cỡ vừa và nhỏ. Để giúp học sinh dễ hình dung và thực hiện quy trình viết chữ trên bảng con hay trong vở Tập viết nên mô tả theo dòng kẻ ô ly. c.Viết chữ hoa: Đây là nội dung trọng tâm và cơ bản của phân môn Tập viết lớp 2. kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc để khoảng cách ngắn bằng ½ khoảng cách giữa hai chữ cái. 7.1.4.2. Rèn viết chữ rõ ràng, sạch đẹp. Chất lượng chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan mà còn có sự tác động của các yếu tố khách quan. Giáo viên cần quan tâm và nhắc nhở thường xuyên: a. Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bảng con có dòng kẻ. Phấn viết có độ dài vừa phải. Khăn lau sạch. Vở Tập viết Bút mực. b. Thực hiện quy định khi viết chữ. Có 2 giai đoạn: Giai đoạn nhận biết, hiểu biết về chữ viết. Giai đoạn điều khiển vận động: +Tư thế ngồi viết: lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở. + Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay, không cầm bằng 4, 5 ngón tay, cầm không lỏng quá, không chặt quá. + Cách để vở khi viết: Khi viết chữ đứng: để vở ngay ngắn. Nếu viết chữ nghiêng: để vở nghiêng 150 + Cách trình bày: Trình bày theo mẫu: Nhìn viết theo đúng mẫu trong vở Tập viết. Viết theo yêu cầu cảu giáo viên. Khi viết sai không được tẩy xóa. Tự trình bày một bài viết: Đối với văn xuôi, khi bắt đầu viết ta phải cách lề 1 ô. Đối với thơ lại tuỳ thuộc vào từng thể loại thơ ( Ví dụ thơ lục bát: câu 6 cách lề 3 ô, 1. Giới thiệu bài : - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa a, Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa - Cấu tạo : - Cách viết : - Giáo viên viết mẫu (Vừa viết vừa nhắc lại cách viết). b, Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con - Học sinh tập viết 2,3 lượt. - Giáo viên nhận xét, uốn nắn, sửa sai. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a, Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Học sinh đọc cụm từ ứng dụng - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng. b, Giáo viên viết mẫu cụm từ ứng dụng c, Hướng dẫn học sinh quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét : - Độ cao của các chữ cái : - Cách đặt dấu thanh ở các chữ (tiếng). - Giáo viên viết mẫu chữ (tiếng ) đầu tiên của cụm từ ứng dụng d, Hướng dẫn học sinh viết mẫu chữ (tiếng ) đầu tiên của cụm từ ứng dụng vào bảng con. 4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết - Giáo viên nêu yêu cầu. - Học sinh viết. 5. Chấm, chữa bài. 6. Củng cố, dặn dò. - Triển lãm “Vở sạch chữ đẹp”. Kết thúc mỗi năm học, các nhà trường nên giữ lại những bộ vở đẹp để lưu lại phòng thiết bị của nhà trường làm chuẩn để kích thích phong trào: “ Rèn chữ giữ vở ” cho năm học tiếp theo. - Mời những giáo viên có kinh nghiệm, chuyên viên phòng Giáo dục về nói chuyện ,trao đổi kinh nghiệm. - Tổ chức cho giáo viên đi tham quan những trường đạt thành tích cao trong phong trào “Viết chữ đẹp” của huyện, của tỉnh. - Tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho những giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong công tác “Rèn chữ giữ vở ”. - Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình nhr cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiế có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả. Chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người, không những chỉ phục vụ riêng cho môn Tiếng việt mà góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung. Học sinh tiểu học tri giác còn thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Trong khi đó để viết được chữ người ta phải tri giác từng nét chữ, từng động tác kỹ thuật tỉ mỉ. Do vậy khi tiếp thu kỹ thuật viết chữ học sinh không tránh khỏi những lúng túng, khó khăn.Vậy nên muốn thành công trong việc rèn chữ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải có lòng yêu nghề, mến trẻ.Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Qua quá trình áp dụng, kết quả lớp tôi có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều em viết đúng quy trình hơn, trình bày sạch đẹp hơn, viết đúng tộc độ. Trong kỳ thi Viết chữ đẹp cấp trường lớp tôi có 3 em tham gia và 2 em đạt giải: 1 giải ba, 1 giải khuyến khích. Kết quả sau một thời gian áp dụng sáng kiến, cụ thể như sau:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_dung_viet_dep_cho_hoc.docx