Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật Lớp 2

docx 17 trang sangkienhay 15/12/2023 2570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật Lớp 2
 CHUYÊN ĐỀ: 
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực 
giáo dục nghệ thuật với hai mạch nội dung là mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng, trong 
đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lý tạo hình. Môn mĩ thuật giúp học 
sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ tạo hình thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái 
độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh. 
 Môn Mĩ thuật 2 đã được đổi mới cả về mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương 
tiện- hình thức tổ chức dạy học lẫn cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu 
mà môn học hướng tới là: 
 Trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng nền tảng cơ bản nhất của nghệ thuật 
tạo hình nói chung và mĩ thuật nói riêng làm cơ sở cho học sinh hình thành quan niệm và 
nhận thức riêng về các giá trị thẩm mĩ trong nghệ thuật và cuộc sống. 
 Tạo cơ hội cho học sinh kết nối kiến thức bài học với thực tế cuộc sống để đáp ứng 
việc học đi đôi với hành. 
 Khuyến khích học sinh sử dụng và phối hợp các loại vật liệu sẵn có ở địa phương để 
sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Đồng thời, giúp học sinh nhận biết thêm vẻ đẹp của 
quê hương mình và giáo dục ý thức bảo về môi trường. 
 Tích hợp giáo dục địa phương và các nghề thủ công, mĩ nghệ truyền thống vào bài 
học nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc. 
 Tạo cơ hội tiếp cận và phát huy những thành tựu văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của địa 
phương, bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đát nước ỏ mỗi học sinh.
 Để việc dạy học đạt được kết quả như mong muốn, giáo viên cần: Tạo điều kiện để 
học sinh học qua nhiều kênh; Chú ý đến phong cách học của từng học sinh; Kết hợp kiến 
thức của bản thân học sinh và chiến lược học tập; Xây dựng một môi trường học tập thân 
thiện, truyền cảm hứng cho học sinh.
 Sau một thời gian nghiên cứu và giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới 
2018 với bộ sách “Chân trời sáng tạo” lớp 2. Tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề: PHƯƠNG 
PHÁP DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 2 để cùng trao đổi với đồng nghiệp và hy vọng 
góp một phần nhỏ đem lại kết quả khả quan cho học sinh. Kính mong nhận được sự giúp 
đỡ và đóng góp ý kiến của BGH và đồng nghiệp để phương pháp dạy học mĩ thuật 2 được 
hoàn thiện hơn và đi vào thực tiễn.
 khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đặc biệt tạo hứng thú học tập tốt cho 
học sinh.
 b. Thuận lợi: 
 Phòng GD&ĐT, nhà trường, Tổ chuyên môn đã quan tâm, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng 
các chuyên đề để giáo viên có điều kiện giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 Giáo viên giảng dạy luôn nhiệt tình, có trách nhiệm, đã được tập huấn đầy đủ và đã 
nắm rõ nội dung chương trình, mục tiêu, cách xây dựng kế hoạch bài học theo chương trình 
GDPT mới 2018. Giáo viên biết vận dụng, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT. 
 Môn mĩ thuật là môn học nghệ thuật thu hút rất nhiều học sinh, hầu hết các em học 
sinh hào hứng với môn học. Tất cả mọi người đều hiểu đây là môn học nghệ thuật sáng 
tạo, vì vậy giáo viên, học sinh và phụ huynh luôn coi trọng đầu tư cho môn học. Qua đó 
các em thấy được Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, 
thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho những môn học khác 
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường nên cơ bản đáp ứng 
và phục vụ tốt cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh
 c. Khó khăn: 
 Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên thay sách lớp 2, việc giáo viên tập huấn 
chương trình mới thực tuyến và dạy trực tuyến nên việc tiếp thu và truyền đạt tới học sinh 
ít nhiều có ảnh hưởng tới kết quả. Vì vậy những khó khăn vướng mắc chưa được trao đổi, 
giao lưu, chia sẻ trực tiếp giữa các trường, giữa các đồng nghiệp cùng dạy lớp 2 để có 
những sự thống nhất chung.
 Do một số phụ huynh còn thiếu quan tâm tới con em, chưa coi trọng môn học,... gây 
cho các em chán nản, không tự tin khi học bài. Bên cạnh đó còn một số em tỏ thái độ thờ 
ơ với môn học vì thực tế hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa,... chưa có 
sự quan tâm sát sao của gia đình nên ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần học tập của các em.
 Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu phòng học chức năng nên nên ít nhiều ảnh 
hưởng đến việc dạy và học bộ môn. 
 Khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được quan sát 
mẫu cụ thể như hình ảnh đồ vật, co vật, phong cảnh, con người hay tranh, ảnh,để học 
sinh ghi nhớ, phân tích và chia sẻ với nhau dồng thời làm cơ sở cho học sinh trải nghiệm 
và khám phá trong các hoạt động mĩ thuật tiếp theo.
 Ví dụ: Quan sát hình ảnh thực tế hoặc tranh minh họa rồi vẽ, tạo hình (Bài : Những 
con vật dưới đại dương, Tắc kè hoa, Chú hổ trong rừng,). Giáo viên khuyến khích học 
sinh quan sát hình ảnh để nhận biết đặc điểm về hình dáng, các bộ phận, màu sắc,của 
đối tượng trước và trong quá trình thực hành tạo sản phẩm.
 *Sáng tạo từ tưởng tượng ( Vẽ tranh – Nặn tạo dáng – Vẽ trang trí ) :
 Học sinh liên tưởng đến những hình ảnh mới mà các em cảm nhận được khi quan sát 
các hình ảnh, sản phẩm mĩ thuật hay các vật liệu tái sử dụng,  làm cơ sở sáng tạo tác 
phẩm cho mình theo sự liên tưởng về một nội dung chủ đề.
 Ví dụ :
 + Bài Rừng cây rậm rạp: học sinh sẽ tạo các chấm, nét cơ bản từ giấy màu , liên tưởng 
tới hình thân, cành, lá cây, Xây dựng ngân hàng hình ảnh là buocs khởi đầu cho bài tập 
tạo bức tranh Rừng cây.
 + Bài Chú chim nhỏ: giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát sản phẩm in hình từ 
những chiếc là và trải nghiệm hình thức in chà xát tạo hình những chiếc lá , sau đó học 
sinh tưởng tượng từ sản phẩm hình in và them chi tiết đẻ tạo hình chú chim, rồi tưởng 
tượng và tiếp tục sáng tạo theo hướng gợi ý của giáo viên về nội dung chủ đề.
 + Bài Khuôn mặt ngộ nghĩnh: giáo viên cho học sinh quan sát những đồ vật do các 
em mang đến. Học sinh có thể tưởng tượng về hình dáng, nét biểu cảm của khuôn mặt 
thông qua hình dáng, chi tiết của đồ vật, tạo các chi tiết bộ phận trên khuôn mặt để tạo hình 
khuôn mặt có biểu cảm,  để học sinh quan sát, liên tưởng và sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
 *Sáng tạo từ trí nhớ (Vẽ tranh – Vẽ trang trí – Nặn tạo dáng – Thủ công) :
 Giáo viên tổ chức một hoạt động hoặc đưa ra những câu hỏi về một chủ đề để giúp 
học sinh tưởng tượng hay nhớ đến một đối tượng cụ thể trong tâm trí rồi tái tạo hình tượng 
bằng 2D hay 3D với đề tài về con người, cảnh, vật hay những ước mơ của các em.
 Ví dụ: Bài Bầu trời và biển, Cổng trường nhộn nhịp, Tắc kè hoa, Con mèo tinh 
nghịch,học sinh nhớ về hìn ảnh bầu trời, mặt biển, thuyền, nhiều dáng người, các con vật 
dưới đại dươn , trong rừng, vật nuôi trong gia đình,sau đó tái tạo hình ảnh bằng vẽ, nặn 
hay xé dán .
 Các hoạt động giáo dục mĩ thuật bắt đầu bằng trí nhớ đòi hỏi giáo viên cần có những 
hiểu biết về đặc điểm lứa tuổi và những trải nghiệm thực tế của học sinh, từ đó có thể lựa 
chọn chủ đề và đưa ra mức độ yêu cầu phù hợp với năng lực của học sinh.
 3. Dạy học dựa vào sự tham gia và kết quả học tập của học sinh, thông qua đánh 
giá liên tục. IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên cùng với việc thực hiện tích hợp các quy trình 
mĩ thuật của giáo viên, kết quả học Mĩ thuật của các em học sinh lớp 2 có chuyển biến 
nhất định: các em chủ động trong quá trình học tập, có khả tự học, tự khám kiến thức; 
biết sáng tạo từ quan sát đối với những bài vẽ theo mẫu; biết liên tưởng hình ảnh mới làm 
cơ sở sáng tạo tác phẩm cho mình về các nội dung chủ đề khác nhau đối với những bài vẽ 
tranh, vẽ trang trí hay nặn tạo dáng đặc biệt các em có khả năng lưu giữ hình ảnh rồi tái 
tạo hình tượng bằng 2D, 3D với dề tài về con người hay cảnh vật, từ đó các em thực sự 
hứng thú, say mê với giờ học. 
 Việc thiết kế các hoạt động dựa trên những gì học sinh đã biết và những gì liên quan 
đến sở thích, mối quan tâm của các em làm cho học sinh thích học và học thực sự bởi quy 
trình mĩ thuật có liên quan và gắn bó với cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình học tập 
của các em, giúp phát triển thêm kĩ năng sống mới cho các em. 
 Bên cạnh đó, cũng hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: tính toán, 
viết, đọc, nói, trình bày và làm việc theo nhóm. các em cũng phát triển được các năng lực, 
phẩm chất của mình: phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp 
và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo và năng lực ngôn ngữ. VI. KẾT LUẬN
 Từ những biện pháp dạy học trên, bài học cho mỗi giáo viên trong quá trình đổi mới 
biện pháp dạy học là:
 - GV phải tạo môi trường thân thiện, cởi mở, gần gũi với học sinh.
 - GV kịp thời động viên học sinh, tạo cơ hội để các em tự giác, cố gắng vươn lên 
trong học tập.
 - Chủ động thiết kế những giờ học sinh động, hào hứng, hấp dẫn đối với HS để thu 
hút các em ham học, giáo viên không nên đặt ra yêu cầu quá cao cho HS.
 - Giáo viên luôn quan tâm, thường xuyên tuyên dương, khuyến khích HS; cần nhẹ 
nhàng, khéo léo khi giúp đỡ, hướng dẫn những em HS nhận thức còn chậm.
 Trên đây là báo cáo chuyên đề “ Phương pháp dạy học Mĩ thuật lớp 2”. Trong 
quá trình nghiên cứu và xây dựng chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, tôi rất 
mong được sự đóng góp ý kiến của BGH, đồng nghiệp để bản báo cáo chuyên đề của nhà 
trường được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Thị trấn Lập Thạch, 20 tháng 4 năm 2022.
 Người thực hiện
 Phạm Thị Thái Hường
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:
 HOẠT ĐỘNG 1: Xem tranh khu rừng.
 * Hoạt động khởi động: 
 - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - HS hát đều và đúng nhịp.
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS cùng chơi.
 * Mục tiêu: 
 - Cho HS biết cách xem tranh khu rừng. Màu sắc, - HS cảm nhận.
đường nét, bố cục trong tranh.
 - Nêu được tên những con vật trong tranh, ảnh tự 
nhiên và những con vật sống trong khu rừng. 
 * Gợi ý cách tổ chức. 
 - Hướng dẫn và khuyến khích HS quan sát sản 
phẩm rừng cây và những con vật các em tạo ra từ bài 
học trước của chủ đề. - HS quan sát sản phẩm 
 rừng cây và những con vật.
 - Tạo cơ hội cho HS thảo luận và chia sẻ những 
trải nghiệm của mình, những câu chuyện về các con 
vật sống trong rừng mà các em biết.
 - Gợi ý để HS nêu tên những con vật trong tự 
nhiên và những con vật sống trong rừng. - HS thảo luận và chia sẻ 
 những trải nghiệm của mình.
 * Câu hỏi gợi mở:
 - Sản phẩm rừng cây của em có mấy con vật?
 - Trong rừng thường có những con vật nào?
 - HS trả lời các câu hỏi.
 - Con vật đó có tên gì? To hay nhỏ?
 - Hình dáng, màu sắc của nó ra sao?
 - Con vật đó di chuyển như thế nào?Chúng ăn gì?
 - Hãy chia sẻ những điều em biết về những con 
vật trong rừng? 
 - Em thích con vật nào trong rừng? Vì sao? 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_mon_mi_thuat_lop_2.docx