Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Chính tả Lớp 2
1 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Tên sáng kiến 2 2. Cở sở đề xuất 2 2.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 2 2.2. Đánh giá thực trạng 2 2.3. Mục tiêu đạt được của sáng kiến 3 2.4. Căn cứ đề xuất 4 3. Tóm tắt nội dung giải pháp 5 3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:5 3.1.1. Đối tượng5 3.1.2. Phạm vi áp dụng 5 3.2. Tóm tắt nội dung 5 4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến 12 4.1. Việc áp dụng: 13 4.2. Hiệu quả áp dụng: 13 4.3. Khả năng triển khai 13 Tài liệu tham khảo 15 3 - Học sinh viết không đúng làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, tư duy. Học sinh không thể chuyển lời nói dưới dạng văn bản viết – vốn là một loại văn bản có khả năng chuyển đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người qua một thời gian và không gian trong mọi hoàn cảnh và với mọi đối tượng sử dụng. 2.3. Mục tiêu đạt được của sáng kiến - Trong những môn học ở Tiểu học mỗi môn đều có những nét đặc thù riêng, phương pháp giảng dạy riêng, vị trí, mục đích, ý nghĩa của từng môn học nó thể hiện cụ thể theo từng nội dung của môn học. Riêng với phân môn Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Cơ chế của việc viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Bên cạnh sự tương hợp giữa âm và chữ, chữ Tiếng việt còn một số trường hợp không theo quy luật: + Một âm ghi bằng một tập hợp chữ cái + Một âm ghi bằng nhiều chữ cái + Một chữ cái dùng để ghi cho nhiều âm - Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ âm nhưng trên thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc hiểu ý nghĩa rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở quan trọng giúp người học viết đúng, hay còn gọi là chính tả ngữ nghĩa. - Muốn dạy học sinh viết đúng chính tả thì trước hết phải dạy cho học sinh phát âm chuẩn. Nhưng nói cho chuẩn tất cả tiếng việt là một yêu cầu gần như không thể thực hiện với mọi người dân ở khắp cả ba miền. Vì vậy để hạn chế việc viết sai chính tả ở học sinh Tiểu học người giáo viên cần phải làm gì? Đó cũng chính là mục tiêu của đề tài . 2.4. Căn cứ đề xuất: - Khi dạy chính tả, ngoài việc đáp ứng yêu cầu chung còn phải tính đến đặc điểm ngôn ngữ địa phương có ảnh hưởng tới việc viết đúng, để luyện tập cho học sinh viết đúng chính tả. - Trong thực tế hiện nay, học sinh ở cấp tiểu học cần phải thông thạo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng đọc và viết là 2 kỹ năng rất quan trọng đối với học sinh tiểu học.Trong bài viết chính tả, có một số em chữ viết rất đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả.Vì vậy, đối với học sinh tiểu học, chẳng những rèn chữ viết đẹp mà chúng ta cần phải rèn cho các em viết đúng.Vậy chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp trong việc 5 đạt yêu cầu, có em đọc ê, a phải đánh vần thầm trong miệng mới đọc được, có em đọc đúng theo tốc độ nhưng đọc sai nhiều do phát âm của địa phương.Thế nhưng giáo viên lại ít chú ý đến điều này. - Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói. Mỗi hình nét tương ứng với một đoạn âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói. Một tổ hợp gồm các chuỗi hình nét được liên kết theo những cách thức nhất định (dạng thức viết của ngôn ngữ) để ghi lại lời nói âm thanh và trở thành phương tiện truyền đạt nội dung trong lời nói. Chính tả thực hiện những quy ước xã hội đối với chữ viết, đề phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tùy tiện, vi phạm các quy ước làm trở ngại cho tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. - Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng chữ viết. Ở giai đoạn đầu tiên (bậc tiểu học) trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng việt và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác. Mà muốn đọc thông viết thạo, trẻ em phải được học chính tả. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. => Như vậy, để giúp cho học sinh viết chính tả đúng thì bản thân mỗi giáo viên phải nắm được nguyên nhân sai chính tả của từng học sinh lớp mình phụ trách từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. VD: HS thường mắc các yếu tố chính tả nào trong các yếu tố sau: Học sinh lẫn lộn âm đầu: s/x: sắc sảo → xắc xảo sạch sẽ → xạch xẽ sắp xếp → xắp xếp v/d/gi: dọn dẹp → giọn dẹp giàn hoa → dàn hoa ch/tr: con trăn → con chăn trông thấy → chông thấy Học sinh không nắm vững quy tắc chính tả Vd: băn khoăn → băn khuăn cổ kính → cổ cính 7 Vd: Khi viết tiếng “muống”, học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, tôi yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ: - Muống = M + uông + thanh sắc (rau muống) - Muốn = M + uôn + thanh sắc (ước muốn) So sánh thấy được sự khác nhau đó để học sinh ghi nhớ, khi viết các em sẽ không bị viết sai. 3. Giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả bằng cách hướng dẫn các em nắm nghĩa của từ phối hợp với việc so sánh, phân tích chính tả, tôi sử dụng đồ dùng dạy học, những hình ảnh và giáo cụ trực quan để giúp học sinh quan sát và phân biệt từ khó dựa vào việc sử dụng thiết bị dạy học vừa nêu hoặc hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ bằng cách cho học sinh đặt câu, đọc chú giải. Vd: * ch/tr Chân : bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng * s/x Sen: hoa sen, vòi sen Xen: xen lẫn, xen kẽ 4. Rèn luyện trí nhớ cho học sinh để có kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách hướng dẫn cho các em đọc - viết vào các buổi thứ hai trong tuần, giúp các em có kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, phụ âm cuối qua các bài tập chính tả để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học. Vd: * Bài tập phân biệt r/d/gi Hãy điền r/d/gi thích hợp vào chỗ trống: ỗ dành, ỗ chạp, mặt ỗ ữ gìn, cặp a, ..a vào * Bài tập phân biệt các phụ âm cuối c/t, n/ng, Đây là lỗi mà học sinh miền Trung hay mắc phải do ảnh hưởng của phương ngữ. Để giúp học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm cuối c/t hoặc n/ng ta phải khảo sát, thống kê lỗi chính tả mà học sinh mắc phải ( vd: tấc cả, gậc đầu,). Trên cơ sở đó soạn cho học sinh 1 hệ thống bài tập chính tả “so sánh” - viết phân biệt c/t 9 a. sữa tươi d. thi đỗ b. sửa sai e. nghiêng ngã c. ngả ba g. mãi miết Với dạng bài tập này, tôi thường đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp các em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh. b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống: - (đổ, đỗ ) : thi , rác - ( giả, giã ) : vờ (đò), gạo Hoặc để nâng cao hơn về kĩ năng viết chính tả cho học sinh tôi đưa thêm dạng bài tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập. Ví dụ: * Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau: Mặt òn, mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng ên cao Đêm về đi ngủ, ui vào nơi đâu? ( là gì? ) * Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm sau: - Kiến cánh vỡ tô bay ra Bao táp mưa sa gần tới. - Muốn cho lúa nay bông to Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều. => Ngoài ra giáo viên cũng cần phải chú ý đến các vấn đề sau để hiệu quả tiết dạy phân môn chính tả đạt cao như: - Trong giờ học, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ nhiều đối với học sinh yếu. - Thường xuyên gọi học sinh yếu đọc bài để giúp đỡ, sửa sai cách phát âm. - Chú ý sửa sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh để tránh sự mệt mỏi, chán nản của học sinh trong tiết học. - Giờ dạy chính tả, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh, cho học sinh tự tìm ra những từ khó trong bài viết, đoạn viết, giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn các em phân biệt nghĩa của từ. 11 Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng đạt hiệu quả cao tại khối 2. Không những vậy các giải pháp này có thể áp dụng vào các khối khác tại trường. - Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu, cũng như qua thực tế đã áp dụng các biện pháp trên trong tiết dạy tôi thấy có kết quả cao, học sinh hay viết sai chính tả tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt giúp học sinh có hứng thú trong học tập phân môn chính tả, học sinh tự tin hơn, tích cực, tự giác học tập hơn dẫn đến không còn tình trạng học sinh sợ hay chán học phân môn chính tả do viết sai nhiều. - Và cũng qua những vấn đề trên tôi lại được hiểu biết thêm nhiều, biết cách sử dụng thêm những quy tắc, mẹo luật chính tả, bổ sung thêm một số kiến thức nâng cao về phân môn chính tả, nhằm giúp việc giảng dạy chính tả cho học sinh đạt hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh khi học phân môn chính tả. Long Hải, ngày 15 tháng 10 năm 2022 Người viết báo cáo Trần Thị Hồng Thúy
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc