Sáng kiến kinh nghiệm Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc Lớp 2 Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp

docx 16 trang sangkienhay 08/12/2023 4280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc Lớp 2 Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc Lớp 2 Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp

Sáng kiến kinh nghiệm Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc Lớp 2 Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1 Lý do chọn đề tài 
 “Nét chữ-Nết người”. Như vậy chữ viết đẹp cũng là cách biểu hiện cái đẹp, 
mà cái đẹp thì bao giờ cũng đáng quý. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng 
nhắc nhở “ Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết 
đúng, viết cẩn thận, viết đẹp, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính 
kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài, vở của 
mình...”
 Về nét chữ: thể hiện ngay trên vở các em ghi chép và làm bài tập hàng 
ngày.Đặc biệt là trong các bài kiêm tra ,bài thi. Không yêu cầu các em viết chữ 
đẹp,nhưng cần rèn các em biết viết đúng, ngay hàng thẳng lối. Trình bày logic khoa 
học....
 Về nết người:
 Cần nói năng, ăn mặc học tập theo đúng tác phong của người học sinh.
Vấn đề “Nét chữ- Nết người” quả thực cần thiết trong dạy học song hãy để chữ viết 
chỉ là phương tiện còn chất lượng giáo dục lại là vẫn đề chúng ta đáng quan tâm hơn 
cả. Có lẽ nền giáo dục của chúng ta đang cần có những đổi cải, chuyển biến thật sự 
và lớn hơn nhiều nếu chúng ta không muốn nó tụt lại đằng sau. Đó là quan điểm giáo 
dục, quan điểm tiếp cận kiến thức, phương pháp dạy và học và thái độ xã hội đối với 
học tập, v.v.. Vấn đề là học cái gì, học và dạy thế nào cần được quan tâm nhiều hơn 
là viết chữ thế nào.
 Phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” nói lên việc “Luyện nét chữ - rèn nết người” 
có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học. Ngoài ra việc “Giữ vở- rèn chữ” còn góp 
phần quan trọng vào việc luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết như 
tính cẩn thận, tính thần kỷ luật và óc thẩm mỹ như cố vấn Phạm Văn Đồng có nói: 
“Chữ viết cũng là một biểu hiện hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết 
cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối 
với mình cũng như đối thầy và bạn đọc bài vở của mình”.
 Với vai trò là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 2A, tại trường tiểu 
học Tô Hiệu tôi luôn tìm nhiều hình thức cũng như biện pháp tô nhất, phù hợp với 
từng đối tượng học sinh để giúp các em rèn luyện chữ viết và phong cách giữ vở 
sạchđặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số. Chính vì thế mà tôi đã dày công rèn 
luyện và giúp đỡ các em dân tộc từng bước viết chữ đẹp hơn, giữ vở sạch hơn.
 Xuất phát từ những hành động cụ thể đó mà tôi đã quyết định chọn làm sáng 
kiến kinh nghiệm cho năm học 2015-2016 với tên gọi: Những bước cơ bản của giáo 
viên giúp học sinh dân tộc lớp 2 Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp.
 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
 1 sinh dân tộc rèn được chữ viết đẹp, giữ vở sạch qua đó xây dựng tốt phong trào vở 
sạch-Chữ đẹp tại lớp 2A.
 Trong quá trình nghiên cứu tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp phụ 
khác để thực hiện.
 II. NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận
 II.1. 1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số:
 Đối với học sinh dân tộc, các em thường có tính nhút nhát, rụt rè e ngại trong 
các cuộc giao tiếp, thiếu tự nhiên. Điều này dẫn đến các em thường kém các bạn 
trong lớp về học tập nói chung và rèn luyện chữ viết cũng như giữ sạch vở nói riêng. 
Với đặc thù của địa phương, phong tục tập quán của các dân tộc anh em thường ảnh 
hưởng rất lớn đến việc hòa nhập trong học tập của mỗi học sinh dân tộc. Bên cạnh 
đó thì việc dạy học rất cần tạo cho các em nói và viết. Các em cần có cơ hội và nói 
chuyện với nhau. Điều đầu tiên là các em phải có các kỹ năng đọc, viết để học tập. 
Nhiều em học sinh dân tộc gặp khó khăn trong trong học tập do đó việc rèn luyện 
cho các em để sởm hòa nhập với các bạn trong lớp là rất cần thiết và cần phát triển 
kỹ năng viết bằng cách khuyến khích các em viết đúng,viết đẹp. 
 II.1. 2. Những quy định về Vở sạch - Chữ đẹp:
 Năm 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc thay đổi 
mẫu chữ viết trong trường Tiểu học gồm có 4 kiểu chữ:
+ Kiểu chữ đứng nét đều.
+ Kiểu chữ nghiêng nét đều
 + Kiểu chữ đứng nét thanh nét đậm
 + Kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm
 Trong đó 2 kiểu chữ nét thanh nét đậm được đặc biệt chú ý bởi khi viết kiểu 
chữ này là một nghệ thuật đỉnh cao.Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có 
những điều làm được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay 
còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học 
sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ 
ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng 
không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung.
 Về vở sạch: Mục tiêu của chương trình môn TiếngViệt và sách giáo khoa mới 
là nhằm góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp,cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt góp 
phần đào tạo con người Việt Nam một cách toàn diện và hiện đại theo kịp các nước 
 3 Đối với học sinh lớp 2 nói chung và học sinh dân tộc nói riêng thì việc rèn 
chữ viết là rất quan trọng mà yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là em nào cũng phải 
viết chữ thành thạo. Người giáo viên phải làm sao đạt được những yêu cầu đó và 
chất lượng chữ viết phải từng bước được nâng cao. Các em viết đẹp, thành thạo ,trình 
bày sạch đẹp thì việc nhận xét bài của giáo viên cũng có phần thuận lợi và tạo điều 
kiện dành thời gian cho các môn học khác.
 *Hạn chế: 
 Bên cạnh những thành công nói trên thì có những hạn chế sau: 
 Nếu chữ viết xấu, tốc độ viết chậm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ, đến chất lượng 
học tập của các em. 
 Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 2 của mình trong buổi đầu nhận và 
làm quenvới lớp tôi đã điều tra nắm bắt tình hình sách vở, chữ viết của các em đặc 
biệt tôi rất quan tâm đến các em học sinh dân tộc và tôi luôn luôn mong muốn các 
em hòa nhập nhanh với các bạn trong lớp, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau 
và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Tôi nhận thấy sách vở của một số em chữ viết to, nhỏ, 
sai chính tả, tẩy xoá, sách của các em chưa bao bọc, dán nhãn, dụng cụ học tập còn 
thiếu.
 c.Mặt mạnh,mặt yếu:
 * Mặt mạnh:
 Việc sử dụng các bước giúp học sinh dân tộc giữ vở sạch,viết chữ đẹp đạt 
được những điểm mạnh sau:
 Thứ nhất: giúp các em dễ hiểu hơn khi tiến hành luyện chữ viết. 
 Thứ hai: Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn không ngại khó, không xấu hổ trước 
tập thể viết bài chưa chính xác.
 Thứ ba: Xây dựng ý thức học tập tự giác, tự tin, sáng tạo trong việc giữ vở 
sạch,viết chữ đẹp của mỗi cá nhân học sinh. Sớm hòa nhập nhanh với các bạn trong 
lớp tạo nên khối đoàn kết nội bộ, cùng nhau học tập và tiến bộ.
 * Mặt yếu:
 Bên cạnh những mặt mạnh của những phương pháp giữ vở sạch,viết chữ đẹp 
thì việc xẩy ra những điểm yếu là không thể tránh khỏi nếu giáo viên tổ chức không 
phù hợp, không logic.
 Rất dễ gây nhàm chán cho những em học sinh giỏi bởi các em học sinh này 
có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
 Sử dụng các phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên nhẫn, 
chịu khó từng bước giúp đỡ thì hiệu quả của tiết dạy mới đạt.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố:
 Qua theo dõi một cách tận tình, chu đáo tôi được biết nguyên nhân đầu tiên 
các em học sinh dân tộc chưa được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức con chữ, phần 
lớn nguyên nhân dẫn đến việc các em viết sai, xấu là do các em quá yếu về thể chất, 
 5 thế nào cho đẹp. Chọn ra một số vở sách có hình thức bao bọc đẹp,cẩn thận giới 
thiệu cho các em xem và học tập . 
 Ví dụ: Vở của một số em bao bìa bóng và dán nhãn vào góc bên phải của vở, 
ghi rõ họ tên, trường, lớp, tên vở : vở Toán, vở Ghi chung để ghi các môn học như 
Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Thủ công, Chính tả, vở Luyện từ và câu, vở Tập làm văn, 
vở nháp ...)
 Để nắm chắc việc thực hiện của các em, tôi kiểm tra kĩ vở, đồ dùng học tập, 
của từng em. Em nào chuẩn bị chưa đủ, chưa cẩn thận chu đáo tôi yêu cầu các em 
làm lại ngay, hôm sau tôi kiểm tra tiếp. Tôi cũng không quên nhắc nhở cho các em 
chú ý khi cho sách vở vào cặp, đối với cặp có hai ngăn thì cho vở và bảng con một 
ngăn, ngăn còn lại cho sách. Để vở luôn đẹp và mới, không bị quăn mép, nhàu nát 
tôi hướng dẫn các em thật kĩ tư thế ngồi viết và cách để vở . 
 Qua thực tế cho thấy vở hay bị nhàu nát quăn góc là do tư thế ngồi viết và 
cách để vở. Khi viết nhiều em để vở thừa ra ở những vị trí sát cạnh bàn, góc và mép 
bàn rồi tỳ tay lên khi viết, làm cho vở quăn góc và gãy. Để khắc phục nhược điểm 
đó,bằng thực tế tôi làm mẫu để học sinh thấy rõ. Đặt vở nghiêng so với mép bàn một 
góc khoảng 30 o( nghiêng về bên phải ),hướng dẫn cách để tay khi viết, tư thế ngồi 
viết thật thoải mái, cầm bút nhẹ nhàng rồi yêu cầu học sinh làm theo, giáo viên kiểm 
tra và kịp thời uốn nắn. Để có được nền nếp, thói quen giữ gìn vở, tôi quy định các 
em chỉ nên viết một màu mực trong suốt năm học, không được dùng nhiều loại mực 
vì sẽ làm cho vở bẩn không đẹp mắt, khi viết ở mỗi vở đều có giấy lót tay ( vì tay 
các em hay ra mồ hồi , dễ làm bẩn vở )ở đầu mỗi buổi học tôi thường kiểm tra vệ 
sinh tay và yêu cầu học sinh rửa tay sạch trước khi đi học và trước khi vào lớp .
 Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn cho các em cách trình bày vở,cách ghi bài 
, cách gạch hết bài,hết một môn học, ngày học .. . 
 Ví dụ : Lùi vào một ô để ghi thứ ngày tháng, lùi vào 4 ô để ghi môn học 
rồi gạch chân cách một ô (vì có nhiều em thường gạch chân môn học sát vào chữ 
viết nên trông rất xấu), tên bài học phải tuỳ theo mức độ dài hay ngắn mà ghi vào 
giữa so với tên môn học, gạch hết bài học cần lùi vào3 ô và gạch chừa lại 3 ô chứ 
không gạch hết cả trang.
 III.3. Các giải pháp- biện pháp.
 a ) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 Quá trình dạy tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. 
Việc Tập viết không đảm bảo đúng các quy định được xây dựng trên cơ sở khoa học 
sẽ đem lại nhiều duy hại suốt đời cho học sinh. Vì vậy mục tiêu của giải pháp này là 
hướng dẫn học sinh từng bước rèn luyện chữ viết đẹp và cách giữ sách vở sạch sẽ, 
 7 muốn viết thạo, học sinh phải cố gắng rèn luyện dưới sự chăm sóc, hướng dẫn tận 
tình của thầy cô giáo.
 Trong mỗi giờ tập viết, tôi luôn dành nhiều thời gian ở bên các em học sinh 
dân tộc vì các em viết yếu hơn các bạn trong lớp. Tôi tổ chức cho học sinh luyện 
viết bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi viết nếu chữ rời rạc đứt đoạn sẽ làm cho 
chữ viết trở nên cứng, mất đi sự mềm mại, tính thẩm mĩ của chữ viết. Để khắc phục 
điều này tôi nhận thấy việc viết mẫu trên bảng lớp của giáo viên rất quan trọng, viết 
mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp, giúp học sinh nắm bắt được 
quy trình viết từng nét chữ. Khi giáo viên viết mẫu trên bảng lớp, học sinh được nhìn 
thấy tay giáo viên viết từng nét, từng chữ, tay đưa nét như thế nào. Do vậy khi viết 
mẫu tôi viết chậm, viết đúng theo quy tắc viết chữ, đối với những chữ viết khó ( hoặc 
nét nối )giáo viên phối hợp giảng giải về cách viết, phân tích và viết mẫu đoạn trích 
những nét đó ra phần bảng phụ, học sinh quan sát lại chữ mẫu và luyện tập thực 
hành. Từ đó giúp học sinh trau dồi kĩ năng viết chữ, học sinh tận mắt thấy tay viết, 
nghe tận tai cách viết và sẽ viết đúng, khi học sinh viết sai, giáo viên không viết đè 
lên mà viết chữ đúng ở bên cạnh để học sinh quan sát, nhận ra ưu, khuyết điểm để 
rút kinh nghiệm .
 + Rèn chữ viết cho học sinh ở tất cả các môn học:
 Đối với học sinh, sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất 
cả các môn học là cần thiết, nhiều em cứ nghĩ cần viết đẹp ở vở tập viết còn các môn 
học khác thì không cần. 
 Vì thế giáo viên phải thực hiện rèn chữ viết cho học sinh một cách đồng bộ 
có như thế việc rèn luyện chữ viết mới được cũng cố thường xuyên. Trong những 
bài tập làm văn,chính tả, toán, giáo viên đều đưa tiêu chuẩn chữ viết,cách trình bày 
sạch sẽ để khuyến khích động viên học sinh viết cẩn thận cẩn thận khi làm bài .
 Bước 3: Hướng dẫn từng chi tiết cho học sinh.
 - Muốn học sinh viết đúng và đẹp, trước hết và chủ yếu phải có sự dạy dỗ 
nhiệt tình và đầy tâm huyết của giáo viên theo một phương pháp khoa học và kinh 
nghiệm đã được đúc kết, cùng với sự kèm cặp của phụ huynh học sinh thường xuyên 
sâu sát, sự nổ lực kiên trì của mỗi một học sinh. Do vậy, bản thân tôi không ngừng 
việc rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh.
 - Để làm gương cho học sinh, chữ viết của giáo viên cần phải chuẩn mực khi 
chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên 
lạc cũng như khi viết bảng.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_buoc_co_ban_cua_giao_vien_giup_h.docx