Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay. Vì vậy cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về chữ viết đã có một câu rất ngắn gọn thể hiện quan điểm của ông: “Nết người, nét chữ” hàm hai ý vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người; thứ hai thông qua rèn chữ viết để giáo dục tính cách con người. Chất lượng chữ viết của học sinh hiện nay là một vấn đề đang được mọi người quan tâm. - Tập viết là trong những phân môn quan trọng ở cấp tiểu học. Tập viết có liên quan mật thiết đến chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu chữ viết rõ ràng thì học sinh có điều kiện ghi bài nhanh hơn nhờ vậy học tập sẽ tốt hơn. - Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn chữ viết cho các em “Viết chữ đẹp, chuẩn” là một vấn đề rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh ở bậc tiểu học. Ngoài ra còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỷ luật và thẩm mỹ. - Hiện nay, qua theo dõi, tình trạng học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa đúng chuẩn rất nhiều. Từ đó, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở tiểu học nói chung cũng như ảnh hưởng đến kết quả các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường nói riêng. - Bản thân tôi đã nhiều năm dạy học, trăn trở muốn tìm ra một giải pháp tốt nhằm khắc phục tình trạng trên của học sinh, hình thành cho các em có ý thức về chữ viết của mình. Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ và được sự đồng tình của các lãnh đạo, Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Tân Thành, tôi đã xây dựng và thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2” do tôi chủ nhiệm và rất mong được sự đóng góp của Hội đồng sư phạm nhà trường, quý thầy cô, với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của lớp do tôi chủ nhiệm, cho thấy tình hình chung như sau: . SữL III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Những năm gần đây trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, của công nghệ thông tin, chữ viết tuy ít được sử dụng trong các văn bản, đơn từ. Vì vậy dần dần chữ viết ít được gia đình và nhà trường quan tâm, mặc dù cũng có phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn những em nổi trội trong lớp chứ chưa quan tâm rèn chữ cho học sinh trong cả lớp. Chính vì thế câu nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình và bạn đọc bài của mình” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu cũng rất chính xác và là nền tảng trong công tác rèn chữ viết cho học sinh. - Là một giáo viên giảng dạy ở khối lớp 2, trong điều kiện công tác, tôi luôn tập trung nghiên cứu nhằm rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp mình ngày càng phát triển tốt về “Chữ viết đẹp” để góp phần vào việc nâng cao kết quả học tập của các em. - Muốn học sinh viết đúng đẹp, giữ gìn sách vở cẩn thận, trước hết và chủ yếu có sự dạy dỗ công phu của các thầy cô theo phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh. a) Vị trí của phân môn Tập viết - Phân môn Tập viết trang bị chữ cái La tinh và những yêu cầu kỹ thuật cho học sinh sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. - Tập viết là môn học có tính chất thực hành, không có tiết học lý thuyết chỉ có các tiết rèn kĩ năng viết. Tính thực hành là mục đích của việc học tập viết cũng là điều khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở học sinh tiểu học. b) Các nhiệm vụ cụ thể - Viết chữ trong phân môn tập viết thuộc giai đoạn đầu của kỹ năng viết, hiểu theo nghĩa rộng. Các giai đoạn của quá trình viết chữ trong phân môn này phần trọng tâm là dạy chữ viết, liên kết chữ cái để ghi tiếng. Song song đó là việc rèn chữ viết hoa và rèn viết văn bản. Viết văn bản ở đây ngòai một số bài viết tập viết một số đoạn văn ngắn, đoạn thơ, học sinh còn được viết chính tả nghe đọc, tập chép,.. - Chương trình tập viết ở tiểu học quy định phân môn này: mi. - Một nguyên nhân nữa là do khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp 1 nhiều hơn nên học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí diễn ra thường xuyên. - Bản thân giáo viên là tấm gương cho học sinh soi rọi nhưng nhiều giáo viên viết chữ vẫn còn chưa đẹp, chưa chuẩn, đánh giá nhận xét cho học sinh trong vở cũng chưa lưu ý đến chữ viết của mình. - Những nguyên nhân trên đây khiến chữ viết của học sinh không chuẩn, ngày lại viết xấu hơn. Vì thế, bản thân tôi đã suy nghĩ và tìm một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh “Rèn chữ” ngày một đẹp hơn. 3.2. Biện pháp thực hiện 3.2.1. Chuẩn bi - Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh. Khi mua vở phụ huynh nên chọn vở có bìa cứng để tránh tình trạng nhàu nát, rách bìa sau một thời gian sử dụng. Giấy vở tốt, dày và láng, viết không bị lem (vì học sinh lớp 1, 2 khi viết các em đè bút mạnh, mực dễ thấm sang trang khác), vở có kẻ ô ly rõ ràng. Về viết: Nên mua viết lông kim hoặc viết hero. - Bảng con: nên dùng cỡ 20cm x 30cm, mặt bảng có vạch rõ các ô vuông kích thước 3cm x 3cm kèm theo khăn ẩm để lau khô. - Phấn: Dùng phấn trắng, mềm, tốt nhất là nên dùng phấn không bụi. 3.2.2. Rèn luyện thói quen và kĩ năng cho hoc sinh trong giờ hoc. * Muốn xây dựng nề nếp “Viết chữ đẹp”, tạo cho học sinh có kĩ năng viết chữ đẹp là một vấn đề rất khó, cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau: + Khi thực hiện dạy Tập viết phải thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn kĩ học sinh cách trình bày, luôn nhắc nhở học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi, rèn lại cho học sinh các đức tính chính xác, cẩn thận, kiên trì khi tập viết. + Phải là “Tấm gương cho học sinh noi theo”, nên cần phải viết chữ mẫu mực khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng,....Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác. Không được + Các nét phải liền nhau. + Các con chữ trong một chữ phải viết liền nét. + Viết đúng ô li đã quy định. + Giữa các chữ phải viết cách nhau khoảng 1 chữ O. - Muốn các em thực hiện tốt các yêu cầu trên, trước hết giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết khi viết và nhất là trong giờ tập viết. Hàng ngày, phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời, có kế hoạch giúp đỡ các em khắc phục khó khăn. - Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo nên chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, chính xác không được viết tùy tiện, ngẫu hứng khi chấm và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như viết bảng. 3.2.4. Phối hợp với phụ huynh học sinh - Cho những em viết chưa đẹp hay sai ngồi những chỗ giáo viên tiện theo dõi để kịp thời sửa chữa và uốn nắn. Ngoài ra, giáo viên cần yêu cầu các em phải có một tập riêng để giáo viên viết mẫu và học sinh đó về nhà luyện viết theo chữ mẫu nhiều lần. Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà. - Nhằm khích lệ cho học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết tốt, giáo viên cần lập một sổ theo dõi “Vở sạch chữ đẹp” của cả lớp với mục đích sau: + Khi chấm bài của học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ, giữ vở”của từng em và xếp loại vào sổ. IV. KẾT QUẢ Qua áp dụng phổ biến đề tài của mình, tôi nhận thấy chất lượng của học sinh lớp tôi trong việc rèn luyện kĩ năng “Viết chữ đẹp” được nâng dần rõ rệt, chữ viết của các em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng. Đến nay tôi đã thống kê được số liệu khả quan sau: Lớp tôi 40 học sinh, chỉ còn lại 3, 4 học sinh còn viết chưa được đúng mẫu và đẹp. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Để học sinh của mình viết đẹp, đúng mẫu,...người giáo viên cần nắm được các yêu cầu sau: - Giáo viên là người làm gương cho học sinh noi theo. - Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà. - Đối với những học sinh viết chưa còn sai hay chưa đẹp thì giáo viên yêu cầu học sinh đó phải có một tập riêng để luyện viết và sắp xếp cho các em ngồi ở chỗ giáo viên thuận tiện theo dõi. - Luôn chú ý sửa sai sót của các em trong chữ viết không chỉ ở phân môn Tập viết mà ở tất cả các môn học khác. - Trong tiết sinh hoạt, giáo viên cần tuyên dương, khen ngợi những em được xếp loại A, khuyến khích, động viên những học sinh còn lại. - Kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách báo, câu chuyện, những gương rèn chữ của học sinh năm trước. - Qua quá trình tôi thực hiện ở lớp mình và đã đem lại kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu đặt ra, góp phần tích cực trong việc đạt được hiệu quả giáo dục của lớp, của trường.Tôi xin trình bày trao đổi kinh nghiệm và rất mong được sự đánh giá, góp ý của Hội đồng sư phạm nhà trường và quý thầy cô. Với mong muốn đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện, áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tiễn và đượcnhân rộng đến các bạn đồng nghiệp, để chữ viết của mỗi học sinh chúng ta mỗi ngày một đẹp hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx