Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội của học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội của học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội của học sinh Lớp 2

1. Lý do chọn đề tài Hứng thú là một trong những vấn đề phức tạp của tâm lý học. Trong học tập cũng như làm việc muốn có hiệu quả thì trước tiên phải có sự hứng thú và say mê. Hứng thú có vai trò to lớn trong đời sống và hoạt động của con người bởi khi có sự hứng thú sẽ tạo cho cá nhân một trạng thái dễ chịu, làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động, hành động có sáng tạo và cũng từ đó làm tăng sức làm việc của cá nhân. Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một trong những điều cốt yếu trong quá trình dạy học, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi đây là bậc học đầu tiên các em được làm quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, một cách tiếp cận với tri thức mới, bậc học này chính là nền tảng cho những bậc học tiếp theo. Khi có hứng thú, hoạt động học tập của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hứng thú sẽ làm cho những tiết học không còn gây áp lực, căng thẳng với các em mà ngược lại các em còn cảm thấy hào hứng, mong chờ để được khám phá những kiến thức mới, những điều lí thú và bổ ích mới... Thông qua đó, học sinh sẽ tích cực, tự giác hơn trong quá trình học tập, chủ động thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Hứng thú học tập là một trong những nhân tố cơ bản phát huy được tính sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh và nâng cao ý thức của người học. Từ đó, giúp các em nắm được tri thức một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất... không những thế các em còn biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống một cách sáng tạo, khoa học. Hứng thú học tập là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, hiện nay hứng thú học tập nhiều môn học ở bậc tiểu học chưa thực sự được xem trọng. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của học sinh cũng như quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Tự nhiên - Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học sẽ giúp cho học sinh có 1 Hứng thú học tập đảm bảo cho học sinh nắm nhanh và vững chắc tri thức. Học tập với tư cách là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo, đó là một quá trình căng thẳng đòi hỏi phải nỗ lực thường xuyên. Hứng thú là một sự thúc đẩy bên trong làm giảm sự căng thẳng, sự mệt nhọc và dường như nó mở ra con đường dẫn đến sự hiểu biết, nó làm cho việc nắm tri thức thoải mái và dễ dàng hơn, thuận lợi và có hiệu quả hơn. Học tập mà dựa trên sự hứng thú thì học sinh không chỉ nắm vững được nội dung, nội dung được mở rộng và sâu sắc hơn mà còn tạo nên thái độ của cá nhân đối với học tập như là một hoạt động dễ chịu, vui sướng. Dựa vào lý luận về con đường hình thành, phát triển hứng thú các và các biểu hiện của hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn Tự nhiên - Xã hội của học sinh lớp 2, có thể xác định một số biện pháp tác động cần thiết để nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội ở các em như sau: Thứ nhất: Là giúp học sinh nhận thức rõ ý nghĩa của môn học, hình thành động cơ học tập đúng đắn ngay từ ban đầu Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng sẽ hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội khi các em thấy việc học môn Tự nhiên - Xã hội thực sự có ý nghĩa với cuộc sống của bản thân. Như vậy, giúp học sinh nhận thức lợi ích hay tầm quan trọng của môn Tự nhiên - Xã hội chính là việc làm có thể kích thích hứng thú, tạo động cơ học tập cho các em, có thể tiến hành công việc đó bằng cách sau: Trình bày lợi ích của nội dung học tập một cách rõ ràng hoặc trình bày lợi ích của nội dung học tập thông qua nhiều tình huống sư phạm. Ngay từ ban đầu giáo viên cần giáo dục cho các em thấy được lợi ích của môn học, tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học để các em hình thành động cơ học tập đúng đắn. Để học sinh thấy được tầm quan trọng đó thì đầu tiên trong mỗi tiết dạy của giáo viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, có đầu tư để các em thấy được môn Tự nhiên - Xã hội không phải là môn học phụ, chỉ học lướt qua hay học để biết. Trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ đưa ra nhiều vấn đề 3 hình thức tổ chức dạy học đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Sự kết hợp hài hòa, linh hoạt, hợp lý các hình thức tổ chức dạy học sẽ giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập; Thúc đẩy người học suy nghĩ, làm việc, thảo luận nhiều hơn. Từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục lấy người học làm trung tâm. Thứ ba: Là có sự kết hợp hài hòa, linh hoạt các phương pháp dạy học trong một tiết dạy Có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp quan sát; Phương pháp đóng vai; Phương pháp hỏi đáp; Phương pháp thí nghiệm; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp trò chơi; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp sử dụng phiếu điều tra; Phương pháp phân vai mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số kỹ năng, thái độ (Nhờ quan sát học sinh có được những tư liệu phong phú, tỉ mỉ, hình thành những biểu tượng, khái niệm cụ thể về thế giới khách quan; Đàm thoại giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, trình bày vấn đề; Với phương pháp làm thí nghiệm học sinh được trực tiếp chứng minh thí nghiệm nên tạo niềm tin vào khoa học, kích thích niềm say mê khoa học, giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ bài lâu hơn; Qua các lời thoại, vai diễn, cử chỉ sáng tạo học sinh có điều kiện bộc lộ những khả năng tự nhận thức, đồng thời thể hiện rõ những tính cách cá tính của mình). Vận dụng tốt sẽ lấy ưu điểm của phương pháp dạy học này khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học kia. Chính vì vậy, không có phương pháp dạy học nào là chìa khóa vạn năng, là tối ưu cho mọi trường hợp. Do đó, việc nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng, đặc điểm riêng của từng bài học và đối tượng người học để có sự kết hợp hài hòa, đa dạng, linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau trong một tiết học là một yêu cầu có tính bắt buộc đối với việc nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên - Xã hội của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. 5 học Tự nhiên - Xã hội có sử dụng các bài tập, hoạt động có tính chất trò chơi, để phát huy được hiệu quả, khơi dậy được sự hứng thú học tập của học sinh, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: - Khơi dậy lòng say mê thích học hỏi của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy thực sự yêu thích môn học không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định. Biết trân trọng sự sáng tạo của học sinh. - Các bài tập, hoạt động có tính chất trò chơi phải góp phần thực hiện mục tiêu bài dạy. Phải được chuẩn bị kĩ phù hợp với đối tượng học sinh cả về thẩm mĩ và nội dung và hoạt động. - Không nên tổ chức kéo dài trò chơi sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức. Cần biết tổ chức cho khéo trò chơi học tập cần mang đúng nghĩa học mà chơi, chơi mà học, tránh sự thái quá. - Trò chơi chỉ áp dụng với mỗi bài 1 lần. Nếu là các hoạt động, bài tập, trò chơi khám phá nội dung kiến thức bài học thì cần thu hút đông đảo học sinh tham gia, tránh hiện tượng chỉ có một nhóm học sinh tham gia. Thứ năm: Là tăng cường tính vấn đề trong dạy học, tăng tính chủ động nhận thức của học sinh Tăng cường tính vấn đề trong dạy học, tăng tính chủ động nhận thức của học sinh là nội dung được thể hiện rõ nét trong phương pháp dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong dạy học các môn học nói chung và dạy học môn Tự nhiên - Xã hội nói riêng, để học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm bắt được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống mới, thì đòi hỏi giáo viên phải đưa ra những bài tập, những tình huống có vấn đề. Đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề để các em tự suy nghĩ tìm cách giải quyết từ đó tìm ra nội dung kiến thức theo yêu cầu của bài học. Như vậy, với việc tăng cường tính vấn đề trong dạy học, học sinh thực sự được chủ động trong nhận thức của mình, các em cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập bởi dưới sự hướng dẫn của người thầy, bằng sự cố 7 học sinh. Như vậy, khi giáo viên đảm bảo được những nội dung trên trong quá trình nhận xét - đánh giá sẽ giúp học sinh được củng cố lòng tin và nâng cao hứng thú của các em trong học tập. Từ đó, góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên - Xã hội. Thứ bảy: Là tăng cường sử dụng và sử dụng hợp lý phương tiện, thiết bị dạy học trong quá trình dạy học Phương tiện, thiết bị dạy học góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của cải cách giáo dục. Môn Tự nhiên - Xã hội là môn học có trên 90% số tiết cần sử dụng thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học trong môn Tự nhiên - Xã hội khá đa dạng, bao gồm: Vật thật, mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thí nghiệm, sơ đồ, bản đồ, lược đồ, đồ thị, các phương tiện nghe nhìn Trước đây người ta quan niệm thiết bị dạy học chỉ là phượng tiện minh họa cho lời giảng của giáo viên. Ngày nay người ta coi thiết bị dạy học chẳng những là phương tiện minh họa cho lời giảng của giáo viên mà còn là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, là phương tiện phát triển tư duy và là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học. Điều này thể hiện qua sơ đồ sau: Mục tiêu Nội dung Phương pháp Thiết bị dạy học Phương tiện, thiết bị dạy học giúp cho học sinh dễ dàng nhận ra những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng và thấy được cả những thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng. Phương tiện, thiết bị dạy học thực sự góp phần phát triển tư duy ở học sinh. 9 Hoạt động ngoại khóa là hoạt động có tác động mạnh mẽ tới nhận thức, thái độ của học sinh đối với việc học môn Tự nhiên - Xã hội. Qua mỗi buổi ngoại khóa là một lần các em được trải nghiệm, được củng cố và mở rộng kiến thức của bản thân. Qua đây các em được quan sát, kiểm chứng lại kiến thức mà mình đã được học và có cái nhìn tổng quát hơn về mọi mặt. Hay nói cách khác, các tình huống, các vần đề được đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh một lần nữa được tái hiện kiến thức; rèn tư duy; biết cách phân biệt đúng, sai; phải, trái; nên hay không nên để có sự lựa chọn cách giải quyết chính xác nhất. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả tối đa của các hoạt động ngoại khóa thì yêu cầu đặt ra đó là các hoạt động này cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo, có kế hoạch, có hệ thống, phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 2. Hoạt động ngoại khóa có thể là tổ chức cho học sinh đi tham quan, tổ chức các cuộc thi với chủ đề về thiên nhiên, con người, xã hội Để đảm bảo hiệu quả, giáo viên cần phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ tiến trình công việc để các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong khi tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần tạo cho các em một tâm lý thoải mái, hứng thú tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện có như thế các em mới có thể củng cố và tiếp nhận tri thức một cách hiệu quả theo hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” là cách thức dạy học hiệu quả và chất lượng nhất. Thứ chín: Là khuyến khích học sinh đọc thêm sách báo, xem các chương trình truyền hình có nội dung kiến thức liên quan tới môn học Nội dung kiến thức Tự nhiên - Xã hội trong sách giáo khoa mới chỉ là những nội dung kiến thức cơ bản nhất. Như vậy, để học sinh hiểu sâu sắc hơn đối tượng về mọi mặt thì học sinh cần đầu tư thời gian tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau như tivi, sách báo Những nguồn tri thức này sẽ là những tài liệu vô cùng quý giá giúp các em củng cố kiến thức đã học cũng như mở mang thêm nhiều kiên thức liên quan. Qua đây các em sẽ thấy được nhiều mặt của vấn đề: Trong sách giáo khoa chỉ là những hình ảnh minh họa thì qua truyền hình các em sẽ thấy được sự chuyển động của các sự vật, các đối tượng 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_hung_thu_h.doc