Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua môn Đạo đức

doc 6 trang sangkienhay 12/11/2023 2511
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua môn Đạo đức

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 qua môn Đạo đức
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Với tốc độ phát triển của thế giới cũng như đất nước ta hiện nay, giáo dục kĩ 
năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Các em chính là những chủ nhân 
tương lai của đất nước. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện 
tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi Học 
sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, 
ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá...song còn thiếu hiểu biết về xã hội, còn 
thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là trong bối cảnh hội 
nhập quốc tế và cơ chế thị trường như hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác 
động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, các em luôn được đặt vào 
hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị tốt, đương đầu với những khó khăn, thử 
thách, những áp lực tiêu cực... Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, sẽ dễ bị lôi 
kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển 
lệch lạc về nhân cách. Nổi trội là vấn nạn “bạo lực học đường” hiện nay, hay sự 
“vô cảm” của thế hệ trẻ trước những mất mát, đau thương của cộng đồng, người 
thân.
 Các em học sinh tiểu học, nhất là những học sinh ở đầu cấp, khi đến trường rất 
ngây thơ, trong sáng, chưa có khả năng nhận biết, phân tích, chưa hiểu sâu, hiểu rõ 
mọi tình huống có vấn đề... Nếu vào giai đoạn này các em không có được một sự 
giáo dục kĩ năng sống tốt, các em không nắm bắt được việc xử lí các tình huống 
theo hướng đúng thì nhân cách đạo đức của các em sẽ bị hình thành sai lệch.
 Môn học Đạo đức ở tiểu học với mục tiêu hình thành cho học sinh những hành 
vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong các 
tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống hằng ngày, hình thành cho các em một 
số kĩ năng sống để học sinh có thể ứng xử trong một số tình huống thực tế trong 
cuộc sống của bản thân mình. Nội dung của môn học Đạo đức ở lớp hai nói riêng 
được kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh 
 *1* 
trò chơi, kể chuyện, đóng vai, quan sát, trả lời câu hỏi, đánh giá và tự đánh giá 
hành vi của bản thân và người xung quanh, tập vẽ tranh, tô màu...Học sinh tự khám 
phá chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng mới giáo viên kết luận hành vi đạo đức đúng.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Chăm làm việc nhà” giáo viên có thể cho học sinh đóng 
vai thể hiện lại những việc em đã làm ở nhà, sau đó cho các em khác nhận xét ...Từ 
đó hình thành cho học sinh đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp 
với bản thân.
b.2. Giáo viên phát huy tính tự lập của học sinh: 
 Người giáo viên cần tạo môi trường cho trẻ tự lập qua cách thức tổ chức lớp 
học, bằng các phương pháp sống động trong đó có sự tham gia tích cực của học 
trò, tổ chức bài học từ những vốn liếng của học sinh, không quên những cách thức 
sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt nhóm, những bài học ứng dụng...
 Ví dụ: Cho các em học kĩ năng sống tự lập qua phương pháp sinh hoạt nhóm. 
Mới nghe qua có vẻ đối nghịch song trong sinh hoạt nhóm các em biết được vai trò 
riêng của mình, những liên hệ với các thành viên khác, các tranh luận cần dung hòa 
hay tranh cải ( dung hòa vì ích lợi chung, tranh cải để nhóm làm việc tốt hơn). Sinh 
hoạt nhóm cần được tổ chức có tôn ti trật tự, có luật điều hành để dẫn đến kết quả . 
Các em học cách phân công và tinh thần trách nhiệm đối với việc được giao phó... 
b.3. Phát huy tính cộng đồng của học sinh : 
 Tổ chức cho các em hoạt động ngoài giờ lên lớp ( lao động, đố vui, kể 
chuyện theo chủ đề đạo đức...) để thực hành các hành vi đã học. Từ đó củng cố, 
tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kĩ năng, 
hành vi phù hợp.
 Ví dụ: Tổ chức cho học sinh lao động công ích. Thông qua lao động giúp 
các em gắn bó với đời sống xã hội, ngoài ra còn cho các em hiểu thêm về giá trị lao 
động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích còn cho trẻ 
vận dụng kiến thức đã học vào đời sống như: trực nhật, vệ sinh lớp học, sân 
trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, đẹp lớp... Đây là một hoạt động 
 *3* 
 Môn học này nhằm hình thành cho học sinh Tiểu học những tri thức ban đầu 
về đạo đức, cách ứng dụng các kiến thức đã học để hình thành cho học sinh kĩ năng 
sống, đồng thời là cơ sở ban đầu cho sự phát triển kỹ năng nhận thức và tư duy của 
các em, giúp cho các em sống tốt hơn trong môi trường sống của mình. Mỗi người 
thầy, người cô cần có tinh thần, trách nhiệm của mình luôn nghiên cứu, tìm tòi, cải 
tiến phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng và có hiệu quả 
trong giảng dạy môn này.
 Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình môn Đạo đức lớp mình giảng 
dạy. Giờ Đạo đức phải đảm bảo đặc trưng của bộ môn. Được quan sát cụ thể, được 
tập nói, tập diễn đạt nhiều. Nắm vững nội dung yêu cầu từng tiết học để chọn 
phương pháp giảng dạy và chuẩn bị bài (hệ thống câu hỏi), chuẩn bị đồ dùng trực 
quan phục vụ cho bài dạy. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh thể hiện vốn 
hiểu biết của mình khi diễn đạt, khi tham gia các hoạt động trong tiết dạy. Khi học 
sinh diễn đạt hoặc tham gia vào các hình thức tổ chức, giáo viên phải lắng nghe và 
nhận xét bổ sung, sửa sai, khen ngợi học sinh kịp thời. Giáo viên cần nắm vững đối 
tượng của lớp, khi dạy phải chú ý cả 3 đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình, 
yếu). Cần tổ chức tiết dạy cho nhịp nhàng giữa thầy và trò, thầy chỉ đóng vai trò 
chủ đạo, hướng dẫn. Chú ý luôn luôn cho học sinh thực hành, thể hiện các kĩ năng 
sống đã học vào các tiết học khác nếu phù hợp. Giáo viên cần phải biết phối kết 
hợp các lực lượng giáo dục để tạo được môi trường giao tiếp lành mạnh cho các 
em. Bản thân người giáo viên phải luôn luôn mẫu mực trong mọi hoàn cảnh giao 
tiếp, làm tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Hình thành cho các em 
thói quen học tập, làm việc một cách khoa học. Quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng 
dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kỹ năng và kiến thức mới. Đặt 
các tình huống có vấn đề giúp các em luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, 
học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. Sử dụng nhiều hình thức: thi dua, khen 
thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập. Tổ chức cho học sinh các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp để các em thực hành các kĩ năng đã được học vào thực tế. 
 *5* 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc