Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Họ và tên: LÊ THỊ THU HÀ Lớp: TC12SGT04 Khóa: 2012-2014 Đề tài nghiên cứu: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ Ở TỈNH GIA LAI Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn: Th.S.GVC Hoàng Ngọc Thức Quảng Nam, ngày 03, tháng 04 năm 2014 nguồn văn hóa không lành mạnh và do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận nên việc giáo dục đạo đức có ít nhiều ảnh hưởng. Trước đây trong trường tiểu học, vô lễ với thầy cô, nói tục là rất hiếm, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè của học sinh cao; trong gia đình con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ. Thật đáng buồn là hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức đang suy giảm, ý thức của học sinh ngày càng đi xuống, lười học... Ngoài xã hội ngày càng nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội ngày càng tăng lên. Nhiều gia đình không quan tâm đến con cái chỉ lo làm ăn để con ngày càng hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội... Vì vậy, việc giáo dục đạo đức là rất cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu các em không được giáo dục một cách toàn diện thì trong tương lai đất nước của chúng ta sẽ ra sao? Lúc đó, đất nước của chúng ta sẽ không thể tiến bộ, không phát triển được, nhân cách của con người cũng ngày càng đi xuống. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người giáo viên trong tương lai nên tôi chọn đề tài “nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và ý nghĩa Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục đạo đức cho các em nhiệm vụ đó trước hết là của các thầy cô giáo. Trên cơ sở điều tra chất lượng giáo dục đạo đức của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ; làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh, học sinh Có thể áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức của các trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng. 3. Đối tượng và khách thể - Đối tượng nghiên cứu: 3 7. Lịch sử nghiên cứu Trong công cuộc đổi mới, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học được đặt ra với yêu cầu bức thiết. Nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cùng với các nhà quản lý giáo dục tiến hành các hoạt động giáo dục thiết thực để giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và quan trọng, có nhiều tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu làm đề tài về việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Mỗi đề tài đề cập đến một mảng khác nhau nhưng cùng chung mục đích nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học” của Nguyễn Văn Nhớ đề cập đến mảng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Với các biện pháp làm thay đổi quan điểm nhận thức qua đó cán bộ - giáo viên của trường tự thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tăng cường kỹ năng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS, đổi mới tổ chức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Bùi Bình Tây, sinh viên trường Đại học Quảng Nam với bài viết Giáo dục đạo đức – nhân cách cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt. Nguyễn Thị Bình với bài viết: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học”, tác giả đưa ra các biện pháp như giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, vận động mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Phan Viết Học với đề tài: “ Giáo dục đạo đức, truyền thông cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”, đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: hoạt động xã hội và nhân văn, hoạt động văn hóa – nghệ thuật, hoạt động lao động Các tác giả trên đều đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhưng mỗi tác giả đề cập đến một mảng khác nhau. Riêng tôi cũng quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhưng đề tài của tôi là nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Có 4 con đường giáo dục cho học sinh 5 - Phạm vi về nội dung: nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các con đường giáo dục như: giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong hoạt động, giáo dục đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học, tự giáo dục. - Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, thuộc thành phố pleiku, tỉnh Gia lai. 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài nghiên cứu - Đề tài gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị. - Phần mở đầu gồm có: lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lịch sử vấn đề nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu, cấu trúc tổng quan của đề tài nghiên cứu. - Phần nội dung: + Chương 1: Cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng. + Chương 2: Thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai. + Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai. - Phần kết luận và khuyến nghị: kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. 7 2.2.3. Thực trạng đạo đức của học sinh ngoài xã hội 2.3. Chất lượng đạo đức của học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ: 2.3.1. Thực trạng đạo đức của học sinh ở lớp 2.3.2. Thực trạng đạo đức của học sinh ở gia đình 2.3.3. Thực trạng đạo đức của học sinh ngoài xã hội 2.4. Vai trò của việc giáo dục đạo đức trong trường tiểu học: 2.4.1. Đối với học sinh trường tiểu học 2.4.2. Đối với học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai 2.5. Kết luận chung về chương 2 Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Gia Lai. 3.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong hoạt động: 3.1.1. Hoạt động học tập 3.1.2. Các hoạt động khác: hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ 3.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình: 3.2.1. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức 3.2.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình 3.3. Giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học: 9 nhà quản lý giáo dục nắm chắc mục tiêu này để có kế hoạch, biện pháp trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục để hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Cần quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua 4 con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học: giáo dục đạo đức cho học sinh trong hoạt động, giáo dục đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học và tự giáo dục. Trong đó, tự giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của học sinh. Để học sinh hình thành khả năng tự giáo dục, người giáo viên cần có kế hoạch, có biện pháp giúp các em có nhận thức đúng, biết làm việc có kế hoạch và phương pháp, biết tự kiểm tra đánh giá thường xuyên. Tuy nhiên do điều kiện thời gian có hạn, cộng với lý do khách quan và chủ quan khác, nên đề tài chỉ mới đề cập đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thông qua các con đường giáo dục. 2. Khuyến nghị: - Đối với phòng giáo dục và đào tạo: + Có sự chỉ đạo kiên quyết hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường, cán bộ, giáo viên trong trường. + Quan tâm đến việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. - Đối với ban lãnh đạo nhà trường: + Có sự chỉ đạo kiên quyết hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên trong đó có nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. + Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên của trường học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên tích cực, có nhiều đóng góp trong đổi mới phương pháp giảng dạy. + Cần phối hợp với gia đình, xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. 11 Tài liệu tham khảo: 1. Phan Hồng Dương (2010), “ Tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức trong các trường”. 2. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học và kĩ thuật. 3. Trần Đăng Hạnh (2012), Lí luận giáo dục tiểu học, Quảng Nam. 4. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Hữu Dũng (1998), Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Lê (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Trẻ. 6. Mai Ngọc Luông, Lý Minh Tiên (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Mai Ngọc Luông, Vũ Khắc Tuân (2007), Giáo dục học, NXB Giáo dục. 8. Dương Thị Thu Thảo (2011), Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học, Quảng Nam. 9. Lưu Thu Thủy (2012), Vở bài tập đạo đức lớp 2, NXB Giáo dục. 10.Hoàng Ngọc Thức (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Quảng Nam. 11.Phạm Thị Ngọc Trang (2013), Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và tâm lí học sư phạm, Quảng Nam. 12.Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1997), Tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 13.Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai (2007), Tâm lí học, NXB Giáo dục. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_c.doc