Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt kiểu câu Ai làm gì–Ai thế nào cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt kiểu câu Ai làm gì–Ai thế nào cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phân biệt kiểu câu Ai làm gì–Ai thế nào cho học sinh Lớp 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÂN BIỆT KIỂU CÂU AI LÀM GÌ? – AI THẾ NÀO ? CHO HỌC SINH LỚP 2 Năm học 2020 – 2021 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phân biệt kiểu câu Ai làm gì? –Ai thế nào ? cho học sinh lớp 2. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn Tiếng Việt lớp 2 3. Tác giả: 3.1. Họ và tên: Đoàn Thị Thủy Nam (nữ) : Nữ 3.2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 16 tháng 01 năm 1989 3.3. Trình độ chuyên môn : Cao đẳng 3.4. Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên – Trường Tiểu học Lam Sơn. Điện thoại : 0986200271 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lam Sơn – Thanh Miện – Hải Dương. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường Tiểu học Lam Sơn – Thanh Miện – Hải Dương. 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020-2021 HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Đoàn Thị Thủy 3 - Học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và phát huy được tính tích cực của học sinh. - Học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào thực hành, kĩ năng nhận biết tốt hơn về các mẫu câu đồng thời biết vận dụng để viết văn. - Chất lượng đại trà của lớp được nâng lên rõ rệt, chất lượng học sinh năng khiếu cao hơn so với các lớp cùng khối. 5. Kết luận và Khuyến nghị. Phần này tôi đưa ra kết luận về tính khả thi của sáng kiến, những kiến nghị, đề xuất. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Năm học 2020 – 2021 tôi được BGH trường phân công giảng dạy khối lớp 2. Các môn học tôi được giảng dạy của khối trong đó có phân môn: Luyện từ và câu, đây là một trong những phân môn mà tôi yêu thích. Trong quá trình giảng dạy phân môn này, tôi luôn cố gắng tìm tòi nghiên cứu cách truyền đạt phù hợp dễ hiểu cho học sinh, sao cho học sinh tiếp thu và nắm tốt được kiến thức trong một tiết học để có thể vận dụng kiến thức đã học sang tiết học sau hoặc mảng kiến thức nào đó có liên quan. Vì hầu hết các kiến thức ở tiết Luyện từ và câu đều có liên quan đến kiến thức của tiết Tập làm văn tiếp đó. Ở lớp 2 học sinh mới được làm quen với từ, câu, cách đặt câu, các kiểu câu.Khi giảng dạy cho các em về các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, tôi nhận thấy các em dễ bị nhầm lẫn ở hai kiểu câu Ai làm gì? và Ai thế nào?Vì các em mới được làm quen với câu và từ, việc nói và viết thành câu theo mẫu, và xác định câu theo mẫu câu nào quả là một việc khó và các em có bị nhầm lẫn cũng là một điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng của mình để học sinh có thể phân biệt tốt đươc hai kiểu câu này. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề: Có thể nói phân phối chương trình ở Tiểu học dành thời lượng cho môn Tiếng Việt là tương đối lớn. Chính vì vậy việc ''Nâng cao hiệu quả dạy và học'' môn Tiếng Việt lớp 2 ''là một vấn đề lớn hiện nay''. Tiếng Việt lớp 2 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của ngôn ngữ. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy không thể không có 5 3) GV hướng dẫn HS đặt câu thường chỉ tập trung vào việc giúp các em đặt được câu đúng mẫu mà chưa chú ý đến việc xác định các đặc điểm nổi bật , khác biệt của mỗi câu. Chưa coi trọng việc so sánh các mẫu câu đã học với mẫu câu mới. 4) GV nắm kiến thức về Tiếng Việt nói chung và kiến thức về phân môn Luyện từ và câu nói riêngchưa sâu, chưa có phương pháp phù hợp, hiệu quả để rèn cho HS kĩ năng tìm từ, đặt câu, xác định bộ phận câu và mẫu câu. 3.2 Về phía HS: - HS còn nhiều em lúng túng chưa nắm được mẫu câu, các bộ phận câu. - HS còn một số em chưa biết viết câu, chưa biết cấu tạo mỗi câu gồm gì?, cách trình bày một câu. - HS còn lúng túng khi xác định các bộ phận câu. - HS chưa nắm được cấu tạo bộ phận thứ hai của câu . 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 4.1 Dạy HS nắm chắc ngay từ phần dạy từ: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm. * Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng tìm từ cho HS - Việc HS nắm chắc ngay từ đầu về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ thuộc các chủ điểm trong chương trình sẽ giúp các em dễ nhận ra cấu tạo mỗi bộ phận câu. - Khi dạy học phần từ chỉ sự vật, GV cần giúp HS nhận diện và phân biệt các đối tượng được gọi chung là sự vật. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, GV phải giúp HS thực hành tốt các dạng bài tập xác định từ. Nhưng để thực hiện được điều đó GV không thể làm được một cách hiệu quả trong dạy học ở tiết buổi một, mà phần lớn GV phải biết tận dụng trong các tiết tăng, bằng hệ thống bài tập thực hành có sự sắp xếp, phân hoá đối tượng phù hợp nhưng vẫn đảm bảo việc rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao. VD: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ sự vật: '' chạy, múa, Lan , mực, đỏ, tím, quạt trần, quý, học, trăng, ngoan, công an, cây xoài, .'' - Với dạng bài tập này, GV cần yêu cầu HS: + Xác định được từ chỉ sự vật + Yêu cầu HS phân loại được vào các nhóm từ: Từ chỉ người Từ chỉ đồ vật Từ chỉ loài vật Từ chỉ cây cối 7 tự. 4.3 Sau mỗi kiểu câu bắt buộc phải có sự so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu đã học và câu mới được cung cấp * Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng đặt câu, nhận diện, phân biệt kiểu câu * Trên cơ sở HS đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn học về từ loại, học về các mẫu câu chính. Đến giai đoạn này, GV cần giúp HS so sánh các kiểu câu qua các bước: + Bước 1: Nhận diện mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi HS (HS tự nhận diện, GV không hướng dẫn) + Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi HS tự nhận diện + Bước 3: So sánh VD: a. Hà học bài. b. Lan rất chăm chỉ, ngoan ngoãn. Với hai câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau: + Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào? + Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai làm gì? + Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai thế nào? + So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong câu a và câu b? + So sánh bộ phận thứ hai của câu trong câu a và câu b? (về từ loại) Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống và khác nhau giữa 2 kiểu câu. * GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách nhanh nhất. 9 b. Bố em là công nhân - HS nêu c. Chi vào vườn hoa của trường. - HS làm trong phiếu BT - Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu bài - HS chữa bài - Câu a: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu nào? - Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi. xác định mẫu câu - Yêu cầu HS đọc trước lớp, nhận xét * Củng cố về mẫu câu Ai làm gì? - 1 HS nêu yêu cầu. Bài 3: Gạch gạch dưới bộ phận câu trả lời cho - HS nêu cách xác định câu hỏi Ai, cái gì, con gì? làm gì? - 3 HS chữa bài a. Mèo con đang rình chuột. b. Cô bé xếp sách vở gọn gàng. - Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu bài - Muốn xác định được bộ phận câu, cần làm gì? - Yêu cầu HS tự xác định mẫu câu - 1 HS đọc yêu cầu của bài. * Củng cố mẫu câu Ai làm gì? - HS làm bài vào bảng con Bài 4: Câu nào trong các câu dưới đây thuộc - HS giải thích cách làm mẫu câu Ai làm gì?. Chọn đáp án đúng A. Mẹ em là giáo viên. - HS nêu B. Hoa lan toả hương thơm ngào ngạt. C. Thước kẻ là đồ dùng học tập của em. - HS chọn, ghi đáp án vào bảng con - GV nêu đáp án đúng. 3. Củng cố - Dặn dò: - Tìm từ chỉ hoạt động, đặt câu với từ đó. - Chuẩn bị bài sau. 5. Kết quả đạt được : Học sinh có được kĩ năng phân biệt được các mẫu câu đã học, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi đặt câu, đặc biệt học sinh khá, giỏi rất có hứng thú với bài tập về nhận diện mẫu câu. Bên cạnh đó cũng còn có một số học sinh nhầm lẫn về xác định nhầm các bộ phận câu, xác định chưa đúng mẫu câu. Đây là kết quả khảo sát sau thời gian dạy thực nghiệm. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả bước đầu trong việc 11 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Qua quá trình áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp phân biệt kiểu câu Ai làm gì – Ai thế nào cho học sinh lớp 2” vào các tiết giảng dạy tại trường, bản thân tôi nhận thấy việc đưa các biện pháp phân biệt kiểu câu Ai làm gì- Ai thế nào cho học sinh lớp 2 là rất cần thiết. Bởi vì trong các tiết dạy có liên quan đến 2 kiểu câu Ai làm gì –Ai thế nào nói riêng và các kiểu câu theo cấu tạo nói chung, thì các biện pháp tôi đưa ra không chỉ giúp học sinh nắm chắc kiến thức về cấu tạo câu( mẫu câu) mà còn hiểu về từ loại ( từ chỉ hoạt động hay từ chỉ đặc điểm, tính chất) và củng cố được dung kiến thức về câu, từ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp này vào bài dạy còn tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh, thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài học, học sinh không còn thấy lúng túng để xác định mẫu câu. Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để có thể viết được đoạn văn, bài văn hay có sử dụng những mẫu câu đã học hoặc vận dụng vào giao tiếp với mọi người xung quanh. 2. Khuyến nghị 2.1. Với giáo viên: - Giáo viên ở các khối lớp2,3,4 cần chú trọng đến việc dạy phân biệt mẫu câu cho học sinh. Vì Các mẫu câu theo cấu tạo theo các em từ lớp 2 đến lớp 4 nhưng trong chương trình lớp 2 các em mói chỉ là các bước làm quen với các dạng bài đơn giản, tuy nhiên với học sinh lớp 2 thì GV cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình dạy, tìm ra phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp, đáp ứng được mục tiêu đề ra. - Nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong việc truyền thụ và giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức. Từ đó, mỗi giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn, đào sâu lòng nhiệt huyết của mình, đôi khi còn gắn cả trách nhiệm của mình trong việc thực tế đi sâu đi sát đến từng học sinh, từng bài học. - Cần chuẩn bị cho học sinh tâm thế tốt để các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả. Nhiều khi giáo viên còn phải định hướng cho học sinh để giúp các em có thói quen tự tìm tòi kiến thức và đạt đến độ tự hoàn thành. 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tài liệu tham khảo 1 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 2 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 3 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 4 Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2- Tập 1 5 Sách thiết kế Tiếng Việt lớp 2- Tập 1 6 Vở bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 2 7 Vở bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 3 8 Vở bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 4 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phan_biet_kieu_cau_ai.docx