Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực tế hiện nay chữ viết của các em học sinh đa phần chưa đẹp, đặc biệt ở bậc tiểu học, các em viết bừa, viết tháo, viết cho có viết, chữ viết chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết từ âm đến vần chưa chuẩn, tốc độ viết cũn chậm. Đứng trước hoàn cảnh đó tôi nhận thấy dạy viết ở lớp 2 là nền móng ở bậc tiểu học. Dạy tiếng việt ở lớp 2 có nhiệm vụ rất quan trọng, là trao cho các em chìa khóa để mở cửa tri thức, để các em biết đọc, biết viết và vận dụng chữ viết khi học tập giao tiếp. chữ viết là công cụ để các em sử dụng suốt đời. Đọc thông viết thạo gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn trăn trở tìm cách để làm sao các em nắm được kiến thức đúng, để các em viết chữ đúng mẫu, đúng quy trình, viết nhanh, làm thế nào để tạo cho các em có tính cẩn thận, tính kỉ luật, làm sao cho việc viết chữ của các em trở thành kỹ năng, kỹ xảo và thành thói quen khi viết. Vì vậy tụi bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” Đây là vấn đề thiết thực giúp cho mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Trong thời gian qua có nhiều người cho rằng rèn chữ viết phải đi đôi với các quy trình, các biện pháp tiến hành, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng. Bản thân tôi cũng vậy, mấy năm trước, tôi luôn chú trọng luyện rèn cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm chuẩn xác để các em viết đúng. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả đạt được vẫn không như mong muốn. Mặt khác nó cũng làm cho giờ học nặng nề, học sinh căng thẳng và mệt mỏi. Tôi thừa nhận rằng cách phát âm theo địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai. Là một giáo viên tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn chữ viết cho học sinh . Thấy các em viết sai, tôi rất buồn lòng. Bằng nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gỡ càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đó là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là:Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ. Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: Giải quyết những khó khăn trong việc rèn luyện chữ viết đó cũng chính là, rèn cho học sinh ý thức thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai . Theo tôi, học sinh viết sai hay viết chưa đẹp, chưa đúng nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây: – Học sinh ở lớp 2 còn rất nhỏ chưa có ý thức được vấn đề. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đó ghi trờn bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. – Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc cũng rất chậm. Vỡ thế các em không nhớ chữ ghi nhớ tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung cũng hạn chế. – Học sinh không nhớ các qui tắc viết như thế nào là đúng đó học sinh viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy. – Học sinh không nắm các kĩ thuật viết, các em chưa phân biệt được đâu là đường kẻ, kỹ luật và tính thẩm mĩ khi viết. Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chữ viết. 1. Các biện pháp thực hiện a. Phát huy tính tích cực ý thức trong dạy học Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ thuật viết bằng các câu hỏi sau: +Điểm đặt búp. + Điểm dừng búp ? Sau đó, tôi cho các em xem một số chữ mẫu cụ thể như sau: Chữ e (Đặt búp trên đường kẻ thứ nhất) 1/3 dòng kẻ thứ nhất và dừng bút ngay trên đường kẻ 1, bằng ngang điểm đặt bút. b. Rèn kĩ năng khi giáo viên hướng dẫn học sinh viết Như chúng ta đó biết: đọc thông mới viết thạo. Học sinh đọc cũng chậm và sai nhiều thì không thể viết đúng .Vì đọc chưa thông nên khi viết các em thường mắc các lỗi do không nắm vững quy tắc viết và cấu trúc Tiếng Việt. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện cho các em. Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách: bút( loại có thể thay ngòi) ,Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. – Thường xuyên nhắc nhở học sinh khi lấy sách vở và đồ dùng ra cũng như khi bỏ vào để tránh tình trạng long bìa sách và quăn mép, khi viết phải mở vở ra, viết xong phải để mực khô thì mới gấp lại. – Kết hợp với phụ huynh học sinh để mua đồ dùng như bảng con, sách vở dầy đủ, vở phải có ô ly rõ ràng, góc học tập phải đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy định của lứa tuổi. – Đối với giáo viên cần rèn luyện học sinh khi viết phải ngồi đúng tư thế, viết khoảng cách đều, rèn luyện học sinh ở tất cả các môn học, song đặc biệt chú trọng môn tập viết và môn chính tả, môn tập viết cần cho học sinh viết bảng con giấy nháp. *Cần phải sửa sai cho học sinh: a- Phụ âm đầu: Những lỗi học sinh thường mắc phải khi viết bài là: tr, ch, d, r gi k,c, q, ngh, ng, gh. b- vần: ai, ay c- dấu thanh: ~ / ? . e. Hướng dẫn chính tả – Giáo viên đọc đúng, rõ ràng, đúng ngữ điệu trường hợp gặp câu gì dài giáo viên có thể đọc từng phần rõ nghĩa, tuyệt đối không nên đọc từng từ riêng lẽ , vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa nghĩa để xác định cách viết. – Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và tìm hiểu nội dung của bài. – Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài hoặc giáo viên chỉ ra những lỗi thường gặp hướng dẫn cho học sinh cách viết đúng. A1: Cách sửa lỗi về phụ âm. Phụ âm đầu các em thường sai trong bài viết : tr/ ch Ví dụ: Mái trường / mái chường ; trong lớp / chong lớp Gặp trường hợp này tôi sẽ hướng dẫn học sinh học thuộc các dạng tương tự , luyện tập nhiều rồi có thói quen và dùng đúng chứ cách phân biệt của phụ âm này không có quy luật riêng, cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ hoặc tôi sẽ phân tích tiếng (trường) Ví dụ: Trường tr + ương + thanh huyền Chường ch + ương + thanh huyền 2. Kết quả Qua quá trình nỗ lực phấn đấu của thầy và trò thì việc rèn luyện giữ vở sách viết chữ đẹp đã đạt được kết quả sau: 3. Bài học kinh nghiệm, tính mới Để giữ được vở sạch, viết chữ đẹp bản thân người giáo viên cần đưa học sinh vào nề nếp, uốn nắn khắc phục kịp thời đến từng đối tượng học sinh. Có sự đầu tư nghiên cứu cần đưa ra phương pháp, biện pháp phù hợp với bài dạy. Người giáo viên cần yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, công bằng với học sinh, chịu khó rèn luyện học hỏi ở đồng nghiệp. Biết tự trọng với bản thân, mẫu mực trong cuộc sống. a. Tính mới Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đó từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng; các em viết một cách có ý thức chứ khụng tự tiện như trước.Tôi có được thành công trong phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 là do các nguyên nhân chính sau đây; 1. Tôi hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em. 2. Tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt và những kiến thức bản thân đó học được từ đó tôi tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi trong khi các em viết, xác định được “ trọng điểm của việc dẫn đến viết sai của các em” cần dạy, và xây dựng được các qui tắc viết c.Tôi đó mạnh dạn thay đổi nội dung và yêu cầu các bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với yêu cầu” rèn chư viết cho học sinh lớp 2”. d.Tôi nghiên cứu thêm các tài liệu khác, tìm đọc các bài diễn đàn về Dạy viết trong cuốn” Sách Giáo dục &Thư viện trường học” và đó bắt gặp được những ý tưởng của đồng nghiệp trùng với ý tưởng của mình, đ.Tôi luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú , tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em. b. Tính hiệu quả và khả thi vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết . Có viết đúng, viết đẹp thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi có một số đề xuất sau: – Đối với phụ huynh học sinh cần quan tâm để ý đến con mình nhiều hơn, cụ thể nhắc nhở các em khi ở nhà, đồ dùng cho các em phải đầy đủ. – đối với nhà trường cần có bàn ghế, phù hợp với lứa tuổi, có như thế thì mới tránh được bệnh tật cho các em.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh.docx