Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2

doc 25 trang sangkienhay 19/02/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 --------------
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
 PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
 Lĩnh vực/Môn : Tiếng Việt
 Năm học: 2015-2016 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2
 PHẦN II:
 NỘI DUNG
 1. Một số vấn đề lý luận về dạy Luyện từ và câu.
 Chương trình Tiếng Việt 2 với chủ trương “Hình thành và phát triển ở học 
sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao 
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Chương trình Tiếng Việt 2 
không dạy lý thuyết ngôn ngữ học mà chủ yếu dạy học sinh kỹ năng sử dụng 
Tiếng Việt, coi trọng khả năng vận dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. 
Phân môn Luyện từ và câu đã thể hiện rõ tính chất này.
 Luyện từ và câu là tên gọi một hợp phần trong môn Tiếng Việt 2 chương 
trình Tiểu học gồm 31 bài dạy trong 31 tiết đã được thực hiện đại trà từ năm học 
2003-2004. Hợp phần này là một hệ thống các bài tập luyện từ và luyện câu 
nhằm cung cấp cho học sinh tri thức sơ giản về loại câu Tiếng Việt cũng như mở 
rộng vốn từ cho các em. Do vậy việc xem xét hệ thống bài tập trong hợp phần 
này sẽ cho phép chúng ta nhận ra:
 + Cấu trúc tri thức Tiếng Việt cần hình thành cho người học.
 + Nguyên tắc phát triển tri thức và vốn từ Tiếng Việt cho người học.
 Nhờ vậy, chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về chương trình dạy Luyện từ và 
câu ở lớp 2, tạo cơ sở định hướng chọn lọc phương pháp, phương tiện dạy học 
thích hợp, thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả các bài dạy.
 Đối với học sinh lớp 2, ngay từ tên gọi của phân môn: Luyện từ và câu 
đã thể hiện tính thực hành của chương trình. Đúng như tên gọi của phân môn, 
đây hoàn toàn là các bài tập thực hành, thực hành luyện cách sử dụng từ và câu. 
Học sinh không cần quan tâm đến các thuật ngữ có tính chuyên ngành ngôn ngữ 
học mà chỉ chú trọng thực hiện các bài tập thực hành. Kiến thức Tiếng Việt hình 
thành thông qua các bài tập thực hành.
 a) Cấu trúc tri thức Tiếng Việt lớp 2 phân môn Luyện từ và câu.
 - Mở rộng vốn từ và kiến thức về từ loại.
 Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1 hướng dẫn học sinh tìm các từ chỉ một 
loại đặc điểm, tính chất, trạng thái, hoạt động nội dung trình này cung cấp cho 
học sinh biểu biết ban đầu về từ loại Tiếng Việt. Tuy nhiên chưa để các em sử 
dụng các thuật ngữ như: danh từ, động từ, tính từ. Tri thức Tiếng Việt trong các 
bài tập tìm từ ngữ như thế này có tác dụng khơi gợi kinh nghiệm ngôn ngữ đã có 
của học sinh, giúp các em nắm bắt tri thức về từ loại Tiếng Việt trên cơ sở ý 
thức và hệ thống hóa vốn từ vựng mà mình có. Việc cung cấp tri thức từ loại 
 2/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2
đặc điểm hay những bài tập MRVT theo chủ đề quan hệ họ hàng, gia đình, 
công việc trong nhà... đến những chủ đề khái quát như muông thú, cây cối, sông 
biển Chính là thể hiện hướng dạy học đi từ việc giúp đỡ học sinh khai thác 
vốn từ tiếng mẹ đẻ, đến việc hệ thống chúng dựa vào bộ nhớ của não và luôn 
luôn mang ra sử dụng.
 - Giúp người học:
 MRVT một cách chủ động, hệ thống. Nếu so sánh với các bài dạy Từ 
ngữ lớp 2 của chương trình cải cách giáo dục, chúng ta dễ nhận thấy một điểm 
khác biệt của bài tập MRVT theo chủ đề của Chương trình Tiểu học 2000 là 
không cho sẵn bảng từ với các loại từ ngữ: danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ. 
Điều này cho thấy rằng số từ ngữ mà học sinh lĩnh hội trong các bài tập MRVT 
ở chương trình này không chỉ là những từ ngữ do giáo viên cung cấp mà quan 
trọng hơn là những từ ngữ tiềm tàng trong trí óc các em. Và mức độ chủ động 
tìm tòi, khám phá, mở rộng của người học tùy thuộc vào nghệ thuật sư phạm của 
từng giáo viên.
 - Giúp người học tiếp nhận tri thức Tiếng Việt một cách thích hợp và sử 
dụng một cách phù hợp tự nhiên.
 Các tri thức về từ loại, dấu câu về bộ phận câu và vốn từ mà học sinh lĩnh 
hội được trong các bài Luyện từ và câu đều được tiếp nhận qua các bài tập nhận 
diện kiểu câu và sử dụng câu.
 Cách tích hợp như thế tạo điều kiện cho người học vận dụng một cách 
uyển chuyển và tự nhiên những kiến thức ngông ngữ mà mình có được vào 
những ngữ cảnh cụ thể, nhất là trong môi trường giao tiếp xã hội.
 Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn, thấy được những đặc 
thù của môn học, cùng với những thuận lợi và khó khăn cơ bản. Tôi đã 
mạnh dạn tiến hành một số biện pháp giúp học sinh học tập đạt hiệu quả.
 2. Thực trạng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở trường tiểu học.
 Mục đích và yêu cầu chung của việc dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy 
Luyện từ và câu nói riêng là rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo 4 kỹ 
năng (Nghe – Nói - Đọc – Viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường 
hoạt động của lứa tuổi. Mà phân môn Luyện từ và câu đã thể hiện rất rõ tính 
thực hành của chương trình Tiếng Việt 2.
 a. Thực trạng dạy học của giáo viên:
 Qua thực tiễn dạy học, dự giờ thăm lớp và trao đổi với đồng nghiệp cùng 
với sự hiểu biết của bản thân. Tôi nhận thấy khi dạy Luyện từ và câu giáo viên 
đã đạt được những yêu cầu sau:
 4/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2
môn Luyện từ và câu và đưa vào các biện pháp, phương pháp cụ thể đối với 
từng dạng bài.
 3. Đề xuất các biện pháp dạy phân môn Luyện từ và câu theo các 
dạng bài tập cụ thể.
 3.1. Các dạng bài tập làm giàu vốn từ:
 a. Tìm từ bằng cách dựa vào các tranh ảnh cho sẵn, đi từ nhận diện, 
gọi tên cụ thể đến phân loại khái quát. Với loại bài tập này, là một giáo viên 
trực tiếp đứng lớp giảng dạy để cung cấp vốn từ cho học sinh tôi đã thực hiện 
như sau:
 * Ví dụ 1: Tuần 1: chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi sự vật, mỗi việc được 
vẽ trong tranh.
 Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập:
 - Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây:
 (học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo)
 M: 1. trường 5. hoa hồng
 6/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2
 Sau khi tổ chức cho học sinh tìm được những từ thích hợp với từng tranh 
cho sẵn. Giáo viên cần củng cố cho học sinh nêu được:
 + Từ chỉ người: Bộ đội, công nhân.
 + Từ chỉ đồ vật: ô tô, máy bay
 + Từ chỉ con vật: Voi, trâu
 + Từ chỉ cây cối: Dừa, mía
 Tìm từ dựa vào tranh chính là nhận thức của học sinh đi từ trực quan sinh 
động để phát hiện từ phù hợp.
 Sau đó cần khái quát cho học sinh thấy rằng: những từ chỉ người, đồ vật, 
con vật, cây cối là những từ chỉ sự vật.
 Như vậy bằng cách dựa vào các tranh ảnh có sẵn, giáo viên đã giúp học 
sinh đi từ nhận diện từ đến gọi tên cụ thể đến phân loại và khái quát hóa vốn từ. 
Với cách làm này có tác dụng khơi gợi kinh nghiệm ngôn ngữ đã có của học 
sinh, giúp các em nắm bắt tri thức về từ loại Tiếng Việt trên cơ sở ý thức và hệ 
thống hóa vốn từ mà mình đã có. Học sinh có những hiểu biết ban đầu về từ loại 
Tiếng Việt.
 b. Bài tập tìm từ dựa theo một chủ đề:
 - Những bài tập tìm từ dựa theo một chủ đề chính là mở rộng vốn từ cho 
học sinh, là thể hiện hướng dạy học đi từ việc giúp học sinh khai thác vốn từ 
tiếng mẹ đẻ đến việc hệ thống hóa chúng, phân loại chúng đưa chúng vào bộ 
não. Khi thực hiện bài tập dạng này, giáo viên cần phải giúp học sinh tự mình 
huy động những vốn từ sẵn có, sự hiểu biết của bản thân trong cuộc sống sinh 
hoạt hàng ngày, vận dụng để hoàn thành nội dung bài tập.
 Ví dụ: Đối với bài tập 3 – Tiết Luyện từ và câu tuần 6 (Tiếng việt 2 – 
trang 52). Giáo viên giúp học sinh mở rộng vốn từ: Từ ngữ về học tập.
 Hình ảnh minh họa:
 - Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy 
được dùng để làm gì.
 8/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2
 Ví dụ: học bài, học việc, tập đi trong trường hợp này vẫn chấp nhận. Vì 
ở Tiểu học chưa đặt vấn đề phân biệt từ với cụm từ, đồng thời tiếng “học” và 
“tập” ở đây vẫn cùng nghĩa với “học” và “tập’ trong các từ “học tập”, “học 
hành”. Với các từ mang nghĩa khác thì không chấp nhận. Ví dụ: Tập sách, tập 
tễnh
 Với cách làm như vậy, học sinh đã tạo được rất nhiều từ, từ một tiếng 
theo mẫu và đã làm cho vốn từ của học sinh giàu lên một cách nhanh chóng.
 d. Phương pháp phân loại từ theo trường nghĩa: Đó là những bài tập dạng:
 + Loại trừ những từ không cùng loại đã gợi ý.
 + Phân loại đối tượng sự vật theo tiêu chí cụ thể (Tiếng Việt tập 2 – Tr27)
 + Nhóm từ theo loại từ đã gọi ý có kèm tranh (Tiếng Việt tập 2 – Tr73)
 Các loại bài tập này tạo điều kiện cho học sinh bước đầu rèn luyện các 
thao tác tư duy cơ bản như phân tích, cụ thể hóa cho những loại, đặc điểm khái 
quát, thao tác phân loại và khái quát)
 Với loại bài tập này, tôi đã thực hiện như sau:
 Ví dụ minh họa:
 Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:
 a) Gọi tên theo hình dáng. M: chim cánh cụt
 b) Gọi tên theo tiếng kêu. M: tu hú
 c) Gọi tên theo cách kiếm ăn. M: bói cá
 (cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh)
 Ví dụ: Bài tập 1 – tuần 21.
 Để giúp học sinh xếp tên các loài chim đã cho vào nhóm thích hợp theo 
mẫu. Giáo viên cần cho học sinh thấy được những đặc điểm cơ bản của từng loài 
chim bằng cách giáo viên mô tả thêm về hình dáng, tiếng kêu, cách kiếm ăn của 
từng loài chim bằng cách sau khi học sinh đọc đề bài, hiểu yêu cầu của bài tôi 
cho chiếu video clip về tên 3 loài chim mẫu đồng thời chú ý về cách kiếm ăn, 
hình dáng, tiếng kêu để học sinh phát hiện, xếp vào nhóm thích hợp. Sau khi học 
sinh đã hoàn thành bài tập, tôi sẽ mở rộng vốn từ bằng cách cho học sinh xem 
video clip có thuyết minh một số loài chim khác. Từ đó học sinh sẽ có những 
thao tác tư duy cơ bản, sự tự phân loại theo những tiêu chí cụ thể và học sinh sẽ 
hoàn thành bài tập một cách có hiệu quả. Đồng thời thông qua bài tập đã mở 
rộng vốn hiểu biết cho các em về đặc điểm cơ bản của từng loài chim, tạo hứng 
thú cho học sinh trong học tập.
 Tôi chọn hình thức cho học sinh xem video clip để học sinh thấy được 
hình ảnh động giúp học sinh hiểu bài có tính cụ thể. Học sinh không phải tưởng 
 10/24 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 2
 Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 28 “Mở rộng vốn từ, từ ngữ về cây cối. 
Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?, dấu chấm, dấu phẩy”. Sau khi học sinh làm 
xong bài tập 1, 2, 3. Học sinh đã biết được các loại cây được gọi tên dựa theo lợi 
ích của nó, biết đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì để hỏi và đáp về lợi ích thì đến 
phần củng cố ta sử dụng trò chơi này.
 - Để chơi được trò chơi này, giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, giáo viên 
phổ biến luật chơi. Từ các câu hỏi của giáo viên đưa ra, 2 đội giành quyền giải ô 
chữ, nếu trả lời đúng thì ô chữ bí mật sẽ được lật ra. Từ ô chữ đó sẽ tìm ra từ 
hàng dọc:
 - Sau một thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều từ đúng và không vi 
phạm luật sẽ là đội chiến thắng.
 - Với cách làm như vậy, nhiều học sinh được nói và giáo viên cũng hệ 
thống hóa được kiến thức đã học, đồng thời các em cảm thấy thoải mái nhưng 
lại ghi nhớ kiến thức sâu.
 g) Dạng bài: Chọn đáp án đúng.
 - Đó chính là dạng bài từ định nghĩa tìm ra đáp án đúng từ nhiều đáp án 
đã cho. Dạng bài tập này giúp các em từ định nghĩa tìm ra từ tương ứng và 
thường được áp dụng vào phần kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức hay các 
tiết ôn tập.
 - Ví dụ: Phần củng cố bài luyện từ và câu tuần 8 “Từ chỉ hoạt động, trạng 
thái, dấu phẩy”. Sau khi học sinh làm xong 3 bài tập, phần củng cố tôi đưa ra các 
câu hỏi cùng các đáp án nhằm hệ thống hóa kiến thức các em đã học như sau:
 Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ trạng thái.
 a) chạy
 b) trèo
 c) tỏa
 - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án đúng thì cần có câu hỏi 
nhằm khắc sâu kiến thức:
 ? Tại sao con lại cho rằng “tỏa” là từ chỉ trạng thái mà không phải là từ 
chỉ hoạt động.
 Câu 2: Câu nào dưới đây được dùng đúng dấu phẩy?
 a) Bé học bài, bé làm bài nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
 b) Bé học bài, bé làm bài nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
 c) Bé học bài, bé làm bài, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
 - Sau khi học sinh trả lời được đáp án đúng, giáo viên đưa ra câu hỏi với 
học sinh để giúp học sinh hiểu tại sao mình lại dùng dấu phẩy như vậy là đúng.
 12/24

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc