Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2

docx 6 trang sangkienhay 08/03/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công Lớp 2
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Lý do chọn đề tài:
 - Thủ công là một môn học hấp dẫn. Qua môn học này học sinh có được kỹ năng 
cẩn thận, biết giữ an toàn trong khi lao động, giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, biết yêu 
quý thành quả lao động.
 - Là một giáo viên tiểu học, tôi phải dạy hầu hết các môn học. Trong đó, môn Thủ 
Công là một môn học rất khó đối với các em học sinh. Vì các em chưa có tính kiên trì, tự 
tin, hứng thú khi học môn học này.
 -Bản thân tôi đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy nên khi thấy 
học trò chưa có hứng thú và chưa yêu thích môn học này, tôi cảm thấy rất băn khoăn. Mặc 
dù mỗi bài giảng tôi đều phối hợp một số phương pháp khác nhau. Đồ dùng dạy học tôi 
chuẩn bị kỹ lưỡng và có cả tranh quy trình, bài mẫu.. .Song tôi cảm thấy tiết học vẫn trở 
nên nặng nề với các em.
 - Vì thế tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi các phương pháp giảng dạy của các anh 
chị đồng nghiệp với mục tiêu tìm cho ra các phương pháp dạy Thủ công và dạy như thế nào 
để tiết học ngày càng trở nên hứng thú đối với học sinh. Giúp các em lĩnh hội được kiến 
thức nhất định về môn học này. Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng thực hành sản phẩm 
sao cho có thẩm mĩ và ngày càng yêu thích môn học.
 - Phải làm như thế nào để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn 
học. Hình thành thói quen lao động, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, vệ sinh, an 
toàn lao động. Biết yêu thích lao động và quý trọng sản phẩm lao động.
 -Tôi luôn mong muốn những giờ học, nhất là giờ học Thủ công luôn được nhẹ nhàng 
và thoải mái đối với học sinh. Nên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau.Tôi xin được trình 
bày với tên đề tài: Một sô giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Thủ công - 
lớp 2
 2. Phạm vi và đối tượng của đề tài
 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên một số giải pháp giúp học sinh học tốt 
phân môn thủ công lớp 2
 -Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 2, trường Tiểu học Thạnh Đông A1, xã 
Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. nghiên cứu và lần đầu tiên được áp dụng tại trường Tiểu học Thạnh Đông A1, xã Thạnh Đông, 
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Trong đó tôi đã đề xuất các kinh nghiệm hoạt động theo một 
hệ thống logic và có tính nguyên tắc cao đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
 1. Thuận lợi:
 - Trường, lớp sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều cây xanh xung quanh.
 - Thư viện của trường có đầy đủ các loại sách giáo khoa ,sách tham khảo và các 
thiết bị dạy và học khác cho tất cả các môn học nói chung và môn Thủ công nói riêng.
 - Các em học sinh đều là con em của người địa phương, nhà học sinh ở gần, các em 
ngoan ham học hỏi,
 - Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho chúng tôi dự giờ thăm 
lớp, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về các phương pháp dạy học đổi mới hiện nay.
 2. Khó khăn:
 - Cha mẹ của học sinh phần đông là buôn bán và nông dân. Việc làm của họ đã 
chiếm hết thời gian trong ngày. Do đó, họ ít có thời gian để kiểm tra việc học tập của con 
em mình ở nhà.
 - Nhiều bậc phụ huynh chỉ chú trọng dạy và đầu tư, kiểm tra con em họ qua các 
môn học như Toán, Tiếng Việt. Họ cho là môn học chính, còn các môn học khác họ không 
cần quan tâm, kiểm tra hay đầu tư cho các em về đồ dùng học tập, kiểm tra chất lượng học 
tập của các em.
 - Nhiều em học sinh phải phụ giúp gia đình như làm việc nhà: Nấu cơm, trông em, 
giặt quần áo...Một số em khác lại còn phải trực tiếp ra chợ để phụ giúp cha mẹ. Các em 
không có nhiều thời gian cho việc học tập, thực hành, làm bài tập vào các giờ ở nhà.
 - Có vài em học sinh còn chịu hoàn cảnh hết sức thương tâm như mồ côi cha mẹ, 
mồ côi mẹ, mồ côi cha...Có em lại phải ở cùng với ông bà vì bố mẹ sống không hòa thuận 
nên đã chia tay.. ..Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các em.
 - Khi tôi được phân công dạy môn thủ công, tôi cảm thấy rất khó khăn về nhiều 
mặt, song bản thân tôi luôn tìm mọi cách để khắc phục khó khăn và hy vọng sẽ giúp các bài, giáo viên cần dành khoảng 1/2 đến 2/3 thời gian của bài học để thực hành nhằm giúp 
học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thói quen lao động .
 - Yêu cầu cơ bản của việc dạy Thủ công theo chương trình Tiểu học mới được hình 
thành, phát triển kỹ năng thực hành ở mức đơn giản, tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong 
học tập của học sinh. Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm đặc trưng và nội dung của môn học 
Khi dạy Thủ công giáo viên nên áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực như 
phương pháp vấn đáp, phương pháp làm mẫu, phương pháp trực quan, phương pháp quan 
sát, phương pháp thực hành... Trong đó, đặc biệt coi trọng phương pháp luyện tập thực hành 
để rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
 - Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại 
bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động, 
linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh 
của lớp.
 - Muốn tiết học thực sự sôi động thì người giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về 
bài mẫu để tổ chức cho học sinh quan sát. Bài mẫu, vật mẫu dùng để cho học sinh quan sát 
cần rõ ràng (không to quá hay nhỏ quá), màu sắc hài hòa, thực tế.
 -Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên nên sử dụng phương pháp làm 
mẫu trong khi dạy bài mới:
 + Khi giáo viên làm mẫu nên thực hiện với tốc độ chậm vừa phải từng thao tác mẫu, 
theo quy trình kỹ thuật. Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng 
tranh quy trình.
 + Tập trung hướng dẫn những thao tác khó, thao tác mới trong bài học.
 + Làm mẫu lần thứ hai với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ từng bước.
 + Trong trường hợp học sinh chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ các thao tác giáo viên cần 
hướng dẫn lại giúp học sinh hiểu rõ và làm bài được.
 + Khi tất cả các học sinh đã nắm vững các thao tác kỹ thuật thì giáo viên mới tiến 
hành tổ chức cho học sinh thực hành.
 + Có thể tổ chức cho học sinh thực hành dưới nhiều hình thức như: Thực hành cá 
nhân, thực hành theo cặp, thực hành theo nhóm, tổ ............................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx