Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Hoàng Lâu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Hoàng Lâu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2 Trường TH Hoàng Lâu

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Học sinh tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11 là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại hình nghệ thuật này. Môn âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập. Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực của học sinh. Từ tâm lí học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Âm nhạc là một trong những nội dung nằm trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học và quan trọng hơn, nó là một “Phương tiện giáo dục” hấp dẫn mang tính đặc thù. Môn Âm nhạc nhằm giúp học sinh thoải mái, tự tin, mạnh dạn trong học tập. Vì là một môn mang tính đặc thù riêng cho nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao, có suy nghĩ sáng tạo chủ động tìm tòi những hình thức biện pháp để giảng dạy nội dung các bước sao cho nhẹ nhàng sinh động, hấp dẫn và mạng lại hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cao. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn Âm nhạc là giúp cho các em có thêm một số bài hát, kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc giúp cho các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm mỹ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi người xung quanh. 1 Từ những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2.” 2. Tên sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2 3. Tác giả sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2 - Họ và tên: Trương Thanh Toản - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Lâu - Tam Dương - Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0973 655 128 - E- mail: truongthanhtoan.c1hoanglau@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trương Thanh Toản - Giáo viên trường Tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Âm nhạc lớp 2 trong trường Tiểu học 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở thực tiễn Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sau khi học song bậc tiểu học ngoài các kiến thức của môn âm nhạc với yêu cầu cần đạt thì học sinh của tôi còn có phát triển được năng lực của mình đến mức tối đa, đảm bảo cho mọi khả năng của học sinh nắm được công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay từ trong nhà trường phổ thông. Từ đó hình thành thị hiếu thẩm mỹ Âm nhạc cho học sinh, các em có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình 3 quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh dựa trên giai điệu bài hát. 7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7.1.2.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học Đối với các em học sinh khối 1, 2, 3 chủ yếu là các em học phân môn học hát, chưa biết các kí hiệu âm nhạc, chưa biết đọc tên nốt nhạc nên khi các em học lên lớp 4, 5 bắt đầu có các bài tập nhạc các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc nhạc. Với mong muốn nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2 có thể nhận biết và nhớ được các kí hiệu Âm nhạc tôi nghiên cứu các biện pháp giúp các em nhận biết và nhớ lâu một số kí hiệu âm nhạc cho HS lớp 2. Từ đó chỉ ra ưu điểm của phương pháp này để đồng nghiệp chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng môn học cho học sinh. - Các biện pháp đưa ra trong đề tài dễ hiểu, áp dụng phù hợp với tất cả đối tượng học sinh. - Giáo viên có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp với từng bài bằng hình thức trò chơi "Học mà chơi, chơi mà học" thay cho phương pháp dạy truyền thống không gây sức ép cho HS trong quá trình học tập. Đối với phương pháp này các tạo cho các em niềm vui, hứng thú say mê học tập mà vẫn đạt hiệu quả Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội. Vậy làm thế nào để các em không những biết hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát mà đặc biệt các em còn nhận biết được các nốt nhạc và các kí hiệu âm nhạc thường gặp trong quá trình học hát và tập đọc nhạc. Trước tiên GV phải tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy 5 với âm nhạc và có cơ hội để học hát. Ngoài ra phần lớn học sinh đều thích học môn Âm nhạc và thích được học hát. * Khó khăn - Nhiều phụ huynh còn coi trọng môn Toán, Tiếng việt, xem nhẹ môn Âm nhạc, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng đến môn học này. - Ngoài ra học sinh còn có thói quen thụ động trong quá trình học tập, trong giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểu bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc. Đối với các kí hiệu ghi trên bài hát thì các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi nhớ. - Học sinh đa số là con nông dân việc nhận thức về học năng khiếu cho con còn hạn chế, chưa được chú trọng như các môn Toán, Tiếng Việt. Vì vậy phụ huynh chưa đầu tư cho con về thời gian, vật chất để học bộ môn này trong thực tế. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, đồ dùng để các em thực hành trên lớp còn ít, chưa có phòng chức năng phần nào làm ảnh hưởng đến việc học tập và thực hành của các em. 7.1.3. Các giải pháp cải tiến Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn trên trải qua nhiều năm giảng dạy tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng, giảng dạy cho học sinh. Sau đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. 7.1.3.1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy Phương pháp dạy là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đối với một người giáo viên giỏi về chuyên môn chưa đủ mà còn cần có phương pháp giảng dạy tốt. Nếu phương pháp giảng dạy của giáo viên còn bị hạn chế về kiến thức thì người giáo viên truyền đạt cho học sinh sẽ trở nên khó khăn và nặng nề với các em. Ngược lại nếu người thầy có phương pháp hướng dẫn học sinh tốt thì các em sẽ cảm thấy tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Chính vì vậy người giáo viên muốn khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự 7 - Cho lớp hát ôn lại một bài hát lớp 1 3. Bài mới a. Giới thiệu – ghi bảng b. Giảng bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 A. Giới thiệu - Giới thiệu bài hát, tên tác giả, - Ngồi ngay ngắn chú ý lắng bài nội dung bài hát nghe B. Hát mẫu - Hát mẫu hoặc bật băng đĩa - Nghe hát mẫu bài hát cho học sinh nghe C. Đọc lời ca - Hướng dẫn học sinh đọc lời ca: - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc mẫu lời ca kết hợp với + Lắng nghe tiết tấu. + Đọc lời ca kết hợp tiết tấu + Cho học sinh đọc lời ca kết hợp tiết tấu D. Khởi động - Đàn chuỗi âm giọng Cdur Thực hiện khởi động giọng giọng cho học sinh la bằng âm la theo đàn E. Dạy hát theo - Dạy hát từng câu mỗi câu - Cả lớp thực hiện học hát lối móc xích cho học sinh hát 2, 3 lần - Nhắc học sinh ngắt nghỉ lấy - Chú ý tư thế ngồi ngay ngắn hơi đúng chỗ. + Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên 9 - Bài hát hành khúc - Bài hát chữ tình - Bài hát nhanh vui Để thể hiện bài hát có chất lượng, có tình cảm phù hợp với nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phân biệt đặc điểm của từng thể loại có phương pháp riêng phù hợp với từng thể loại đó. * Thể loại bài hát hành khúc: - Đây là thể loại bài hát có đặc điểm chung là ô nhịp vừa phải, hợp với bước đi khỏe khoắn, rắn giỏi. - Ở lớp 2 các em được làm quen với thể loại này qua 1 bài hát: Chiến sỹ tí hon - nhạc Đinh Nhu, lời: Việt Anh. - Giáo viên cần dạy học sinh cần thể hiện đúng tính chất bài hát này nhưng cũng không quá dập khuân cứng nhắc. - Khi dạy bài hát này, giáo viên hướng dẫn học sinh hát thể hiện tình cảm rắn rỏi đặc biệt tiết tấu, nhịp và tư thế đướng vững chắc có thể vừa hát, vừa đánh nhịp nhẹ nhàng. - Các động tác phụ họa cho bài hát cũng phải đơn giản phù hợp với lứa tuổi cũng như tính chất hành khúc. Động tác phải phù hợp với thể lực của học sinh tránh các động tác quá mạnh mẽ, nặng nề và khó thực hiện gây ảnh hưởng đến tâm lý ngại vận động của các em. *Thể hiện bài hát chữ tình: - Bài hát chữ tình điển hình ở giai điệu mượt mà, du dương êm ái, sâu lắng. - Khi dạy những bài hát mang tính chất chữ tình giáo viên nhắc các em thẻ hiện đúng tính chất của bài hát. * Thể hiện bài hát vui, linh hoạt - Các bài hát vui linh hoạt giai điệu thường có tính chất vui vẻ, rộn ràng, hài hước, dí dỏm, châm biếm, có khi mô tả tiếng người và tiếng chim hót. Những 11 * Các mẫu âm trong quãng 5. - Bài tập số 1 - Bài tập số 2 Tiểu kết Khởi động giọng là phương pháp khởi động ban đầu để chuẩn bị cho giờ học hát. Nó làm cho giọng của người hát mở ra và giọng hát được sáng, trong trẻo, những câu hát khó và cao người hát vẫn có thể thực hiện được. Những kiến thức chung về ca hát rất cần thiết cho mỗi giáo viên âm nhạc đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc vì vậy tôi đã thực hiện và lựa chọn biện pháp này. 7.1.3.3. Giải pháp 3: Phương pháp trực quan Đây là phương pháp tạo hiệu quả cao nhất cả về nội dung và hình thức. Nhà Sư phạm người Nga A.H.Leonchiepo đã chỉ ra rằng: “Bản chất tâm lý của trực quan trong giảng dạy là tạo chỗ dựa bên ngoài để hỗ trợ, tác động tiềm thức bên trong của các em dưới sự chỉ đạo của thầy trong quá trình thu nhập kiến thức.” Điều này đủ để ta thấy tác dụng to lớn của phương pháp trực quan. Các đồ dùng ta thường sử dụng trong phương pháp này là: Đàn phím điện tử, đài catsset hoặc 13 7.1.3.5. Giải pháp 5: Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ từng học sinh Với kiến thức của người có chuyên môn (ở đây là người thầy), thường phong phú gấp bội với trình độ của học sinh. Đó là điều tất nhiên nhưng khi lên lớp nhiều người lại dồn hết kiến thức của mình vào bài giảng, cố nhồi nhét cho học sinh đầy ắp những điều mà thầy muốn học sinh cần phải hiểu, phải biết. Điều đó đã dẫn đến sự quá tải không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Cơ sở của sự “vừa sức” phải căn cứ vào thực tế của nhà trường ở đây tôi muốn nhắc đến là trường Tiểu học Hoàng Lâu nơi mà đa số học sinh là con em nông thôn chưa được gia đình qua tâm và đầu tư nhiều vào việc học hành và tham gia vào các chương trình văn hóa, văn nghệ. Chính vì vậy cũng không thể đòi hỏi quá cao ở sự tiếp thu của các em, tuy nhiên cũng không nên hạ thấp yêu cầu của bài dạy. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào người thầy giáo. Tiểu kết Biện pháp này có quan hệ mật thiết với việc đảm bảo tính khoa học và đánh giá học sinh nhằm động viên, khích lệ mọi khả năng trong cùng trình độ học sinh trong lớp cùng tiếp thu bài giảng một cách hứng khởi. Vì vậy tôi dã lựa chọn sử dụng biện pháp này. 7.1.3.6. Giải pháp 6: Phát huy tích cực - độc đáo sáng tạo của học sinh Muốn làm được điều này giáo viên phải quan tâm đến hứng thú của học sinh và tìm cách gây hứng thú cho các em trong các giờ học. Quan hệ của thầy và của trò phải thực sự được cởi mở. Nói cách khác là phải thật hấp dẫn, thu hút được học sinh vào bài giảng. Đó là nghệ thuật sư phạm vô cùng tế nhị trong đó có cả việc động viên khen chê kịp thời.... Trong những năm gần đây, tư tưởng “dạy học tích cực” hay còn gọi là “tích cực hoạt động dạy học” là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục nước ta, trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo và học sinh chủ động trong việc tiếp 15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_m.docx