Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp trong phân môn chính tả Lớp 2

doc 8 trang sangkienhay 20/11/2023 2670
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp trong phân môn chính tả Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp trong phân môn chính tả Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp trong phân môn chính tả Lớp 2
 I.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đất nước ta được chia nhiều vùng miền khác nhau, không có một vùng miền 
nào có một phương ngữ hoàn toàn chính xác theo qui ước xã hội. Trong khi đó sự 
ảnh hưởng của phương ngữ lại tác động không nhỏ đến chữ viết, việc chuyển từ lời 
nói sang dạng viết là một vấn đề không đơn giản. Đặc biệt thể hiện rõ ở học sinh 
tiểu học. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong việc đặt nền móng cho sự hình 
thành và phát triển nhân cách. Rèn luyện cho học sinh biết viết đúng, viết đẹp là 
một việc làm cần thiết, rất quan trọng và không thể thiếu được trong nhà trường. 
Muốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các phân môn khác. Trước hết người 
giáo viên phải hình thành cho học sinh những thói quen về việc viết đúng, viết đẹp. 
Muốn đạt được điều đó, trước tiên các em phải có hiểu biết được giữ vở sạch đẹp, 
cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp, có ý thức rèn luyện chữ viết,  Các nhà giáo dục 
nổi tiếng đã đúc rút rằng : “ Những gì làm được ở bậc Tiểu học sẽ được giữ suốt cả 
cuộc đời. Những gì chưa xây được ở bậc Tiểu học sau này xây rất khó”. Đây cũng 
là một trách nhiệm không nhỏ đối với mỗi thầy cô giáo dạy ở bậc tiểu học. 
 Trong chương trình dạy học ở tiểu học, việc dạy Tiếng Việt chính là dạy tiếng 
mẹ đẻ cho học sinh. Việc rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp là một việc 
làm cần thiết, rất quan trọng và không thể thiếu được trong nhà trường. Bên cạnh 
đó dạy chính tả cho học sinh là dạy tri thức, kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử 
dụng ngôn ngữ cho học sinh ở dạng viết vào hoạt động giao tiếp. Mỗi thầy, cô giáo 
Tiểu học có nhiệm vụ bồi dưỡng cho các em thói quen tốt thông qua việc rèn viết 
đúng, viết đẹp. Như lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Chữ viết 
cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, 
viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với 
mình cũng như đối với thầy và bạn đọc vở của mình. ” Câu nói ấy đã khắc sâu vào 
tâm trí của tôi cũng giống như mỗi giáo viên đang dạy ở Tiểu học. 
 Tuy nhiên lỗi chính tả trong nhà trường phổ thông hiện nay là một vấn đề rất 
phổ biến và cần khắc phục. Việc dạy chính tả theo khu vực là nội dung giảng dạy. 
Lỗi chính tả phải sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác phải xuất phát từ tình 
hình thực tế mắc lỗi của học sinh ở từng khu vực, từng vùng, từng miền để hoàn 
thành nội dung giảng dạy. Người giáo viên phải xác định các trọng tâm trong phân 
môn chính tả, cần dạy cho học sinh ở từng khu vực. Trong giai đoạn công nghệ 
thông tin hiện nay. Mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn 
thảo văn bản thay vì cầm bút viết một văn bản trên giấy. Vì vậy, việc rèn viết đúng 
viết đẹp của chúng ta dễ bị lãng quên. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên 
chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn viết đúng viết đẹp cho 
học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương để học sinh học hỏi 
noi theo. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và “làm theo 
mẫu”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó. Chính vì vậy, việc 
rèn luyện cho học sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết về chất lượng giáo dục 
toàn diện ở trường Tiểu học.
 Nhận thấy tính cấp thiết mà thực tiễn giáo dục đang đòi hỏi, đó cũng là vấn 
đề mà bản thân tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Rèn kĩ 
năng viết đúng, viết đẹp trong phân môn chính tả lớp 2.” 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: 
 1 a.Gợi ý nhận xét chữ mẫu theo“ Bộ chữ dạy Tập viết’’ và Bộ mẫu chữ viết trong 
trường tiểu học .
 b. Viết mẫu và chỉ dẫn kĩ thuật viết chữ (quy trình viết, việc nối liền nét các chữ 
cái trong cùng một tiếng, vấn đề đặt dấu thanh, ước lượng khoảng cách...)
 c. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập viết chữ trên bảng con, trong vở Tập 
 viết (TV)(chữ hoa, từ ứng dụng (tên riêng) và câu ứng dụng).
+ Nhận xét và chữa bài tập viết.
a.Đối chiếu với yêu cầu đề ra để đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh, giúp 
học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết .
b. Nhận xét, góp ý, nêu yêu cầu cụ thể đối với học sinh về chữ viết.
+ Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp. 
a. Uốn nắn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách giữa vở đến 
mắt,...
b. Nhắc nhở về cách trình bày, về ý thức viết chữ và giữ gìn sách vở đẹp; quan tâm 
đến những điều kiện cần thiết như: ánh sáng, bàn ghế, học cụ ...
- Về học sinh:
 + HS quan sát mẫu.
 + HS tìm các chữ hoa có trong bài tập ứng dụng .
 + HS tập viết từng chữ trên bảng con.
 + HS đọc từ ứng dụng (tên riêng)
 + HS tập viết trên bảng con.
 + HS đọc câu ứng dụng 
 + HS tập viết trên bảng con những tiếng có chữ hoa.
 + HS viết vào vở Tập Viết theo qui định .
 * Dẫn chứng cụ thể qua mô hình sau: 
- Tiến trình trong tiết dạy phân môn tập viết được cụ thể hóa như sau:
 Mẫu chữ viết 
 Quan sát phân Luyện viết bảng Thực hành viết vào vở
 tích và nhận xét lớp và bảng con 
 Kết quả bài viết của học sinh
* Đối với môn Chính tả: 
- Về giáo viên :
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết chính tả .
a. Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và nắm nội dung chính của bài 
viết .
 3 *Tiến hành tiết dạy phân môn chính tả được cụ thể hóa như sau:
 Bài văn hoặc bài thơ viết chính tả
 Đọc và tìm Phân tích và Hướng dẫn Học sinh viết bài 
 hiểu đoạn viết luyện viết từ cách trình bày chính tả và soát 
 hoặc bài thơ khó bài viết lỗi
 Kết quả bài viết của học sinh
b.3.Giải pháp thứ ba: Giúp học sinh có một quyển vở sạch, đẹp:
 Học sinh là người lĩnh hội kiến thức khi đến trường. Vở viết là minh chứng 
để xác nhận các em lĩnh hội kiến thức như thế nào? Và vở cũng là minh chứng để 
quý bậc phụ huynh kiểm tra con em mình ngày hôm đó học những gì, lực học ra 
sao ? Xác định được điều đó, bản thân luôn quy định các loại vở trong các môn học 
như: 
 - Vở phải mua loại có hàng kẻ rõ ràng, các ô li đều nhau, trắng và giấy không bị 
lem mực. Được bao bọc cẩn thận .
 - Để vở được sạch không bị quăn góc, không bị vết lem do mồ hôi tay và hạn chế 
được tình trạng chữ bút chì hoặc bút mực in từ trang này qua trang kia, mỗi em cần 
sử dụng tờ giấy kê (loại giấy bìa) bọc cả quyển vở bên ngoài lẫn bên trong lại, khi 
viết trang nào lật trang đó lên và một tờ giấy kê rời có kích thước chiều rộng 
khoảng 15cm, chiều dài dài hơn chiều ngang quyển vở. Khi viết ta đặt tờ giấy kê 
nằm ngang giữ cho mồ hôi tay không bị lem vở và vở không quăn góc.
 - Để tránh tình trạng đổ mực ra vở (học sinh viết bút mực) giáo viên yêu cầu học 
sinh sử dụng bút máy khi viết và không được mang bình mực vào lớp, ở lớp giáo 
viên có sẵn bình mực để bơm mực cho các em quên bơm mực khi đến lớp và yêu 
cầu các em phải bơm mực sẵn trước khi đi học.
 b.4.Giải pháp thứ tư: Rèn tư thế ngồi đúng, cầm bút đúng, kĩ năng giữ bút bền 
lâu: (Tham khảo sách Bộ mẫu chữ đẹp Bộ GD và ĐT)
*Một là: Tư thế ngồi viết của các em rất quan trọng lưng phải thẳng, không tì ngực 
vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 cm đến 30 cm, tay phải cầm bút, tay 
trái tì nhẹ lên mét vở để giữ, hai chân để song song, thoải mái. 
 Vậy làm thế nào để có được tư thế ngồi thoải mái sẽ là điều kiện giúp các em 
học tốt suốt buổi. Giáo viên cần kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên trong các tiết 
học. Muốn có tư thế ngồi tốt ít nhất bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi và giáo viên 
phải hướng dẫn tư thế ngồi ngay từ đầu để các em hình thành thói quen tốt.
 • Hướng dẫn Tư thế ngồi viết được minh họa như sau: 
 5 Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Muốn học sinh chủ động trong 
học tập, Giáo viên không dạy học theo lối rập khuôn mà người giáo viên cần phải 
linh động trong tiết dạy, tạo không khí lành mạnh trong lớp, cần phải sử dụng các 
phương pháp đa dạng: nêu vấn đề, thực hành, so sánh, phân tích, ghi nhớ, đàm 
thoại và thảo luận, cùng phối hợp nhịp nhàng tạo không khí hứng thú, kích thích trí 
tò mò của học sinh. Chính vì vậy, khi dạy phân môn này, người giáo viên cần lồng 
ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ 
và câu, Tập viết, Tập làm văn để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân 
môn Chính tả. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: Các 
bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai tuần học xoay quanh một chủ 
điểm ở tất cả các phân môn. Khi dạy ở các tuần, mỗi chủ điểm của từng tuần có sự 
liên kết với nhau giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt. 
b.8. Biện pháp thứ tám: Chữa bài, nhận xét, phân tích và có biện pháp chữa lỗi 
cho học sinh một cách triệt để
 Dạy học là một hình thức tổ chức khéo léo của mỗi giáo viên. Để tạo sự hứng 
thú, say mê và sáng tạo cho mỗi học sinh. Trong các tiết dạy, giáo viên cần sửa lỗi 
sai cơ bản kịp thời và nêu ra các biện pháp để chữa lỗi cho từng bài viết của học 
sinh. Cần lưu ý các em hay viết chưa đúng lỗi theo vùng miền do phát âm, khi viết 
cần nhắc nhở nhẹ nhàng và quan tâm để các em trách những lỗi chưa đúng của 
mình, dần dần hình thành thói quen có ý thức khi viết bài, thực hiện được như vậy, 
học sinh mới đạt hiệu quả cao trong quá trình viết bài.
*Ví dụ: Sau nhiều lần nhận xét bài viết của học sinh.Tôi phát hiện một số em 
thường viết chưa đúng phụ âm đầu, thanh, vần. Tôi đã có biện pháp khắc phục kịp 
thời.Gọi các em đó lên thực hành bài tập chính tả điền âm đầu hoặc thanh hoặc vần 
(dưới sự hướng dẫn gợi ý của giáo viên nếu em chưa hoàn thành).
b.. Biện pháp thứ chín: Mẫu mực trong nhà trường là tấm gương sáng về tri 
thức, nhân cách đạo đức của mỗi giáo viên đối với học sinh.
 Người giáo viên là người mẹ thứ hai của các em, là thần tượng trong lòng các 
em. Vì vậy, giáo viên cần coi trọng nắm chắc cấu trúc, quy trình chữ viết theo 
đúng mẫu chữ của bộ giáo dục quy định trong trường Tiểu học. Việc trình bày trên 
bảng là trang viết thể hiện tính mẫu mực của mỗi giáo viên cho học sinh noi theo. 
Chính vì lẽ đó, khi viết trên bảng giáo viên cần viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và 
trình bày sạch sẽ, khoa học đó là tiêu chí đặt ra mà mỗi giáo viên phải dày công 
khổ luyện về chữ viết của chính mình sao cho đúng, đẹp. Mọi hoạt động trong tiết 
dạy đến giờ giải lao giáo viên luôn thực gương mẫu trước học sinh. Bởi vì học 
sinh Tiểu học, các em thường hay bắt chước giáo viên. Nét chữ của giáo viên như 
thế nào, các em sẽ viết gần giống như thế đó. Bên cạnh đó, việc viết đúng, viết đẹp 
tôi còn khuyến khích các em trong cách viết sáng tạo và trình bày sáng tạo khoa 
học trong các phân môn như Chính tả, Tập làm văn,...nhằm tạo sự hứng thú, sáng 
tạo cho các em. Những em nào trình bày khoa học sạch đẹp, chữ viết đúng có phần 
sáng tạo tôi luôn tuyên dương khen ngợi kịp thời khuyến khích các em phát huy. 
Còn các em viết đúng nhưng chưa có tính sáng tạo trong chữ viết, động viên và 
mong các em cố gắng ở những bài viết sau.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_dung_viet_dep_trong_p.doc