Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết Lớp 2

doc 17 trang sangkienhay 19/10/2023 4480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết Lớp 2
 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập Viết lớp 2
 MỤC LỤC
A.TÊN ĐỀ TÀI...2
B. PHẦN MỞ ĐẦU.............2
I. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2
 II. Mục đích nghiên cứu.......2
III. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm...3
V. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
 VI.Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu.......3
C. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................4
I. Cơ sở lý luận ....................................................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................4
III. Thực trạng của việc dạy môn tập viết lớp 2 ...................................................4
IV. Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập viết lớp 2 ..................7
V. Kết quả đạt được ...........................................................................................12
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................13
I. Kết luận...........................................................................................................13
II. Kiến nghị .......................................................................................................13
 Danh mục tài liệu tham khảo.....15
 Giáo viên: Phạm Thị Thao - Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập Viết lớp 2
mẫu chữ viết và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp.
 Nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh trong phân môn Tập viết .
 Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh bằng chữ viết . 
 III. Đối tượng nghiên cứu.
 Hiện trạng viết của học sinh.
 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
 Lớp 2C - trường Tiểu học Hướng Phùng - huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng 
Trị.
 V. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm, tôi đã sử dụng một số 
phương pháp sau: 
 Phương pháp điều tra nghiên cứu tổng thể chương trình và nội dung phân 
môn Tập viết lớp 2.
 Phương pháp phân tích kết quả điều tra trước và sau khi nghiên cứu để so 
sánh.
 Phương pháp trực quan.
 Phương pháp phân tích tổng hợp.
 Phương pháp hỏi đáp.
 Phương pháp luyện tập thực hành.
 Phương pháp sử dụng trò chơi học tập. 
 VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu.
 1. Phạm vi nghiên cứu.
 Để các biện pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, tôi đã chú trọng 
đến các vấn đề:
 Tâm lí lứa tuổi của học sinh
 Năng lực viết của học sinh.
 Các biện pháp phù hợp theo từng thời gian.
 2. Kế hoạch nghiên cứu.
 Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2016 đến hết tháng 3 /2017.
 Giáo viên: Phạm Thị Thao - Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập Viết lớp 2
mình nhiều hơn.
 2. Đặc điểm chung của lớp 2C.
 Tổng số lớp là 22 em, trong đó có 11 nữ.
 Tất cả các em là người Vân Kiều, môi trường tiếp xúc và sử dụng tiếng 
Việt còn ít nên khả năng viết chữ còn rất nhiều hạn chế.
 Tuy số lượng học sinh của lớp không quá nhiều nhưng theo khảo sát đầu 
năm thì số học sinh viết chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ khá cao. 
 Các em viết yếu thường hay tự ti, mặc cảm và nghỉ học dài ngày nên việc 
luyện viết diễn ra không liên tục.
 Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
 III. Thực trạng của việc dạy môn Tập viết lớp 2.
 1. Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập viết nói chung.
 Phân môn Tập viết có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu 
học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập viết hiện nay rất được chú trọng. Đặc 
biệt lớp 2 là lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn 
hạn chế. Ở lớp 1 các em mới được làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và 
nhỏ. Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, 
các cụm từ, câu thơ ứng dụng, kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng 
cỡ vừa và nhỏ kĩ hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm 
nền móng cho các lớp trên.
 Chương trình vở Tập viết lớp 2.
 a. Số bài, thời lượng học: 
 Mỗi tuần có một bài tập viết học trong một tiết. Trong cả năm học, học 
sinh được học 35 tiết tập viết và 2 tiết kiểm tra dành cho cuối kỳ I và cuối kỳ II.
 b. Nội dung: 
 Học sinh được học viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện cách viết các 
chữ cái viết thường và tập nối nét từ chữ hoa sang chữ thường. 
 c. Hình thức rèn luyện: 
 Trong mỗi tiết tập viết, học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái 
viết hoa sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng có chữ hoa ấy.
 d. Sách giáo khoa, Sách giáo viên: 
 Nội dung bài tập viết trong SGK Tiếng Việt 2 ( Viết chữ hoa - Viết ứng 
dụng) được cụ thể hoá thành các yêu cầu luyện tập trong vở tập viết 2.
 Trong cả năm học, học sinh sẽ được học viết toàn bộ bảng chữ cái viết 
hoa do Bộ GD - ĐT ban hành ( Gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 5 chữ cái 
viết hoa theo kiểu 2 ).
 Cụ thể: 
 26 chữ cái viết hoa ( kiểu 1 và kiểu 2 ) được dạy trong 26 tuần. Mỗi tuần 
1 tiết, mỗi tiết dạy một chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt. 8 
chữ cái viết hoa ( kiểu 1 ) được dạy trong 4 tuần.
 Mỗi tuần 1 tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: 
Ă- Â, E - Ê, Ô - Ơ, U - Ư. Cuối năm học ( tuần 34) có một tiết ôn cách viết chữ 
 Giáo viên: Phạm Thị Thao - Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập Viết lớp 2
 Bảng 1: Chất lượng khảo sát đầu năm phân môn Tập viết lớp 2C.
 Tổng Số em viết chưa Số em viết Số em viết 
 Lớp số hoàn thành hoàn thành hoàn thành tốt
 HS SL % SL % SL %
 2C 22 14 63,7% 7 31,8% 1 4,5%
 Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh viết chưa đạt yêu cầu chiếm 
tỉ lệ cao. Tỉ lệ học sinh viết đúng, đẹp còn rất thấp. 
 Đây là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như 
chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ 
dạy trên lớp nói chung và dạy viết cho học sinh đầu cấp, đặc biệt là học sinh dân 
tộc thiểu số nói riêng. Để đưa chất lượng viết đúng, đẹp có sự thay đổi, tôi xin 
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
 IV. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập viết ở 
lớp 2.
 Để tìm ra cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình phụ 
trách. Năm học 2016-2017 này tôi vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp: đàm 
thoại, trực quan, thực hành, luyện tập. Nhưng tôi đã mạnh dạn đưa thêm phương 
pháp: “ So sánh, kiểm tra lẫn nhau” vào giờ Tập viết. Bên cạnh đó tôi có chú 
trọng hơn đến phương pháp hướng dẫn học sinh luyện tập và thực hành đối với 
tất cả học sinh trong lớp. Đặc biệt, tôi quan tâm và hướng dẫn tỉ mỉ hơn với 
những em viết yếu. Sau khi kết hợp các phương pháp giảng dạy như trên trong 
một tiết học, tôi thấy kết quả bài viết của các em có tiến bộ hơn, chữ viết đúng 
và đẹp hơn . Học sinh lớp 2 tư duy của các em có phát triển so với lớp 1, song 
khi hướng dẫn viết vẫn đòi hỏi phải thật tỉ mỉ và chuẩn xác. Chính vì thế tôi tiến 
hành qua từng bước cụ thể như sau:
 1. Hướng dẫn học sinh viết chữ.
 a. Viết chữ thường: 
 Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn học sinh viết chữ. Trong quá 
trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ, nên sử 
dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một 
chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu chữ.
Nét viết: Là một đường liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi 
bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành.
 Ví dụ: Nét viết chữ cái “ a ” gồm một nét cong kín và một nét móc ngược 
phải tạo thành.
 Nét cơ bản: Là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. 
Nét cơ bản đồng thời là viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét 
viết.
 Ví dụ : Nét cong ( trái ) đồng thời là nét viết chữ cái C, nét ( cong phải ) kết 
 Giáo viên: Phạm Thị Thao - Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập Viết lớp 2
 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, Ơ, P, S, T, V, X ( kiểu 1), 
V ( kiểu 2 ) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi 
viết cần tạo sự liên kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào 
nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc để khoảng cách ngắn = 1/2 khoảng cách 
giữa hai chữ cái.
 Ví dụ : Bà Trưng, Sóc Trăng
 Các chữ cái viết thường có một nét là nét hất ( i, u, ư ) hoặc nét móc ( m, n ) 
nét khuyết xuôi ( h) thường liên kết với một số chữ cái viết hoa nói trên bằng 
cách viết chạm đầu nét hất ( nét móc, nét khuyết xuôi ) vào nét chữ cái viết hoa.
 Các chữ cái viết thường có một nét là nét cong ( a, ă, â, e, ê, g o, ô, ơ ) hoặc 
một nét thắt ( r) thường liên kết với các chữ hoa nói trên bằng một khoảng ngắn. 
( Không thực hiện việc nối nét ).
 Dạy viết từ ngữ ứng dụng, ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu 
cầu về chữ ghi tiếng, cần quan tâm nhắc nhở các em lưu ý để khoảng cách giữa 
các chữ sao cho hợp lý. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng thường được ước 
lượng bằng chiều rộng của một chữ cái o viết thường. 
 Dạy học sinh tập viết câu ứng dụng cần lưu ý thêm về cách viết và đặt dấu 
câu ( dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,) như đã thể hiện 
trong bài tập viết. Cần nhắc nhở các em về cách trình bày câu văn, câu thơ theo 
mẫu trên trang vở tập viết sao cho đều đặn, cân đối và đẹp.
 2. Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp.
 Chất lượng chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ 
quan ( năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên ) 
mà còn có sự tác động của các yếu tố khách quan ( điều kiện, phương tiện phục 
vụ cho việc dạy và học tập viết ).
 Do vậy muốn rèn cho học sinh thói quen viết chữ rõ ràng, sạch đẹp, giáo 
viên cần quan tâm hướng dẫn nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt chủ 
yếu:
 a. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập.
 Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học tập viết là thực hành luyện 
tập nhằm mục đích hình thành kỹ năng viết chữ ngày càng thành thạo. Do vậy, 
để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị đồ dùng 
học tập thiết yếu: Bảng con, phấn trắng, khăn lau đúng quy định.
 Bảng con có dòng kẻ ( đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết ).
 Phấn viết có độ dài vừa phải, phấn không bụi càng tốt.
 Khăn lau sạch ( Bằng vải bông mềm hoặc mút có độ ướt vừa phải ).
 Vở Tập viết có đủ 2 tập.
 Bút nên cho học sinh sử dụng bút bi mực nước. Ưu điểm của loại bút 
này là học sinh viết mực không giây ra tay, chữ viết sáng đẹp, gọn nét. Hoặc có 
thể cho các em viết bút mực có nét thanh đậm.Tuỳ tình hình hoàn cảnh học sinh 
trong lớp giáo viên lựa chọn cho học sinh dùng bút viết cho hợp lý.
 b. Thực hiện đúng quy định khi viết chữ:
 Giáo viên: Phạm Thị Thao - Trường Tiểu học Hướng Phùng 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luon.doc