Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất chăm học cho học sinh Lớp 2 qua các bài học môn Thể dục
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất chăm học cho học sinh Lớp 2 qua các bài học môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao phẩm chất chăm học cho học sinh Lớp 2 qua các bài học môn Thể dục

I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài: Đoi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh là bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được những gì qua việc học. Với cách dạy học này, học sinh tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào đời sống thực tiễn một cách khoa học và hiệu quả. Đây là bước đổi mới hữu hiệu nhất của ngành giáo dục trong thời gian qua nhằm đào tạo ra những con người thực tế, có kiến thức và vận dụng nó vào đời sống sinh hoạt một cách có hiệu quả. Đặc biệt từ năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục đã ra Thông tư 22, bổ sung sửa đổi một số điều từ Thông tư 30 trước đây. Bộ Giáo dục cũng đã nhấn mạnh về việc dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực. Bên cạnh đó trong những năm tiếp theo, Bộ giáo dục và các cấp có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên cả nước thực hiện việc dạy học và đánh giá học sinh theo phát triển phẩm chất, năng lực. Đối với môn Thể dục ở tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng là một môn học có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện năng lực thể chất cho các em, qua đó giúp các em có được một sức khỏe tốt, thể trạng minh mẫn, sáng tạo để học tập các môn học khác. Chính vì thế mà trong những năm học qua, Ban giám hiệu trường tiểu học Trần Quốc Toản đã liên tục có những điều chỉnh, chỉ đạo việc dạy học từ phương pháp truyền thống sang dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh , nhà trường luôn quan tâm sát sao đến việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực, nhà trường đã tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên môn, nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề theo nghiên cứu bài học nhằm giúp giáo viên trong trường từng bước tiếp cận dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh, qua đó thống nhất những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong mỗi lớp. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Thể dục, tôi luôn chịu khó học tập, lắng nghe đồng nghiệp, tham khảo tài liệu để nắm vững các phương pháp, các kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Với mong muốn hiểu rõ hơn cách dạy đổi mới này để giúp các em nắm được kiến thức và vận dụng nó vào cuộc sống sinh hoạt một cách cụ thể và hiệu quả nhất. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận thấy một điều hết sức quan trọng trong dạy học phát triển phẩm chất năng lực, đó là tính chăm học chăm chỉ của học sinh. Bởi khi các em chăm học, chăm chỉ các em mới bộc lộ được những tính cách của mình, thể hiện được những quan điểm học tập để từ đó tiếp thu kiến thức một cách chủ động và vận dụng vào thực tiễn. Điều này khác hoàn toàn với cách dạy truyền thống trước đây, khi giáo viên giảng bài, học sinh chỉ việc ngồi ngoan ngoãn nghe và lắng nghe những lời giảng của thầy cô, sau đó thuộc những yêu cầu trong sách giáo khoa đưa ra. Do đó, việc làm thế nào ? để các em phát huy tính tự giác, tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện là điều tôi quan tấm nhất. Do đó, tôi đã tập trung nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu và bạn bè đồng nghiệp về dạy học phát triển phẩm chất năng lực nhằm đưa ra những định c. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Là phương pháp trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm về tổ chức dạy học môn thể dục để từ đó tôi xem xét và điều chỉnh những biện pháp trong đề tài một cách hợp lý nhằm mang lại tính hiệu quả cao hơn của nội dung nghiên cứu. d. Phương pháp tổng kết: Là phương pháp tổng kết những vấn đề đã nghiên cứu và khảo sát từ đó xây dựng những biện pháp có tính khả thi cho kế hoạch bài dạy môn thể dục lớp 2 nhằm nâng cao phẩm chất chăm học cho học sinh. Từ đó các em sẽ phát triển các phẩm chất, năng lực còn lại của bản thân. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Co’ sở lý luận 1.1. Các phẩm chất, năng lực cần đạt trong Thông Tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; b) Pham chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.” Đây chính là 4 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình. 1.2. Vai trò của môn thể dục ở trường tiểu học (Tài liệu tham khảo trên Internet - công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Bộ giáo dục ...) Mục tiêu của môn thể dục là phát triển kỹ năng vận động và phát triển thể chất ở trẻ em, đưa ra các bài tập thể dục thích hợp và thói quen ăn uống của học sinh. Giáo viên thể dục phải điều chỉnh chương trình giảng dạy của mình để thích ứng với học sinh tiểu học nhất là lớp 2 vì lứa tuổi này chưa nhận thức được việc học thể dục để làm gì ?cho nên vai trò của môn thể dục có vị trí khá quan trọng trong quá trình phát triển trí lực của học sinh trong nhà trường. * Rèn thể lực - nền tảng trau dồi trí lực Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất! Thông qua rèn luyện thân thể bằng những bài học trong môn thể dục, với những yêu cầu cần đạt, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Ý chí, chăm học, lòng dũng cảm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội... Cùng với sự chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của học sinh, môn thể dục một nội dung hết sức mới mẻ. Nhưng đối với trường tôi công tác thì ban giám hiệu cũng như các tổ chức trong nhà trường quan tâm đúng mức, tạo mọi điều kiện thuận lợi như : Trang bị đồ dùng dạy học, các phươg tiện hỗ trợ việc dạy học.. .vv để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình, điều đó là một thuận lợi lớn để những giáo viên dạy môn thể dục như tôi luôn cố gắng vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối tượng học sinh lớp 2 rất ngoan, lễ phép và luôn vâng lời thầy, cô giáo. Đây là một trong những động lực giúp cho chúng tôi quên đi mọi mệt nhọc, mọi vất vả sau mỗi ngày học tập giảng dạy rèn luyện cho học sinh. Đa số gia đình phụ huynh học sinh biết chia sẻ với giáo viên về những vất vả khi phải dạy con em họ là những đối tượng còn non nớt tất cả bắt đầu từ con số không. Do đó đã phần nào làm vơi đi những nỗi khó nhọc mỗi ngày mà chúng tôi đang thường gặp. Là người từng dạy lớp 2, hiểu thấu được niềm vui, nỗi buồn cũng như những vất vả khi phải dạy lớp nhỏ như ở lớp 1,2 nên chúng tôi luôn lạc quan, yêu nghề, nhiệt tình trong mọi công việc, dù khó khăn đến đâu, tôi cũng cố gắng hết sức mình để vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 2.1.2. Khó khăn Nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì cũng còn không ít những khó khăn cũng rất nhiều đang ngày càng đặt nặng lên vai mỗi công việc của chúng tôi: Đa số gia đình phụ huynh học sinh đều làm nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ kinh tế thu nhập không ổn định, theo mùa vụ. Ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái, gần như mọi công việc giáo dục đều do nhà trường, do giáo viên đảm nhận. Số lượng phụ huynh trong lớp còn điều kiện kinh tế khá rất ít nên việc trang bị dụng cụ, sách vở bị đồ dùng học tập cho con em còn hạn chế dẫn đến các em thiếu hụt về đồ dùng học tập trong các giờ học đặt biệt là các giờ học bộ môn khá nhiều. Đối tượng học sinh trong lớp chưa đồng đều, một số em được gia đình có điều kiện kinh tế khá thì cưng chiều nên khi đến lớp chưa tập trung chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài. Môn thể dục là môn học ngoài trời nên rất khó quản lý về mức độ tập trung, với lại các em còn nhỏ hiếu động nên cứ được ra sân học là như chim so lồng, chạy nhảy ung tung dẫn đến rất vất vả cho giáo viên quản lí cũng như khi triển khai nhiệm vụ bài học và nội dung tập trong giờ học. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp. Mục tiêu của giải pháp là trình bày một số biện pháp dạy học cho học sinh lớp 2 trong trong các bài học thể dục nhằm giúp các em nâng cao phẩm chất chăm học. Qua đó phát triển những năng lực của bản thân qua các hoạt động này. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Để tổ chức được một số biện pháp này cho học sinh tôi đã tìm hiểu kĩ các tài liệu, các thông tin liên quan từ nhiều nguồn tài liệu để có những hoạt động thiết thực và hiệu quả. Cụ thể như sau: vui vẻ tự hào và chăm học hơn, em chưa được chọn sẽ nhìn bạn để phấn đấu chăm học hơn để lần sau thầy chọn làm mẫu. Hình 8 Cứ như vậy từng bước tôi phát triển và nâng cao phẩm chất chăm học cho các em thông qua biện pháp này và từ đó các em phấn đấu để phát huy các phẩm chất, năng lực khác trong học tập và rèn luyện. Giải pháp 2: Nâng cao phẩm chất chăm học qua hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm trong dạy học không phải là một phương pháp dạy học mới, nó đã được giáo viên to chức thực hiện trong những năm trước đây năm về trước khi dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Do đó việc triển khai phương pháp này đều được giáo viên thực hiện thường xuyên trong mỗi tiết dạy ở tất cả các môn học khác nhau. Đối với môn học thể dục ở lớp 2 mà tôi đang dạy, việc tổ chức phương pháp hoạt động nhóm cũng được tôi thực hiện một cách nhuần nhuyễn trong các hoạt động luyện tập của mỗi tiết học. Điều mới mẻ ở đây, ngoài các tác dụng của nhóm như: phát huy năng lực tự chủ, hợp tác,.. .thì đối với tôi phương pháp dạy học này còn có một ưu điểm nữa đó là nâng cao phẩm chất chăm học cho các em thông qua phương pháp này. Tức là mỗi lần tổ chức hoạt động nhóm, tôi thường cử một em là nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành nhóm thực hiện động tác nào đó mà thầy giáo yêu cầu. Với vai trò này học sinh sẽ rất thích và sẽ thật chăm học để bạn học theo, để bạn khâm phục đặc biệt thoát ly sự có mặt của thầy giáo ở gàn. .từ đó các em khác cũng sẽ muốn được làm nhóm trưởng,. và cứ như thế, mỗi lần hoạt động nhóm tôi lại thay một em khác, việc này luôn được hoán đổi để tăng tính tự giác, chăm học cho các em. Ví dụ: Cũng là khi dạy bài : “Thể dục phát triển chung” - Động tác chân. Sách thể dục lớp 2. Sau các bước như đã nêu ở trên, ở phần luyện tập theo nhóm, tôi chia lớp ra nhiều nhóm nhó (từ 5-6 em). Cho các nhóm tự đề cử nhóm trưởng và tiến hành tập luyện. sau một thời gian nhất định, tôi lại tiến hành đảo nhóm (em này sang nhóm kia), đổi nhóm trưởng và tiếp tục tập luyện lại. Hình thức này mục đích là tránh sự nhàm chán của mỗi học sinh vì khi cử nhóm trưởng sẽ có một số em làm chưa tốt, điều hành nhóm chưa thật lưu loát,.. .dẫn đến các em trong nhóm sẽ không hài lòng sinh ra nhàm chán sẽ nói chuyện riêng hoặc không tập trung hay không chịu luyện tập,. Do đó tôi sử dụng hình thức đảo nhóm nhằm điều hòa sự cân bằng hoạt động và phát huy phẩm chất chăm học cho các em. Em trưởng nhóm điều hành dục tôi có nhiều kinh nghiệm tổ chức dạy học có xen kẽ trò chơi vào tiết dạy như thế này. Ví dụ: Khi dạy bài 16: Ôn bài phát triển chung - Đi đều (sách thể dục lớp 2) Trong phần cơ bản, sau khi cho học sinh ôn lại bài thể dục phát triển chung, trước khi chuyển sang phần đi đều, tôi tiến hành cho các em chơi một số trò chơi để lấy lại tinh thần học tập. Chẳng hạn: trò chơi “vỗ tay”: Cách chơi: Quản trò hô: “Tay đâu - Tay đâu” (Học sinh đáp: Tay đây - Tay đây). Quản trò: các em hãy vỗ tay theo thầy làm chứ không được vỗ tay theo thầy hô nhé. Ai làm sai sẽ bị phạt. Trò chơi bắt đầu và giáo viên hô “vỗ tay” học sinh phải quan sát đôi tay của giáo viên để làm theo. Trò chơi này gấy hứng thú cho các em, tạo không khí thoải mái cũng như lấy lại tinh thần học tập. Đồng thời trò chơi cũng rèn luyện cho các em những kĩ năng nhanh mắt, nhanh tay,. Tương tự như trò chơi “Vỗ tay” tôi liên tục đổi trò chơi khác để tránh trùng lặp như trò chơi : “Con thỏ”, “Thò - Thụt”, “Cao - Thấp” và những trò chơi nhỏ khác những cũng có cách chơi tương tự. về hình thức phạt, tôi thường tổ chức phạt theo hình thức tập thể. Khi thấy một số em chơi sai, tôi gọi lên phạt bằng hình thức như: Tạo sóng (cầm tay nhau đứng lên, ngồi xuống theo nhịp hô của quản trò); ban nhạc (Mỗi người làm một nhạc cụ: trống, kèn, oocgan,...)... Sau ít phút lấy lại tinh thần cho học sinh, tôi tiếp tục chia lớp thành vòng tròn để tiếp tục thực hiện các nội dung khác của bài học. Cứ như vậy theo cách tích hợp này, tôi thường xuyên lồng ghép những trò chơi nhỏ này vào các tiết học (phần học sinh tự thực hành) để giúp các em nâng cao tinh thần chăm học và tiếp thu bài nhanh, hiểu bài và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Nâng cao phẩm chất chăm học cho học sinh lớp 2 thông qua các bài học môn thể dục là một đề tài tuy không phải là mới nhưng mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị giáo dục trong dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực hiện nay. Để to chức một tiết dạy thành công, nghĩa là học sinh tham gia một cách tự giác, vui vẻ và thân thiện để phát triển phẩm chất năng lực của mỗi em thì đòi hỏi phải có sự đồng thuận cao của người giáo viên với Ban giám hiện nhà trường và các tổ chức trong trường cùng với cha mẹ học sinh, nếu lạm dụng hoạt động này nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Còn nếu tổ chức các hoạt động không đảm bảo tính khoa học của trò chơi thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề khác. Điều này có thể khẳng định việc tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác. Người giáo viên phải linh động và sáng tạo thì công việc mới thực hiện đúng ý đồ. Mục tiêu bài dạy mới đạt được, mà như chúng ta đã biết trong quá trình dạy học thì không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_pham_chat_cham_hoc_cho_hoc_si.docx