Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 2

docx 11 trang sangkienhay 22/11/2023 5050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 2
 RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 - Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất 
của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ 
viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay. Vì vậy cố thủ tướng 
Phạm Văn Đồng khi nói về chữ viết đã có một câu rất ngắn gọn thể hiện quan điểm 
của ông: “Nết người, nét chữ” hàm hai ý vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách 
con người; thứ hai thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính cách con người. Chất 
lượng chữ viết của học sinh hiện nay là một vấn đề đang được mọi người quan tâm.
 - Tập viết là trong những môn học quan trọng ở bậc tiểu học. Tập viết có liên 
quan mật thiết đến chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu chữ viết rõ ràng thì 
học sinh có điều kiện ghi bài nhanh hơn nhờ vậy học tập sẽ tốt hơn.
 - Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn chữ viết cho các 
em “Viết chữ đẹp, chuẩn” là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh 
ở bậc tiểu học. Ngòai ra còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: 
tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật và thẩm mĩ.
 - Hiện nay, qua theo dõi, tình trạng học sinh viết chữ xấu, viết ẩu rất nhiều. 
Từ đó, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở tiểu học nói chung cũng như 
ảnh hưởng đến kết quả các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường 
nói riêng.
 - Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở muốn tìm ra một giải pháp tốt 
nhằm khắc phục tình trạng trên của học sinh, hình thành cho các em có ý thức về 
chữ viết của mình. Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ và được sự đồng tình của các lãnh 
đạo, Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Trưng Vương, tôi đã xây dựng và thực 
hiện sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết chữ đẹp” ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm 
và rất mong được sự đóng góp của Hội đồng sư phạm nhà trường, quý thầy cô, với 
mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hòan thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn 
trong thực tiễn. ngữ không truyền đi xa được và khó truyền từ đời này sang đời khác. Bổ khuyết cho 
nhược điểm ấy mà ngôn ngữ chữ viết ra đời. Nhờ chữ viết mà những kinh nghiệm 
quý báu, những phát minh quan trọng của loài người ngày càng được tích lũy phong 
phú.
 - Truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam là đào tạo nên những con 
người có trí tuệ và nhân cách. Văn hóa ấy để lại bằng chữ viết (bút tích). Ở Việt Nam 
có hai loại chữ ảnh hưởng đến sự phát triển mọi mặt của dân tộc là chữ Nôm và chữ 
Quốc ngữ. Sự đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc đã để lại cho dân tộc ta 
một thứ văn tự mà nhiều thế hệ sau vẫn còn sử dụng. Đó là chữ Hán. Để phản bác 
lại sự đồng hóa của ngoại bang, chữ Nôm đã ra đời. Nhờ có chữ Nôm mà nhiều tác 
phẩm sáng tác bằng Tiếng Việt có giá trị lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên do khó 
đọc, khó viết, không thống nhất cao,....nên khi chữ Quốc ngữ ra đời và thịnh hành 
thì chữ Nôm đã dần dần không được sử dụng.
 - Những cụ đồ, nhà nho, nhà giáo ngày xưa đã để lại những nét chữ chân 
phương trong kho tàng thư tịch và những nét chữ rồng bay phượng múa trong nghệ 
thuật thư pháp độc đáo. Tuy nhiên, những năm gần đây trước sự phát triển nhanh 
chóng của khoa học kĩ thuật, của công nghệ thông tin, chữ viết tuy ít được sử dụng 
trong các văn bản, đơn từ. Vì vậy dần dần chữ viết ít được gia đình và nhà trường 
quan tâm, mặc dù cũng có phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn 
những em nổi trội trong lớp chứ chưa quan tâm rèn chữ cho học sinh trong cả lớp.
 Chính vì thế câu nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người, dạy cho học 
sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn 
thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình và bạn đọc bài của mình”của cố thủ 
tướng Phạm Văn Đồng phát biểu cũng rất chính xác và là nền tảng trong công tác 
rèn chữ viết cho học sinh.
 - Là một giáo viên giảng dạy ở khối lớp 2, trong điều kiện công tác, tôi luôn 
tập trung nghiêm cứu nhằm rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp mình ngày càng phát 
triển tốt về “Chữ viết đẹp” để góp phần vào việc nâng cao kết quả học tập của các 
em ngày càng tốt hơn. Ngòai ra tư thế ngồi viết, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài viết cũng là kĩ 
năng đặc thù của việc dạy mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
 2. Cơ sở thực tiễn
 - Bàn ghế chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh.
 - Giáo viên chưa chú trọng đến chữ viết của mình, xem nhẹ môn tập viết, lên 
lớp còn qua loa, thiếu sự nhiết tình, ít quan tâm đến chữ viết của học sinh dẫn đến 
học sinh thường viết và trình bày bài vở một cách tùy tiện, cẩu thả. Một số giáo viên 
thường máy móc phân tích, hướng dẫn không đúng trọng tâm làm mất nhiều thời 
gian, học sinh thực hành được rất ít.
 - Trong việc rèn luyện kĩ năng chữ viết, do khi ở lớp một các em không được 
hướng dẫn tỉ mỉ về chữ viết, tính hiếu động chỉ lo viết nhanh cho xong mà không 
chú ý đến viết đúng, viết chuẩn, thiếu kiên trì, khó thực hiện đúng các động tác đòi 
hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Do vậy các em thường viết sai các nét “ nối” từ con chữ 
này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng 
kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không 
tự ước lượng khỏang cách giữa chữ này với chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không 
đúng vị trí, chưa nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai khi tập viết... Những chữ 
sai sót ấy lại chưa được giáo viên chú ý sửa chữa do vậy khi lên lớp 2 bài vở nhiều, 
dẫn đến tình trạng chữ viết của các em mỗi ngày một tệ hơn.
 3. Nôi dung, biên pháp thực hiên các giải pháp của đề tài
 a. Nguyên nhân
 - Do nhận thức của cả người dạy và người học, nhận thức của các bậc cha mẹ 
học sinh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các 
môn học, thường xem nhẹ việc dạy và học môn Tập Viết; vì vậy, chưa tạo hứng thú 
khi dạy môn học này, điều đó dẫn đến học sinh cũng cẩu thả, tùy tiện và chưa coi 
tập viết là để rèn chữ, rèn nết, rèn những đức tính cần thiết trong việc hình thành 
nhân cách con người.
 - Trong giờ Tập viết, giáo viên thường dạy qua loa, chỉ yêu cầu học sinh giở * Muốn xây dựng nề nếp “Viết chữ đẹp”, tạo cho học sinh có kĩ năng viết chữ 
đẹp là một vấn đề rất khó, cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Bản thân 
tôi thực hiện các biện pháp sau:
 + Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về môn Tập Viết, tạo nhận thức đúng 
cho các bậc phụ huynh và cả học sinh.
 + Khi thực hiện dạy Tập Viết phải thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn kĩ 
học sinh cách trình bày, luôn nhắc nhở học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi, rèn lại 
cho học sinh các đức tính chính xác, cẩn thận, kiên trì khi tập viết.
 + Phải là “Tấm gương cho học sinh noi theo”, nên cần phải viết chữ mẫu mực 
khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ 
liên lạc cũng như viết bảng,....Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính 
xác. Không được viết tùy tiện ngẫu hứng.
 + Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần 
lưu ý chi tiết như: gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn, bài,.là 
nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi tuần dành thời 
gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh.
 + Khắc phục tình trạng viết sai mà học sinh thường mắc phải, người giáo viên 
cần chú trọng đến việc rèn chữ bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, uốn nắn, sữa sai 
chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học. Thông qua việc rèn chữ viết cần nhắc 
nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách: Có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn 
thận không làm quăn, cong góc vở.
 + Muốn viết chữ đẹp cần có tư thế ngồi đúng, cầm viết đúng. Giáo viên phải 
luôn hướng dẫn và sửa sai tư thế để học sinh ngồi viết thoải mái, không nghiêng vai, 
rụt cổ, cúi đầu sát vở. Ngoài ra, trong tiến trình dạy Tập viết, trong thời gian đầu 
giáo viên có thể vừa đọc, vừa hướng dẫn học sinh viết từng câu cho đến hết bài.
 + Đề nghị với nhà trường từng bước tạo điều kiện để bàn ghế học sinh phải 
đúng kích thước với từng đối tượng học sinh,...để tránh các dị tật như cong vẹo cột 
sống, mắt cận thị. phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.
 - Nhằm khích lệ cho học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết tốt, giáo viên cần 
lập một sổ theo dõi “Vở sạch chữ đẹp” của cả lớp với mục đích sau:
 + Khi chấm bàicủa học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ, giữ vở” 
của từng em và xếp lọai vào sổ.
 + trong tiết sinh họat, giáo viên cần tuyên dương khen ngợi những em được 
xếp lọai A, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại.
 + Phát động phong trào thi đua trong lớp nhân dịp các ngày lễ như: Ngày nhà 
giáo Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Quốc tế phụ 
nữ, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày Giải phóng Miền Nam,.. .tặng 
quà cho những em đạt giải bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần học tập 
của các em.
 + Giáo viên kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước 
được viết trong sách, báo, câu chuyện. Ví dụ: Câu chuyện “Quyển sổ liên lạc” của 
bài tập đọc lớp 2. Những gương rèn chữ của học sinh năm trước để các em xem xét, 
rút kinh nghiệm.
 IV. KẾT QUẢ
 Qua áp dụng phổ biến đề tài của mình, tôi nhận thấy chất lượng của học sinh 
lớp tôi trong việc rèn luyện kĩ năng “Viết chữ đẹp” được nâng dần rõ rệt, chữ viết 
của các em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng. Đến nay tôi đã thống kê được số liệu khả 
quan sau: Lớp tôi 47 học sinh, chỉ còn lại 3, 4 học sinh còn viết chưa được đúng mẫu 
và đẹp.
 V. BÀI HỌC KINH NGHIÊM
 Qua quá trình nghiêm cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng 
đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Để học sinh của mình viết đẹp, đúng mẫu,... 
người giáo viên cần nắm được các yêu cầu sau:
 - Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo. - Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm của bản thân tôi qua nhiều 
năm công tác ở Trường Tiểu học Trưng Vương. Với mục đích nhằm không ngừng 
nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà 
nước. Trong thời gian có hạn và sự hạn chế của cá nhân, nội dung trình bày trên 
không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý 
thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo, để bản thân tôi được học hỏi thêm, góp phần hoàn 
thiện và nâng cao chất lượng chữ viết, giữ gìn sách vở của học sinh, xứng đáng với 
ý nghĩa:
 “Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp
 Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi”.
 -----Hết---------
 NGƯỜI THỰC HIỆN

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_chu_dep_cho_hoc_sinh.docx