Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

docx 12 trang sangkienhay 25/03/2024 10095
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP
 Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh 
 Tiểu học
 1. Lời giới thiệu
 Đất nước ta đang dần tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để phát triển 
mọi mặt. Trong đó, ngành giáo dục là một trong những ngành chủ chốt, nhằm 
đào tạo đội ngũ cán bộ của đất nước vừa có tri thức và có phẩm chất đạo đức tốt. 
Do đó việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu không thể thiếu 
được, qua mọi thời đại. Vì đạo đức là “ Cái gốc” của con người nên nó sẽ góp 
phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: 
hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm 
việc khoa học, giáo dục ý chí những đức tính tốt; nhằm xây dựng ý thức đạo đức 
(có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức)  Để các em có những phẩm chất đạo 
đức quan trọng của công dân Việt Nam. 
 Mặc dù hiện nay, đạo đức học sinh nói chung đã có phần sa sút, không ít học 
sinh thiếu tôn trọng và vô lễ đối với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và mọi người xung 
quanh. Phần lớn là do tác động của cuộc sống ảnh hưởng từ môi trường xã hội, ảnh 
hưởng của sách báo và nhất là phim ảnh, nạn ma túy tràn lan vào học đường.
 Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học : các em đang thực hiện chương trình học 
2 buổi/ngày hơn nữa hầu hết các trường Tiểu học trên địa bàn đều có các lớp bán 
trú, nghĩa là phần lớn thời gian học tập, sinh hoạt của các em đều ở trường và 
người gần gũi, quan sát mọi hành vi ứng xử của các em nhiều nhất chính là giáo 
viên chủ nhiệm(GVCN). Qua thực tế giảng dạy và giáo dục học sinh tôi nhận thấy 
một số phương pháp giáo dục đạo đức được áp dụng từ trước nhiều khi không còn 
phù hợp với học sinh Tiểu học hiện nay. Vì vậy tôi đã nghiên cứu,tìm hiểu, áp 
dụng và đưa ra một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác 
“giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.”
 2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
 3. Tác giả sáng kiến 
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ Thu
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Kim Long B, huyện Tam Dương, 
tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0983713394
 Email: nguyenthihuethuklb@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Huệ Thu
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này áp dụng trong việc giáo dục 
đạo đức cho học sinh Tiểu học. Sáng kiến này góp phần giáo dục học sinh chưa 
ngoan, có lối sống hành vi lệch lạc không đúng với chuẩn mực đạo đức, trái với 
nội quy, quy chế của nhà trường. Giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong công tác 3
 Ví dụ: Khi nhận lớp của mình từ GVCN trước là cô Nguyễn Thị Trang tôi 
và cô Trang đã có những trao đổi về tình hình học tập, năng lực phẩm chất của 
học sinh trong lớp, các học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, học sinh 
ngoan, học sinh chưa ngoan( chú trọng đặc biệt với đối tượng học sinh chưa ngoan 
về tính tình, sở thích, hoàn cảnh gia đình....)
 + Nguồn thông tin thứ hai không kém phần quan trọng chính là từ các em học 
sinh của chính lớp đó. Vì các em trong cùng lớp tiểu học thì thường tập trung trong 
cùng khu vực sinh sống, các em có thể là hàng xóm của nhau, anh em họ hàng....
 Ví dụ: Đối với những học sinh chưa ngoan tôi sẽ hỏi các học sinh còn lại 
trong lớp ( những bạn thân của học sinh đó) xem hằng ngày bạn học sinh đó hay 
chơi, hay giao tiếp với học sinh nào, hay chơi trò gì và hay vi phạm những lỗi gì...
 + Nguồn tin thứ ba và cũng là nguồn quan trọng nhất đó chính là từ chính 
cha mẹ học sinh trong lớp; chi hội trưởng, chi hội phó trong ban chấp hành hội 
cha mẹ học sinh của lớp.
 Ví dụ: Khi mới nhận lớp tôi chưa có thời gian tiếp xúc nhiều với phụ huynh 
học sinh vì vậy tôi sẽ tranh thủ đi sớm hoặc ở lại muộn hơn vào các buổi học trong 
ngày để gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh đi đưa, đón con của mình. Thông qua 
GVCN năm trước, chi hội trưởng, chi hội phó trong ban chấp hành hội cha mẹ học 
sinh để xin hết số điện thoại của phụ huynh để tiện trao đổi thông tin khi cần thiết.
 Bước 2: Phân loại nhóm học sinh
 Theo kinh nghiệm bản thân và trong thực tế giảng dạy giáo dục đạo đức , 
lối sống cho học sinh Tiểu học tôi chia học sinh của lớp mình thành 2 nhóm để có 
những giải pháp phù hợp với từng nhóm học sinh. Cụ thể 2 nhóm học sinh mà tôi 
chia ra là : nhóm 1 là nhóm những học sinh ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện 
đạo đức; nhóm 2 là nhóm học sinh chưa ngoan- nhóm học sinh cần được sự quan 
tâm đặc biệt.
 a. Giải pháp đối với nhóm học sinh ngoan
 - Với đặc thù là học sinh Tiểu học các em phần lớn có tính hiếu động, dễ bị 
sự lôi kéo của bạn bè xấu kể cả với đối tượng học sinh ngoan. Tuy nhiên trên 
thực tế với các đối tượng học sinh này một số giáo viên lại chưa có sự quan tâm 
đúng mức với các em.Phần lớn giáo viên sẽ chỉ chú trọng đến học sinh chưa ngoan 
mà quên mất đối tượng học sinh ngoan cũng rất cần được quan tâm, để ý. Với 
tôi lại khác , nhóm đối tượng học sinh này sẽ là cánh tay phải đắc lực của tôi trong 
việc giúp đỡ, theo dõi những học sinh chưa ngoan. Với học sinh ngoan tôi sẽ luôn 
động viên khuyến khích các em trong học tập và rèn luyện đạo đức để làm tấm 
gương sáng cho các bạn học sinh còn lại.
 b. Giải pháp với học sinh chưa ngoan
 Học sinh chưa ngoan là học sinh có hành động khiến lớp học luôn trong trạng 
thái bất ổn. Biểu hiện của học sinh chưa ngoan đó là ăn nói thô tục, có xu hướng giải 
quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực, thích nổi loạn, thường xuyên đứng ngoài các 
hoạt động học tập của lớp. Không chỉ xem thường bạn bè, thầy cô, đối tượng này 5
 Thông qua môn học này mà học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri 
thức đạo đức. Nhờ đó học sinh có thể hiểu được mục đích hành động, biết được 
cần phải làm gì, phân biệt được “cái tốt và cái xấu”, “cái đạo đức và cái vô đạo 
đức”  Trên cơ sở đó, các em định hướng đúng trong cách giao tiếp ứng ở xung 
quanh mình và có được tính tự giác trong quá trình học tập. Ở bậc Tiểu học, việc 
dạy và học môn Đạo Đức với tư cách là môn học cũng có tác dụng đặc biệt quan 
trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
 Thông qua môn học này các em hiểu được bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm 
của mình trong các mối quan hệ xã hội, biết được trong giao tiếp ứng xử phải tuân 
theo các chuẩn mực đạo đức. Cụ thể là:
 + Quan hệ với những người thân trong gia đình ( ông bà, cha mẹ, anh chị em...)
 Ví dụ: Bài: Kính già yêu trẻ ( Đạo đức lớp 5)
 + Quan hệ với mọi người trong nhà trường (thầy cô giáo,lao công, bạn bè 
trong lớp, học sinh lớp dưới, học sinh lớp trên...)
 Ví dụ : Bài Tình bạn ( Đạo đức lớp 5)
 + Quan hệ với cộng đồng ( hàng xóm, láng giềng)
 Ví dụ: Bài Tôn trọng phụ nữ ; Bài Hợp tác với những người xung quanh ( 
Đạo đức lớp 5)
 + Thái độ và quan hệ với những người lao động, với công việc hàng ngày.
 Ví dụ: Bài Tự làm lấy việc của mình( Đạo đức lớp 3)
 + Thái độ và quan hệ với tài sản công cộng, với môi trường, với các di sản 
văn hóa, với thiên nhiên, 
 Ví dụ: Bài Giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Đạo đức lớp 2)
 + Ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đối với dân tộc...
 Ví dụ: Bài Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam ( Đạo đức lớp 5)
 + Trách nhiệm bổn phận, lợi ích chính đáng của bản thân....
 Ví dụ: Bài Em là học sinh lớp 5 ( Đạo đức lớp 5)
 b, Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học khác.
 Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn 
Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, môn Toán đều có thể khai thác triệt để trong việc 
giáo dục đạo đức cho học sinh nếu được khai thác tốt, đúng hướng. Chẳng hạn ở 
môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của 
đất nước, ca ngợi truyền thống văn hóa dân tộc, các tập quán truyền thống tốt đẹp 
của đất nước, phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc.Các bài học này sẽ giáo dục, 
bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước...
Qua đó các em ngày càng có thêm các kiến thức về đạo đức, thái độ đạo đức về 
cuộc sống, vốn sống, kinh nghiệm sống của các em sẽ phát triển dần. 7
 Giải pháp 4: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp
 - Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương 
các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội 
dung cần giáo dục cho học sinh.
 - Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày 
lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào 
dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Thông 
thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn chẳng hạn: Kỷ niệm cách 
mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 . Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ 
nữ Việt Nam. 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam. 22/12: Ngày thành Quân đội nhân 
dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân. 08/3: Ngày Quốc tế phụ nữ.
10/3 âm lịch (thường vào tháng 4 dương lịch): Ngày giỗ Tổ Hùng Vương. 30/4: 
Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 19/5: Kỷ niệm ngày sinh của Hồ 
Chủ Tịch. 01/6: Ngày Quốc tế Thiếu nhiNgoài ra còn nhiều ngày kỷ niệm khác 
nữa. Dựa vào các ngày lễ vừa nêu trên, có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo 
chủ đề với nhiều nội dung phong phú chẳng hạn:
 + Tháng 9-10: Chủ đề: Truyền thống nhà trường.
 Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn 
tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những công việc em đã làm để làm sạch đẹp 
trường lớp;
 + Tháng 11: Chủ điểm: Kính yêu thầy giáo cô giáo.
 Học sinh sẽ làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể 
chuyện, làm thơ, tiểu phẩm nói về thầy cô)
 + Tháng 12: Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn.
 HS sẽ làm báo tường, tìm hiểu về chú bộ đội, những người có công với đất 
nước; múa hát, kể chuyện về chú bộ đội.
 + Tháng 01-02: Chủ điểm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
 Học sinh sẽ tìm hiểu lịch sử truyền thống , nét văn hóa của quê hương, tham 
gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức: ngày Tết quê em....
 + Tháng 3:Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô giáo.
Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những bài hát về bà, mẹ, 
cô giáo, ;
 + Tháng 4: Chủ điểm: Hòa bình và hữu nghị.
Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi trên 
toàn thế giới; Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày 30-4 và ngày 1-5, giao lưu về 
quyền và bổn phận của trẻ em.
 + Tháng 5: Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu. 9
hội. Công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng chỉ đạt hiệu quả 
cao khi có sự thống nhất của các bên nêu trên theo hướng tích cực. Đối với học 
sinh Tiểu học thì việc kết hợp giáo dục đạo đức của nhà trường, gia đình, xã hội 
có vai trò quan trọng. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên làm cho việc giáo 
dục đạo đức đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất. Giúp 
cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu rõ về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó 
đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời các bên liên quan có 
thể hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục một cách kịp thời nhất. Và nhờ đó sự 
kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội từ lâu đã được xem là nguyên 
lý cơ bản của giáo dục. Ở trường tôi việc kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh 
giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã được thực hiện theo cơ chế phân công - Hợp 
tác bằng việc làm cụ thể, thiết thực của cha mẹ học sinh, giáo viên và cộng đồng. 
Cụ thể là:
 - Chúng tôi xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, điểm mạnh của mỗi bên liên 
quan. Nhà trường sẽ chuyên trách về giáo dục. Theo đó nhà trường và giáo viên 
có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông 
báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho phụ học sinh. Chủ động 
thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo dục. Nhà trường luôn chú 
ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho học 
sinh như trao đổi về ưu, nhược điểm ở nhà trường, ở gia đình để đưa ra biện pháp 
giáo dục phù hợp. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng kiến thức sư phạm, kiến thức gia 
đình cho cha mẹ học sinh đã trở thành mối quan tâm của cả hai phía.
 - Xây dựng quy định về nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương 
của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như 
việc đánh giá kết quả giáo dục. Nội dung của từng việc làm, yêu cầu mà học sinh 
cần đạt được khi thực hiện nhiệm vụ. Các việc làm đó được sắp xếp theo một trật 
tự nhất định tùy điều kiện cụ thể của gia đình, nhà trường, địa phương và trình độ 
phát triển của học sinh ở từng lớp. Quy định này là do GVCN và phụ huynh học 
sinh xây dựng từ đầu năm học trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm. Những 
điều chỉnh cần thiết sẽ được hai bên thông báo kịp thời cho nhau trong suốt quá 
trình học tập của cả năm học.
 Việc giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi giúp điều chỉnh 
kịp thời những biểu hiện chưa đúng trong mọi hành vi ứng xử của các em. Tuy 
nhiên, trong thực tế các em không được giáo dục kịp thời do người lớn không chú 
ý sửa sai, điều chỉnh cho các em trong thời gian các em ở nhà hoặc ngoài xã hội. 
Đối với thời gian ở lớp, ở trường học sinh luôn được thầy cô điều chỉnh hành vi 
ứng xử khi biểu hiện sai lệch. Nhưng đó là thời gian ở trên lớp khi có thầy cô bên 
cạnh. Tuy nhiên thầy cô không thể bao quát được mọi hành vi ứng xử của các em 
như trong giờ chơi, trên đường đi học về, ở nhà, 
 Vì vậy, để có thể giáo dục kịp thời, chấn chỉnh những sai lệch cho các em 
trong cuộc sống cũng như trong học tập hàng ngày tôi tiến hành thực hiện như 
sau: Mời phụ huynh học sinh lên trao đổi trực tiếp, trao đổi qua tin nhắn SMAS, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_dao_duc_cho.docx