Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật Lớp 2 theo phương pháp đan mạch
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật Lớp 2 theo phương pháp đan mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật Lớp 2 theo phương pháp đan mạch

1/13 Tên đề tài “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Môn Mĩ Thuật ở bậc tiểu học nói riêng và các bậc học khác nói chung có vị trí không kém phần quan trọng, vì học Mỹ thuật học sinh có thêm hứng thú để tiếp thu và diễn đạt tốt hơn ở các môn học khác. Đồng thời tạo cho các em niềm vui và yêu thích cái đẹp trong tự nhiên. Từ đó các em sẽ áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống để thêm yêu mến cuộc sống hơn. Cũng như các môn học khác, Mỹ thuật là môn khoa học thiên về năng khiếu nhiều hơn, nhưng để muốn các em đều được học và học tốt, trước hết, mỗi học sinh cần phải say mê và hứng thú vào việc học bộ môn và thực hành nhiều hơn, hơn nữa để các em học tốt môn Mỹ thuật giáo viên cần tạo ra cho học sinh lòng say mê,thích thú và lôi cuốn các em vào việc học tập, đó làm nền tảng ban đầu cho các em. Tuy nhiên trong các trường học hiện nay, học sinh thường thờ ơ, không tích cực học tập trong giờ Mỹ thuật. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể do các em chưa nhận thức đúng đắn về mục đích ý nghĩa môn học, nội dung giờ học tổ chức chưa sinh động, giáo viên không tạo được sự hứng thú cho học sinh, chưa lồng ghép cải tiến những trò chơi mang tính học trong giờ học hoặc do phần lớn các em sợ vẽ vì các em chưa tự tin và không hình tượng được nội dung và hình ảnh như thế nào? Vì vậy đa số các em chỉ thực hành qua loa cho xong bài chứ chưa thực sự hứng thú trong việc thể hiện bài vẽ của mình, bài vẽ không có cảm xúc hoặc tình cảm của người thể hiện. Nên vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để các em có thể nhận thức được vai trò của môn học này là “Học mà chơi - Chơi mà học” phải nhẹ nhàng mà thu hút, kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh một cách tự nhiên, đặc biệt không mang tính chất gò ép. Đồng thời người giáo viên cần phải làm gì để có thể tạo được một giờ học vừa thoải mái, tích cực để phát huy được tác dụng của môn học qua mỗi bài học, qua mỗi tiết học để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của môn học nghệ thuật này, để góp phần vào việc giáo dục các em có điều kiện phát triển thành những con người toàn diện về “Đức –Trí –Lao –Thể -Mỹ”. Trước tình hình trên để đạt được mục đích đó tôi đã nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến - Môn Mỹ thuật tiểu học không nhằm đào tạo cho học sinh trở thành những họa sỹ, mà chủ yếu giúp các em học sinh hiểu biết và từng bước nhận “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” 3/13 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hiện trạng vấn đề: Vui chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày của các em thiếu nhi đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học. Đối với các em ở lứa tuổi này, trò chơi tác động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm, khả năng cảm thụ của mỗi em và khi chơi cũng tạo cho các em tinh thần đoàn kết, thân ái, học hỏi lẫn nhau trong môi trường tập thể,tạo cho các em nhiều kỹ năng cho bản thân khi tham gia. Bản chất của trò chơi theo ý nghĩa là sự điều hòa và tạo được sự tư duy tưởng tượng nhiều hơn. Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau; song nhìn chung trò chơi giúp các em rèn luyện những đức tính quý báu như thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù đồng thời rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán,tăng cường tư duy, phản xạ và tính đoàn kết. Trong trò chơi học sinh luôn luôn thể hiện tính tích cực, thông minh, sáng tạo và tự giác. Những dấu hiệu ấy là học sinh đã chủ động và tích cực chiếm lĩnh kiế thức của giáo viên truyền đạt. Qua đó, rèn luyện cho học sinh biết giữ gìn kỉ luật, phục tùng lợi ích tập thể, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Mặt khác, trong khi chơi học sinh thường bộc lộ đầy đủ nhất, toàn diện nhất, cá tính tình cảm của một con người.Từ đó,có thể chỉ cho các em thấy rõ ưu,khuyết điểm của mình và giáo viên có thể giáo dục, uốn nắn các em tốt hơn. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức trò chơi còn có tác dụng giáo dục đạo đức,uốn nắn các mặt còn yếu kém, kích thích sự sáng tạo và hướng tới các hành vi đẹp để giúp các em phát triển toàn diện hơn. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến. 2.1 Nội dung: Để thực hiện tốt việc giảng dạy và thực hiện tổ chức trò chơi trong dạy học Mỹ thuật đòi hỏi giáo viền phải làm tốt các khâu sau đây: - Chọn trò chơi. - Chuẩn bị đồ dùng. - Thời gian tổ chức trò chơi. - Giới thiệu và tổ chức trò chơi. - Điều khiển và kết thúc trò chới. 2.2 Phương pháp tổ chức trò chơi. Để có một tiết học lôi cuốn, thu hút và kích thích “Lửa” trong các em thì giáo viên phải tiến hành tốt một trò chơi trong giờ học, công việc đầu tiên của giáo viên là chọn trò chơi. Muốn chọ được trò chơi đúng yêu cầu của nội dung bài học cần phải xác định rõ được mục đích yêu cầu của trò chơi.Giáo viên phải chọn trò chơi cho phù hợp với tính chất bài học, kiến thức và trình độ học sinh, “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” 5/13 cầu của GV một cách tương đối chính xác. 9 “Sắp đúng Rèn HS tính tìm tòi suy nghĩ và HS phải tự mình tìm chủ đề và cách hành văn của mình trong khi tòi đúng chủ đề và nội đặt tên cho học. dung của tranh để đặt tranh” tên và sẽ nêu suy nghĩ của mình vẽ những bức tranh mà mình vừa đặt tên. 10 “Tìm thành Rèn HS kỹ năng quan sát nhanh HS sẽ lật hết những ô ngữ qua nhậy và có tư duy tìm tòi,suy nghĩ trên bảng bằng những tranh vẽ” chọn lọc thật nhanh. thành ngữ mà mình biết liên quan đến bài học để kết thúc sẽ mở ra một tranh ẩn phía sau. Môn Mỹ thuật là một trong những môn học nghệ thuật trong chương trình tiểu học. Nó giúp cho HS hiểu biết thêm phần nào về nghệ thuật hội họa và bổ trợ thêm cho một số môn học khác. Môn học nghệ thuật này nhẹ nhàng,mang tính chất “Học mà chơi - Chơi mà học” thế nên giò học Mỹ thuật phải diễn ra thoải mái nhưng hiệu quả, kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh một cách tự nhiên, không gò ép. Muốn vậy ngoài phương pháp dạy học thông thường giáo viên cần tổ chức trò chơi trong giờ dạy Mỹ thuật. Trò chơi rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trong giờ học Mỹ thuật bởi giúp cho tre rèn luyện trí tuệ lẫn phẩm chất cho học sinh. Vì thế phải tổ chức trò chơi sao cho hiệu quả. Trò chơi phải làm cho không khí lớp học sôi nổi nhưng không ồn ào, lộn xộn. Trò chơi kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, tạo cho các em tinh thần thoải mái thích học môn Mỹ thuật. Trò chơi tạo cho các em tính nhanh nhẹn, thông minh đặc biệt là củng cố kiến thức đã học. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tác dụng của trò chơi. Muốn gây hứng thú cho các em học tập cách hay nhất là lôi cuốn các em tham gia những trò chơi lí thú và bổ ích phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi. Tổ chức trò chơi học tập thông qua hoạt động dạy học các bộ môn là một hoạt động phù hợp, bổ ích và cần thiết đối với giáo dục tiểu học. * Các biện pháp thực hiện: “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” 7/13 *GD: Qua trò chơi sẽ hứng thú, không còn rụt rè khi vẽ tranh đề tài, phát huy được óc sáng tạo về cách tìm và sắp xếp bố cục tranh vẽ sao cho đẹp, làm bật được đề tài, từ đó các em sẽ áp dụng được vào bài vẽ của mình tốt hơn. VD: CĐ 12: Môi trường quanh em 3.Trò chơi 3: “Trang trí hình cho đẹp” - Mục đích: Rèn HS kỹ năng quan sát nhanh nhậy trong mọi tình huống. - Thời gian:Thời gian của trò chơi này là 3 phút .Lồng vào sau hoạt động 2 hoặc củng cố bài. - Luật chơi: HS chọn họa tiết mình thấy đẹp và sắp xếp làm nổi bật bài . - Hình thức tổ chức: 4 nhóm, mỗi nhóm 2 - 4 HS. - Cách tiến hành: GV phát cho HS 4 lọ hoa chưa được trang trí. HS chọn họa tiết sắp xếp sao cho bài vẽ sinh động,sáng tạo. Nhóm nào nhanh, đẹp nhóm đó sẽ chiến thắng. *GD: HS ghi nhớ cách chơi để khi thực hành bài tập các em sẽ nhớ thực hành có hiệu quả hơn. VD: CĐ 9: Sáng tạo họa tiết,tạo dáng và trang trí đồ vật. 4. Trò chơi 4: Ghép tranh tiếp sức. - Mục đích: Rèn luyện sự chú ý quan sát, khéo léo, nhanh nhẹn và có tính hợp tác đoàn kết. - Thời gian: 2 phút. “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” 9/13 - Mục đích: Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ và thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. - Thời gian: 3 phút trước hoạt động hướng dẫn cách thực hiện hoặc củng cố bài. - Hình thức: Theo nhóm 2 - 3 học sinh. - Cách tiến hành: GV chuẩn bị các bộ phận rời của con vật theo nội dung bài sau đó cho đại diện các nhóm lên lắp ghép các bộ phận lại với nhau sao cho đúng và đẹp. Đội nào nhanh và ghép đẹp hơn đội đó sẽ chiến thắng. GD: Giúp HS hình dung rõ hơn các bộ phận chính của con vật, để khi vẽ, nặn hoặc xé dán các em sẽ không bỡ ngỡ và thực hành tốt hơn, đây là trò chơi mang tính chất vui và thêm niềm hứng thú cho các em trong giờ học. VD: Chủ đề 2 “Những con vật sống dưới nước” 8. Trò chơi: “Thử tài họa sĩ” - Mục đích: Rèn học sinh kỹ năng nhanh nhậy, đáp ứng xử lý được tình huống bất ngờ mà giáo viên đưa ra. - Thời gian: 3 phút - Hình thức tổ chức: Mỗi nhóm tổ đại diện 1 học sinh, các bạn còn lại cổ vũ. - Cách tiến hành: Mỗi học sinh có thể vẽ một hình ảnh chân dung về người thân mình, học sinh nào vẽ xong trước và thuyết trình hay sẽ là người chiến thắng. Giúp học sinh ghi nhớ và mong muốn thể hiện cho các bạn xem tài năng của mình từ đó các em sẽ có thêm hứng thú vẽ để giới thiệu người thân mình cho các bạn biết. VD: Chủ đề 3 “Đây là tôi” 9. Trò chơi: “Sắp xếp đúng chủ đề và đặt tên cho tranh” - Mục đích: Rèn học sinh tính đoàn kết, có sự tìm tòi suy nghĩ và cách đặt câu hành văn của mình trong khi xem và cảm nhận tranh. - Thời gian: 3 phút - Hình thức tổ chức theo nhóm tổ. - Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi nhóm tổ bức tranh về các chủ đề khác nhau, các em sẽ thảo luận, đóng góp và đưa ra ý kiến chung nhất để đặt tên cho tranh, sau đó sẽ đại diện nhóm lên trình bày theo chủ đề tranh, thành viên các nhóm tổ sẽ có nhận xét sau khi các nhóm xong. Giúp học sinh hiểu thêm nhiều nội dung tranh của tranh và có thể cùng nội dung ta có thể đặt tên khác nhau, các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp ấy khi xem tranh và biết yêu quý những tác phẩm nghệ thuật khác. “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch” 11/13 Sau khi thực nghiệm áp dụng sáng kiến kết quả thu được: Tổng Tỉ lệ khảo sát Năm học Lớp số học Hoàn thành % Hoàn thành % sinh tốt 2A 42 27 64,3% 15 35,7% 2020 - 2021 2B 42 27 64,3% 15 35,7% 2C 41 26 63,4% 15 36,6% Tổng 125 80 64% 45 36% 4. Hiệu quả của sáng kiến: Khi thực hiện SKKN trên bước đầu đã thu được kết quả tốt, cụ thể: - Đa số các em rất thích học môn Mĩ thuật, có ý thức tìm hiểu trước nội dung bài ở nhà và có sự chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho tiết học. - Các em rất hăng hái phát biểu xây dựng bài, tham gia rất cực trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học trên lớp. - Học sinh chủ động tham gia trò chơi một cách rất hăng hái, tích cực và có nhiều sáng tạo khi vận dụng làm bài thực hành. - Học sinh biết sử dụng hình ảnh có chắt lọc và áp dụng những kiến thức được chơi vào bài học một các hiệu quả. - Biết cảm nhận, thưởng thức và đánh giá một tác phẩm theo ý kiến riêng của mình. * Tính khả thi: Với giải pháp này, giáo viên có thể triển khai và áp dụng trong quá trình dạy học với tất cả các đối tượng học sinh, thực chất nó mang lại kết quả rất cao. Bởi từ phương pháp đó, giáo viên sẽ giúp các em nắm được những cái hay, cái mới lạ trong việc tiếp thu bài, gợi cho học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn. Tôi mạnh dạn thực hiện phương pháp giảng dạy này trong những năm học tới. Do điều kiện thời gian có hạn nên tôi mới tìm ra được một số giải pháp nêu trên, tới đây trong quá trình công tác, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục tìm ra những giải pháp tối ưu hiệu quả, đóng góp cho việc giảng dạy ở Trường Tiểu học Cam Thượng nơi tôi đang công tác, giúp cho các em học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. “Một số trò chơi trong dạy mĩ thuật lớp 2 theo phương pháp đan mạch”
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_trong_day_mi_thuat_lop.doc