Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2

doc 18 trang sangkienhay 12/12/2023 1350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 2
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
 môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2”
 Năm học 2009 - 2010 B - Nội dung của đề tài
 I - Tên đề tài :
 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
 môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2”.
 II - Lí do chọn đề tài:
1-Nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của viêc dạy môn Âm Nhạc :
 Âm nhạc là một trong những nội dung nằm trong chương trình giáo dục 
bậc Tiểu học và quan trọng hơn, nó là một ‘‘Phương tiện giáo dục’’ hấp dẫn 
mang tính đặc thù. Môn Âm Nhạc nhằm giúp học sinh học tập các môn học khác 
đạt được kết quả cao hơn và cũng giúp cho học sinh thoải mái , tự tin, mạnh dạn 
trong học tập. Vì là một môn học mang tính đặc thù riêng cho nên để dạy tốt 
môn học này trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ 
nghiệp vụ sư phạm cao, người giáo viên phải có những suy nghĩ, sáng tạo, chủ 
động tìm tòi những hình thức biện pháp để giảng dạy nội dung các bước sao cho 
nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cao.
 Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc là giúp cho các em 
có thêm một số các bài hát,kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp 
cho các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc, xây dựng và hình 
thành thị hiếu thẩm mỹ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực 
nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân 
thiện với tất cả mọi người xung quanh.
 Mặt khác tìm xem trong học sinh có năng lực về mặt nào nhiều nhất để 
điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp cho sự phát triển mạnh với năng lực ấy 
của học sinh. Có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển được năng lực 
của mình đến mức tối đa, đảm bảo cho mọi khả năng của học sinh nắm được 
công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay từ trong nhà trường phổ 
thông.
Vai trò của Âm nhạc đối với đời sống con người từ lâu đã được khẳng định , và 
chúng ta những giáo viên Âm nhạc, hơn ai hết nhận thức rõ điều này . Nhưng chỉ 
có niềm đam mê thực sự với nghề mới giúp chúng ta đem tình yêu Âm nhạc đến trọng tâm của bài giảng. ứng dụng CNTT vào bài giảng còn hạn chế, vận dụng 
các phương pháp giáo dục mới bằng CNTT cũng hạn chế, nên công tác chuyên 
môn phải được đặt lên hàng đầu.
- Toàn trường có 293 học sinh , trong đó học sinh lớp 2 là 56 em .
- Đội ngũ giáo viên là 33 đồng chí . Giáo viên Âm nhạc là 2 đồng chí.
- Cơ sở vật chất của nhà trường gồm có 10 phòng học chính , không có phòng 
học Âm nhạc( phòng bộ môn ) có 2 đàn phím điện tử không có đài và đầu video. 
Dụng cụ học tập của học sinh chưa đầu đủ, còn thiếu sách giáo khoa và một số 
đồ dùng khác.
- Từ phía học sinh.
 Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học 
tập, trong giờ học Âm nhạc cụ thể là phân môn học hát , các em chưa chủ động 
tìm hiêủ bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc. Đối 
với các kí hiệu Âm nhạc ghi trên bài hát thì các em tỏ ra lúng túng trong việc ghi 
nhớ. Mặc dù học sinh rất thích văn nghệ, thích nhạc, nhưng cái khó khăn đối với 
giáo viên là nơi có nhiều ngôn ngữ địa phương, phát âm còn ngọng l và n .
 Trong giờ học hát, có nhiều em học sinh đặc biệt là các em học sinh ở 
nông thôn còn rụt rè, nhút nhát không chủ động xây dựng bài. Bên cạnh đó, giờ 
học hát còn tẻ nhạt không thu hút được các em, học sinh chỉ thích giờ học hát vì 
sẽ được ra chơi sớm. 
 Khả năng đọc của nhiều học sinh lớp 2 còn kém nên ảnh hưởng rất lớn tới 
quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như sự tiếp thu của học sinh.
- Từ phía nhà trường.
 Do nhận thức của lãnh đạo nhà trường đối với ý nghĩa và vai trò của việc 
giáo dục Âm nhạc và đặc biệt phân môn học hát trong nhà trường phổ thông còn 
hạn chế chưa có sự đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho 
môn học này.
 Một điều không thể không nhắc đến đó là Trường tiểu học Thanh Văn 
không có phòng học bộ môn Âm nhạc riêng, chưa có nhiều thiết bị phục vụ dạy 
môn Âm nhạc như tranh ảnh minh hoạ cho bài hát, bảng phụ , đài đĩa. Có nhiều học sinh tốt thì các em sẽ cảm thấy tiếp thu kiến thức một cách hết sức nhẹ 
nhàng . Chính vì vậy, người giáo viên muốn khẳng định vị trí , vai trò của mình 
trong sự nghiệp thì bản thân phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. 
Quan trọng hơn nữa đó là phần chuẩn bị soạn giáo án, đồ dùng dạy học của giáo 
viên trước khi lên lớp. 
 Tiết 2
 học bài : Thật là hay
 Nhạc và lời: Hoàng Lân
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu, lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách.
 - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Lân
II.Chuẩn bị: 
 1.Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, băng đĩa bài hát.
 2.Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ gõ đệm
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : Cho lớp ôn lại 1,2 bài hát lớp 1.
 3. Bài mới :
 Nội dung HĐ của GV HĐ của HS
 Hoạt động 1 : 
 A. Giới thiệu bài - Giới thiệu bài hát, tác giả, - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe 
 nội dung bài hát
B. Hát mẫu - Hát mẫu hoặc bật băng đĩa - Nghe hát mẫu
 bài hát cho HS nghe
C. Đọc lời ca - Hướng dẫn HS đọc lời ca: - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn 
 + Đọc mẫu lời ca kết hợp của GV
 với tiết tấu. + Lắng nghe
 + Cho HS đọc lời ca kết hợp + Đọc lời ca kết hợp tiết tấu.
 tiết tấu.
 D. Khởi động - Đàn chuỗi âm giọng C dur 
 giọng: cho HS la bằng âm “la” - Thực hiện khởi động giọng 
 E. Dạy hát theo theo đàn
 lối móc xích - Dạy hát từng câu, mỗi câu - Cả lớp thực hiện học hát * Thể hiện bài hát hành khúc:
- Đây là loại bài hát có đặc điểm chung và ô nhịp vừa phải, hợp với bước đi khoẻ 
khoắn, rắn rỏi.
- ở lớp 2, các em được làm quen với thể loại này qua 1 bài hát : Chiến sĩ tí hon - 
Nhạc Đinh Nhu, lời: Việt Anh.
- Được sắp xếp theo phân phối chương trình – tiết 13, trang 14 trong sách Âm 
nhạc 2.
- Giáo viên cần dạy học sinh thể hiện đúng tính chất bài hát này nhưng cũng 
không quá dập khuôn, cứng nhắc.
- Khi dạy bài hát này , giáo viên hướng dẫn học sinh hát thể hiện tình cảm rắn 
rỏi đặc biệt tiết tấu, nhịp, và tư thế đứng vững chắc, có thể vừa hát vừa đánh nhịp 
nhẹ nhàng.
- Các động tác phụ hoạ cho bài hát cũng phải đơn giản phù hợp với lứa tuổi cũng 
như tính chất hành khúc. Động tác phải phù hợp với thể lực của học sinh tránh 
các động tác quá mạnh mẽ, nặng nề, và khó thực hiện.
*Thể hiện bài hát trữ tình.
- Bài hát trữ tình điển hình ở giai điệu mượt mà, du dương, êm ái, sâu lắng. 
- Khi dạy những bài hát mang tính chất trữ tình giáo viên nhắc các em thể hiện 
đúng tính chất của bài hát.
*Thể hiện bài hát vui, linh hoạt;
- Các bài hát vui, linh hoạt, giai điệu thường có tính chất vui vẻ, rộn ràng, hài 
hước , dí dỏm, châm biếm, có khi mô tả tiếng người và tiếng chim hót.
Những bài hát vui thường có tốc độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi nổi bằng 
âm thanh trong sáng, gọn gàng, trôi chảy.
Chương trình lớp 2 có 11 bài hát ở dạng này, đó là những bài hát sau:
 Thật là hay –nhạc và lời : Hoàng Lân.
 Xoè hoa – Dân ca Thái ; lời mới: Phan Duy.
 Múa vui- Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước.
 Chúc mừng sinh nhật- Nhạc Anh; lời mới: Đào Ngọc Dung.
 Cộc cách tùng cheng- Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
 Trên con đường đến trường- Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu. - Bài tập số 1:
 - Bài tập số 2:
 Tiểu kết :
 Khởi động giọng là một phương pháp khởi động ban đầu để chuẩn bị cho 
giờ học hát. Nó làm cho giọng của người hát mở ra và giọng hát được sáng, trong 
trẻo, những câu hát khó và cao có thể người hát có thể thược hiện được .
 Những kiến thức chung về ca hát rất cần thiết cho mỗi giáo viên âm nhạc 
đang trực tiếp giảng dạy bộ môm Âm nhạc vì vậy tôi đã thực hiện và chọn biện 
pháp này.
Biện pháp 3 : Phương pháp trực quan
 Đây là phương pháp tạo hiệu quả cao nhất cả về nội dung và hình thức . 
Nhà sư phạm người Nga A.H.Leonchiepo đã chỉ ra rằng: “ Bản chất tâm lí của 
trực quan trong giảng dạy là tạo chỗ dựa bên ngoài để hỗ trợ, tác động tiềm thức 
bên trong của các em dưới sự chỉ đạo của thầy trong quá trình thu nhập kiến 
thức” Điều này đủ để ta thấy tác dụng to lớn của phương pháp dạy trực quan. 
Các đồ dùng mà ta thường hay sử dụng để áp dụng trong phương pháp này là : 
Đàn phím điện tử, đài catsset hoặc đầu video.mục đích của việc sử dụng các 
giáo cụ trực quan là tạo nên các âm thanh, hình ảnh trực tiếp, tác động vào quá 
trình tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em nhận thức về môn học nhẹ 
nhàng và đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần logic và hiệu quả.
 Thông thường trong giờ học hát, chúng ta thường áp dụng phương pháp 
truyền thống là : Giáo viên hát mẫu sau đó dạy từng câu theo lối móc xích cho 
đến khi hết bài. Điều này đôi khi làm cho các em thấy nhàm chán. Vì vậy phải 
cho học sinh xem băng hình trong và ngoài giờ học vì biện pháp này nhằm mục 
đích gợi sự hào hứng cho học sinh, làm cho các em thích hát và thích hát được 
hay như các bạn, đồng thời còn làm cho các em diễn xuất tốt hơn. Sau khi các 
em học xong bài hát, giúp các em sáng tạo cho mình phong cách biểu diễn tốt, Tiểu kết :
 Biện pháp này có quan hệ mật thiết với việc đảm bảo tính khoa học và đánh 
giá học sinh nhằm động viên, khích lệ mọi khả năng và trình độ học sinh trong 
lớp cùng tiếp thu bài giảng một cách hứng khởi. Vì vậy tôi đã sử dụng ,và chọn 
biện pháp này.
Biện pháp 6 : Phát huy tích cực - độc đáo sáng tạo của học sinh.
 Muốn làm được điều này giáo viên phải quan tâm đến hứng thú của học 
sinh và tìm cách gây hứng thú cho các em trong các giờ học. Quan hệ của thầy 
và trò phải thực sự cởi mở. Nói cách khác là phải hấp dẫn, thu hút được học sinh 
vào bài giảng . Đó là nghệ thuật sư phạm vô cùng tế nhị trong đó có cả việc động 
viên, khen chê kịp thời.
 Trong những năm gần đây, tư tưởng “ Dạy học tích cực ” hay còn gọi là 
“ Tích cực hoạt động dạy học ” là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục 
nước ta, trong đó người thầy giữ vai trò chủ đạo và học sinh chủ động trong việc 
tiếp thu kiến thức, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển việc tiếp 
nhận , chiếm lĩnh bài học của học sinh .
 Như vậy “ Sự khéo léo ứng xử về sư phạm chính là biện pháp hữu hiệu đầu 
tiên để đưa các em đến với Âm nhạc”. Đúng như K.D.Vsinxki nói “ Sự khéo léo 
đối xử sư phạm , nếu không có nó thì giáo dục có nghiên cứu lý luận giáo dục 
đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản 
chất thì không phải cái gì khác là sự khéo léo đối xử về tâm lý ”
Tiểu kết : Tôi tin tưởng biện pháp trên sẽ góp phần phát huy cao độ khả năng 
sáng tạo và hoạt động tích cực của học sinh.
 V.Kết qủa so sánh đối chứng. 
1- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài :
 Tên Số lượng học sinh Học hát Kể chuyện âm nhạc
 lớp SLHS % SLHS % SLHS %
 2A 23 100 14 62 5 20
 2B 25 100 17 67 10 40
 2C 15 100 11 71 3 20 được sự quan tâm giúp đỡ của hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến cho 
tôi để xây dựng bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi thêm hoàn chỉnh hơn .
 Qua một số năm công tác với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 
trong việc giảng dạy tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng môn học Âm nhạc 
nói chung và phân môn học hát nói riêng, đặc biệt hơn muốn có học sinh hát 
hay, giỏi Âm nhạc thì người giáo viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức và 
luôn đổi mới các hình thức dạy trong một tiết học để tạo niềm tin hứng thú khả 
năng mạnh dạn tự tin, khuyến khích những em có năng khiếu, động viên và quan 
tâm những em có năng khiếu hạn chế, học sinh phải được luyện tập và thực hành 
nhiều đồng thời kết hợp với việc phát huy khả năng và sở trường cuả học sinh 
thì sẽ nâng cao được các yêu cầu đặt ra của các phân môn Âm nhạc.
 Vi - ý kiến đề xuất
1.Đối với phòng giáo dục: 
- Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các phong trào văn nghệ.
- Phòng giáo dục cần mở nhiều các chuyên đề âm nhạc cho học sinh và giáo viên 
để tôi và đồng nghiệp tiếp tục được học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng 
thời có những buổi cập nhật công nghệ thông tin ứng dụng vào giảng dạy nói 
chung và ứng dụng vào giảng dạy bộ môn âm nhạc nói riêng.
- Phòng giáo dục cũng cần mở thêm nhiều chuyên đề hướng dẫn giáo viên tiếp 
cận sử dụng các nhạc cụ trong nhà trường và nâng cao khả năng sử dụng các phụ 
kiện âm thanh phục vụ cho âm nhạc cũng như các hoạt động tập thể trong nhà 
trường.
- Đẩy mạnh hoạt động đội trong các nhà trường.
- Cấp thêm kinh phí và các trang thiết bị âm thanh, các nhạc cụ âm nhạc tạo điều 
kiện cho giáo viên nâng cao khả năng sử dụng, sử lí âm thanh cho các hoạt động 
của nhà trường.
2. Đối với nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi ngoại khoá âm 
nhạc cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ 
cho việc giảng dạy để có những giờ học đạt được chất lượng chuyên môn tốt 
nhất. Trong năm học tới 2010-2011 tôi mong được đi dự giờ nhiều hơn các tiết 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc