Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc rèn chữ cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc rèn chữ cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc rèn chữ cho học sinh Lớp 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUẬN THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA ĐÔNG SỐ 1 NÀM SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ: CẤP TRƯỜNG TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC RÈN CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 2 Tác giả Sáng kiến: Nguyễn Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Gia Đông số 1 Bộ môn ( chuyên ngành ) : Sư phạm Tiểu học Thuận Thành, tháng 1 năm 2022 - 1 - QUI ƯỚC VIẾT TẮT 1 SGK Sách giáo khoa 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 SK Sáng kiến 5 HĐSK Hội đồng sáng kiến - 3 - Cùng với giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người. Nếu như nói môn Tiếng Việt giúp cho việc rèn năng lực đọc tốt thì tập viết giúp rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ “Luyện nét chữ - Rèn nết người”. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình Ngoài việc học viết trong phân môn Tập Viết chương trình còn dành riêng mỗi tuần 1 tiết tập viết (mỗi tiết 35 phút) chia thành,2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: tuần 1 hướng dẫn các nét cơ bản. - Giai đoạn 2: tuần 2 → 35: Viết lại một số âm, từ ngữ đã học trong môn Tiếng Việt. Học sinh trường tiểu học Gia Đông số 1 , đời sống nhân dân ở đây còn nhiều vất vả, thiếu thốn.Vì vậy việc học hành của các em học sinh chưa được phụ huynh thực sự quan tâm. Các em đến lớp còn rất thụ động; phải mất một thời gian đầu năm các em mới quen dần với nề nếp học tập. Phụ huynh chỉ lo việc kiếm sống mà phó mặc việc học tập của các con cho giáo viên. Việc phối hợp của giáo viên với phụ huynh để dạy dỗ các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải đảm nhận dạy hết tất cả các môn học trong một buổi, mỗi môn học dạy trong 35 phút nên không có nhiều thời gian rèn thêm cho học sinh viết chậm hoặc bồi dưỡng cho học sinh viết đẹp. Chất lượng học sinh vào đầu năm học còn thấp, chưa đồng đều. Đầu năm nhận lớp, còn tồn tại một số thực trạng như sau: CÁCH CẦM BÚT CHƯA ĐÚNG - Cách cầm bút chưa đúng: các em co tất cả các ngón tay vào lòng bàn tay, cầm bút thấp, sát với ngòi bút nên không thể định hướng được nét bút; các em không chú ý đến ngón chủ đạo là ngón trỏ và ngón giữa; ngón tay út không chạm vào mặt giấy nên nét chữ không đẹp. Còn khi viết bảng, các em để cả bàn tay chạm vào mặt bảng nên rất khó viết, nét không chắc chắn, chữ không đều. - 5 - PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP I. Thực trạng vấn đề - Thuận lợi: Đầu năm học 2020– 2021, bản thân tôi được phân công dạy lớp 2D (lớp có 34 học sinh). Trong những năm qua, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là lãnh đạo nhà trường, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu hướng dẫn rèn chữ viết đúng cho học sinh lớp 2 được đặt lên hàng đầu. - Mỗi giáo viên được trang bị bộ chữ dạy Tập Viết. - Giáo viên được tham dự những chuyên đề về Tập viết và các cuộc thi “Viết chữ đẹp” để học hỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm. - Hàng tuần, học sinh đều có thêm tiết học để rèn luyện chữ viết đẹp, viết đúng. - Nội dung các bài Tập Viết rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và cụ thể các bài viết. Đặc biệt, học sinh còn được rèn luyện thêm về cách viết chữ nghiêng, chữ in hoa. - Khó khăn: + Một số phụ huynh chưa quan tâm đến học sinh, chưa chú trọng đến chữ viết đúng cho học sinh nên bảng con, phấn, bút, vở tập viết chưa đáp ứng kịp thời. + Chữ viết không đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng không đúng cỡ chữ( độ cao, độ rộng nhất là các con chữ cao 1,25; 1,5 và 2,5 đơn vị như r, s- t, h – g, y, k). + Học sinh thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ nhầm lẫn như: n với u; ô với â; s với r; tr với th; k với h; p với q. + Viết chữ in lẫn chữ thường, chữ in hoa lẫn chữ viết hoa; Trong một chữ mà có con chữ thì viết ngửa, con chữ thì viết nghiêng. + Khoảng cách giữa các chữ, con chữ chưa hợp lý. + Trong một bài viết, một chữ mà có nhiều cỡ chữ khác nhau; Chữ viết thiếu nét, đặt sai vị trí dấu thanh, viết hoa tùy tiện. Một số học sinh chưa biết cách trình bày thường mắc lỗi về chữ viết chưa đúng, nét các con chữ chưa đều, độ cao nét chữ còn thiếu, những em sau đây có tỷ lệ mắc lỗi nhiều hơn cả như: Đỗ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đức Bảo, Nguyễn Văn Bình Dương, Nguyễn Thị Khánh Linh, Nguyễn Văn Phát; qua nhiều lần nhận xét, chữa bài; cho các em viết lại nhiều lần những từ đã sai đó trong giờ Tập viết, vào hoạt động ôn bài, củng cố, nhưng vẫn không có kết quả. - 7 - đôi tự kiểm tra tư thế ngồi của nhau, góp ý nhắc nhở cùng nhau thực hiện. Dựa vào tâm lí lứa tuổi học sinh lớp2 thường sợ xấu, sợ sai nên tôi thường nhắc cho các em về tác hại của việc ngồi viết không đúng tư thế sẽ làm cho nét chữ chưa đều, ảnh hưởng đến sức khỏe (cong vẹo cột sống, cận thị..). Sau này, trước mỗi giờ viết bài, tôi thường yêu cầu các em thực hiện ngồi cho đúng tư thế, dần dần các em sẽ có thói quen ngồi đúng quy cách. Thực tế cho thấy tư thế ngồi viết được hình thành từ lớp 2, sẽ tạo thành thói quen đi suốt đời người và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mĩ của mỗi cá nhân. - Hướng dẫn học sinh cầm bút đúng cách: CÁCH CẦM BÚT ĐÚNG CÁCH Cùng với việc hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế thì việc cầm bút đúng cách là yếu tố rất quan trọng để học sinh có những nét chữ đúng và đẹp. Tôi luôn quan tâm hướng dẫn học sinh cách cầm bút bằng ba ngón tay (ngón giữa, ngón cái, ngón trỏ) của bàn tay phải, ngón giữa nằm ở vị trí thấp nhất để đỡ bút, ngón cái và ngón trỏ điều khiển bút. Các ngón tay cầm bút phải cong tự nhiên, không lên gân hoặc cầm bút quá chặt, không để ngón cái đè lên ngón trỏ, góc tạo bởi thân bút và mặt vở nhỏ hoặc bằng 45 0 là tốt nhất. Khi viết, chỉ điều khiển bút bằng các ngón cầm bút, không để bàn tay và cánh tay khi tham gia điều khiển như khi vẽ hoặc viết bằng phấn. Qua kinh nghiệm giảng dạy cho thấy: Hầu hết học sinh có chữ viết đẹp và nhanh đều là những em biết cầm bút và điều khiển bút như trên. Ngoài ra, giáo viên cần chú ý đến khoảng cách cầm bút cuả học sinh (từ ngón tay cầm bút đến đầu bút) sao cho hợp lí, vì đây là yếu tố quyết định đến tốc độ viết chữ. Những học sinh cầm bút thấp bao giờ cũng viết chậm và không trơn nét. Điều này dễ hiểu vì biên độ dao động của ngòi bút nhỏ dẫn đến khả năng điều khiển bút của các ngón tay sẽ không linh hoạt. Khoảng cách cầm bút của từng học sinh còn tùy thuộc vào độ dài – ngắn của ngón tay, tuy nhiên tốt nhất là đảm bảo khoảng cách tối thiểu không nhỏ hơn 2,0 cm. Ở thời gian đầu, học sinh viết bằng bút chì nên khi lên lớp hai các em còn bỡ ngỡ, do các ngón tay còn yếu nên trẻ thường cầm bút mực rất thấp để điều khiển bút viết. Muốn cố định khoảng cách cầm bút của trẻ, giáo viên hoặc phụ huynh cần trực tiếp hướng dẫn cách cầm bútmực và yêu cầu trẻ không cầm trùm lên lát gọt (độ dài lát gọt không nhỏ hơn 2,2cm). Hơn nữa, việc viết bằng bút mực ngay từ đầu sẽ tạo cho học sinh thói quen viết nhẹ tay (một yếu tố hết sức quan trọng trong kĩ thuật viết chữ), vì nếu học sinh tì bút mực mạnh tay thì phần đầu bút mực sẽ gãy. Vì vậy, để học sinh có thói quen cầm bút đúng khoảng - 9 - giấy khó, dễ gãy ngòi và xước giấy, nét chữ bị mỏng, cũng không để đầu bút quá to làm nét chữ bị lớn quá không đẹp, vở sẽ bị dơ; hạn chế tối đa việc dùng tẩy bôi xoá nhằm tạo cho em có ý thức cẩn thận không ỷ lại vào “cục tẩy”. Khi học sinh viết vở, tôi hướng dẫn cho học sinh viết từng chữ từng dòng, luôn kiểm tra, sâu sát với từng em để chỉnh sửa kịp thời kết hợp với việc nhắc các em giữ gìn vở cẩn thận (không để vở quăn góc), tôi luôn yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau thường xuyên kiểm tra vở nhau để nhắc nhau chỉnh sửa. - Đến giai đoạn học sinh viết bút mực và viết chữ nhỏ cũng cần phải lưu ý một số điều: thống nhất với cả lớp là dùng mực màu tím, giới thiệu một số loại bút tốt, viết nét đẹp để phụ huynh mua cho các em. Trong quá trình viết bút mực, tôi luôn lưu ý học sinh cẩn thận để hạn chế tối đa sai sót. Khi lỡ sai, các em dùng bút chì và thước kẻ gạch ngang lên chữ viết sai, rồi viết lại chữ đúng bên cạnh - Đối với cỡ chữ nhỏ tôi cho học sinh luyện riêng trong vở rèn chữ ở nhà nội dung bài học (chỉ cho học sinh rèn viết một phần bài học, khoảng 4-> 5 dòng) tránh tình trạng các em phải viết quá nhiều, dẫn đến việc nhàm chán. - Biện pháp 2: Chú ý rèn chữ viết trong tất cả các môn học. Không chỉ uốn nắn, rèn luyện nét chữ cho các em ở phần Tập viết, bản thân tôi còn luôn chú trọng đến việc rèn chữ viết, cách trình bày bài vở sạch đẹp, khoa học ở tất cả các môn học cho học sinh. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. - Biện pháp 3:Đổi mới phương pháp, tạo sự hài hước nhẹ nhàng trong giờ rèn chữ: Tôi đã vận dụng phương pháp giáo dục thân thiện giữa thầy và trò trong giờ rèn chữ. Đó là sự ân cần hướng dẫn chi tiết đến từng học sinh, không nên, không vội, không nóng nảy, chú ý nếu có vấn đề mà mình chưa thể trả lời được ngay thì nên khiêm tốn hẹn học sinh để nghiên cứu và xem xét lại rồi hẹn và thực hiện trả lời trước học sinh. Sự khiêm tốn của người thầy trong trường hợp này là một tấm gương rất có giá trị cho học sinh. Đôi khi trong quá trình dạy viết giáo viên có thể nhầm lẫn, ví dụ: gọi nhầm tên nét chẳng hạn – đừng khoả lấp vì học sinh sẽ phát hiện – lúc này tôi nói “cô xin lỗi – cô nhầm” theo tôi không nên để học sinh ngồi im chỉ biết nghe, tôi luôn cố gắng dành thời gian hỏi – đáp và tạo cơ hội cho học sinh hỏi những vấn đề các em còn thắc mắc qua đó đánh giá kết quả tiếp thu của học sinh và kết quả giảng dạy của mình một cách chính xác. Tạo cơ hội thảo luận, đối đáp trong học sinh bằng hình thức nhóm hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm hoặc hoạt động chung cả lớp.Từ đó rèn phản ứng nhanh nhạy, phản xạ tốt, mạnh dạn, chủ động trước đám đông. Ví dụ: Khi tôi đố các nhóm trong lớp chữ hoa B có bao nhiêu nét và gồm những nét gì? Học sinh thảo luận nhóm và trình bày. Tôi thể hiện sự chú ý lắng nghe ý kiến của học sinh để từ đó xây dựng điều gì cần chỉnh. Cần sửa sai cho học sinh. Nếu các em nêu đúng thì tôi không tiếc lời khen học sinh theo phương châm “phát huy ưu điểm - 11 - sinh có một chút tiến bộ thì giáo viên cần tuyên dương, khen thưởng ngay thì học sinh sẽ cảm thấy thích thú và cố gắng rèn luyện hơn. - Với học sinh, việc ôn bài của học sinh cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh, tôi tiến hành theo một số cách sau để thu hút học sinh trong các giờ học Tập viết: + Khi nhận xét chữ viết của học sinh, tôi cho học sinh quan sát lại chữ mẫu, gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai. + Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. + Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh. - Cuối mỗi tuần tôi quy định cho học sinh viết 1 bài thi viết chữ đẹp và chọn những em có bài vở trong tuần sạch sẽ và chữ đẹp để trao phần thưởng, có khi là cây bút chì, cây thước nhựa nhưng các em rất vui vẻ và rất có ý thức phấn đấu. Các bài sạch đẹp của các em được tôi gắn lên trưng bày sản phẩm: góc Chữ viết đẹp cho các bạn tham khảo và noi gương. III . KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tiếng Việt (phần Tập Viết), nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết, kết hợp với các môn học khác để thấy được hiệu quả của học sinh. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn, một số em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Vở viết của học sinh tương đối sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận hơn. Lớp 2D của tôi được rèn theo những kinh nghiệm qua cũng có tiến bộ rõ rệt. Dựa theo đánh giá xếp loại dựa vào tiêu chí đánh giá như sau: NỘI DUNG CÁC CHUẨN ĐIỂM 1. Số lượng bài vở đảm bảo đủ theo qui định. 0,5 điểm 2. Chữ viết: các con chữ, câu đoạn bài: + Rõ về nét ( không bị mất nét ), các nét chữ 1 điểm hài hoà. Nội dung + Chữ viết liền mạch, chân phương. 1 điểm ( 6,5 điểm ) + Khoảng cách giữa các con chữ đều. 1 điểm + Độ cao, thế chữ cân đối. 1 điểm 3. Chính tả: Trong tất cả các vở, nội dung bài học, bài làm đều 2 điểm - 13 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_viec_ren_chu_ch.docx