Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí

doc 22 trang sangkienhay 08/02/2024 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
 1. Lý do chọn đề tài 2 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 3. Đối tượng nghiên cứu 3 
 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3 
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. PHẦN NỘI DUNG 3
 1. Cơ sở lý luận 3
 2. Thực trạng 4
 2.1 Thuận lợi - khó khăn 4
 2.2 Thành công - hạn chế 5
 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 5
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6
 3. Giải pháp, biên pháp 7
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biên pháp 7
 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 18
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 18
 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 19
nghiên cứu
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
 1. Kết luận 19
 2. Kiến nghị 20
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 1 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
môn Vẽ trang trí của học sinh qua các bài thực hành. Tiến hành thực nghiệm để 
chứng minh được rằng một số biện pháp đó khắc phục được tình trạng và nâng 
cao chất lượng dạy, học phân môn Vẽ trang trí.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường 
TH Hoàng Văn Thụ .
 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 - Áp dụng một số biện biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn Vẽ 
trang trí
 - Học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
 - Năm học 2015 - 2016
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp đọc tài liệu, Tìm hiểu thông tin trên Internet...
 - Phương pháp khảo sát
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
 - Phương pháp rèn luyện thực hành
 - Phương pháp trò chơi
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa đất nước. Yếu tố cơ bản là phát triển nguồn nhân lực con người hay nói 
cách khác là đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật. Xuất phát từ nhận thức 
trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên chưa được quan tâm về 
trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn 
mang nặng phương pháp dạy học máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo 
dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu của môn 
học. 
 Trang trí mang sắc thái và mang màu sắc dân tộc rõ nét nhất bởi nó xuất 
phát từ nhu cầu cuộc sống của cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và như vậy 
nó mang tính giáo dục sâu sắc. Đối với người dạy và người học cần phải nắm 
vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát huy và nâng cao được năng lực sáng 
tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị hiếu cho đúng 
hướng. Để nâng cao hiệu quả dạy, học phân môn vẽ trang trí, ngoài những kiến 
thức cần thiết về măt lý thuyết và một số kĩ năng thực hành, người giáo viên 
giảng dạy cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp và hình 
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 3 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
 * Khó khăn
 - Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu 
số nên điều kiện đầu tư đồ dùng học tập cho các em còn hạn chế;
 - Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này cho rằng đó 
là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự quan 
tâm mua sắm đồ dùng học tập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập 
của học sinh và giảng dạy của giáo viên, gây cảm giác chán nản, không tự tin khi 
đến trường của các em;
 - Ngoài ra tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà 
trường chưa phong phú, chưa phù hợp các bài học cụ thể Vì thế ảnh hưởng lớn 
đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.
 2.2. Thành công - hạn chế 
 * Thành công
 - Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, nắm được các kiến thức cơ bản 
về phân môn vẽ trang trí và các ứng dụng của trang trí trong cuộc sống.
 - Nắm chắc hơn cách vẽ, chọn họa tiết, về bố cục trong bài trang trí, các 
mảng hình, mảng chính, mảng phụ, cách vẽ màu có trọng tâm, sử dụng màu có 
hòa sắc, vẽ màu đều tay, cẩn thận,...
 - Yêu nghệ thuật trang trí, cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí trong cuộc 
sống, vận dụng và biết phát huy cái đẹp đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 * Hạn chế
 - Đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu nhiều, học sinh còn hay quên đồ 
dùng khi đến lớp.
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu 
 * Mặt mạnh
 - Học sinh yêu thích môn học, thích sáng tạo khi vẽ.
 - Dành thời gian cho môn Mĩ thuật.
 * Mặt yếu
 Trong phân môn Vẽ trang trí các em còn yếu về họa tiết, các họa tết giống 
nhau nhưng vẽ chưa bằng nhau, vẽ họa tiết còn rời rạc, vụn vặt, rườm rà, sắp xếp 
bố cục trong bài vẽ chưa cân đối, em thì vẽ bố cục lỏng lẻo, em thì vẽ bố cục nặng 
nề và cũng mắc rất nhiều hạn chế về màu như : Vẽ màu còn theo ngẫu hứng 
không quan tâm đến các nguyên tắc trong trang trí, vẽ màu chưa đều tay, còn hở 
giấy, vẽ màu chưa trọng tâm, chưa rõ đậm nhạt.
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 5 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh, phải nắm chắc chương trình của mỗi lớp qua 
các bài cụ thể. Mỗi bài dạy trang trí đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, 
đặc trưng riêng của bộ môn. Học sinh thường thực hiện theo bản năng, nếu giáo 
viên không hướng dẫn, không gợi ý thì các em sẽ lúng túng không thể thực hiện 
được bài, nên ngoài việc chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, nội dung bài giảng giáo 
viên cần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh thêm hứng thú, yêu thích 
môn học và nhất là luôn luôn chủ động chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến 
lớp. Giáo viên biết mở rộng kiến thức mỗi bài dạy bằng sự hướng dẫn học sinh 
tìm tòi, sáng tạo (tìm họa tiết, tìm bố cục, tìm màu cho hài hòa). Hướng dẫn học 
sinh cách vẽ bài trang trí, góp ý riêng theo sự sáng tạo của từng em. Giáo viên 
phải biết vận dụng dạy kĩ thuật vẽ kết hợp học cách cảm thụ cái đẹp của các tác 
phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh. Tạo không khí lớp học vui vẻ, nhẹ 
nhàng, hấp dẫn, sử dụng từ ngữ phù hợp, tạo không khí như đang trò chuyện, trao 
đổi nội dung bài học với học sinh, lồng ghép thêm trò chơi học tập trong tiết học 
giúp các em càng yêu thích môn học và nhớ kiến thức lâu hơn. Qua sự hướng dẫn 
và phương pháp rèn luyện của giáo viên các em vẽ đẹp hơn, mạnh dạn, tự tin hơn, 
biết phối hợp các mảng họa tiết hài hòa, sinh động, sáng tạo, có ý thức lựa chọn 
màu sắc phù hợp, có đậm có nhạt và không lạm dụng màu. Điều đó khẳng định 
nhiệm vụ của giáo viên cần quan tâm nắm vững phương pháp giảng dạy, sử dụng 
đồ dùng dạy học khoa học có hiệu quả và luôn tâm huyết trong những giờ dạy thì 
kết quả sẽ tốt hơn, chất lượng bài vẽ của các em ngày càng tiến bộ. 
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Giúp học sinh nắm chắc hơn về kiến thức luyện thêm kĩ năng thực hành 
trong phân môn Vẽ trang trí. Chất lượng phân môn Vẽ trang trí của học sinh khối 
lớp 2 được nâng lên rõ rệt.
 - Biết cảm nhận cái đẹp ở xung quanh, biết tạo ra cái đẹp theo khả năng của 
mình, biết giữ gìn, phát huy và vận dụng cái đẹp đó vào học tập và trong cuộc 
sống hàng ngày.
 - Luôn có hứng thú trong các tiết học, trong giờ học luôn tự tin, thoải mái 
không gò bó, tự do sáng tạo.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Khi dạy vẽ trang trí cần chú ý những kiến thức cơ bản sau:
 • Thứ nhất là: Giúp học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
 Đồ dùng học tập rất quan trọng trong giờ Mĩ thuật bởi tiết học chủ yếu là 
thực hành, nếu không có đồ dùng các em sẽ không tập trung học và còn làm việc 
riêng hoặc phá các bạn bên cạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của cả 
lớp. Để tiết Mĩ thuật các em luôn có đồ dùng đầy đủ tôi kiểm tra đồ dùng của các 
em liên tục, tuyên dương các bạn luôn đầy đủ đồ dùng học tập. Huy động các em 
mang 2 cây bút chì cho bạn mượn, rồi khi thực hành trong nhiều tiết tôi cho các 
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 7 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
tắc đối xứng qua trục, họa tiết chính, họa tiết phụ...Muốn bao quản được lâu và dễ 
dàng thay đổi họa tiết tôi đã ép plastic, mỗi khi học sinh thực hiện ghép thành bài 
trang trí các em rất dễ dàng thay đổi.
 (Các họa tiết và bài trang trí sử dụng các miếng ghép bằng xốp màu)
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 9 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
 • Thứ ba là: Giúp học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản về 
 trang trí 
 Màu sắc trong trang trí.
 - Màu sắc trong thiên nhiên: Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú. Người 
ta chỉ nhận biết màu sắc khi có ánh sáng. Ánh sáng có 7 màu: đỏ, da cam, vàng, 
lục, lam, chàm, tím. 
 Màu trên cầu vồng Màu ở cánh đồng hoa
 - Màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam (hay còn gọi là những màu gốc) vì từ 3 màu 
này người ta có thể pha trộn ra được rất nhiều màu sắc khác .
 - Màu nhị hợp: Là màu do pha trộn 2 màu cơ bản với nhau mà thành thì gọi 
là màu nhị hợp.
 - Màu bổ túc: 
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 11 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
loại trang trí, góp phần tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục 
vụ nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người.
 * Một số nguyên tắc bố cục trong trang trí 
 - Nguyên tắc tương phản trong trang trí 
 Trong trang trí nguyên tắc tương phản luôn được sử dụng để tạo cho trang trí 
có sự đa dạng phong phú để làm nổi phần nào, mảng nào trong bố cục : Có nghĩa 
là các yếu tố có tính chất đối lập nhau luôn được khai thác trong trang trí để cái 
nọ tôn cái kia lên. Chẳng hạn như :
 + Về hình mảng: Muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh thấy 
được tương quan.
 + Về đậm nhạt: Muốn làm nổi mảng sáng phải có mảng tối.
 + Về đường nét: Để thay đổi sự đơn điệu của nhiều đường nét cong 
cần có nét xiên, nét gấp khúc.
 + Về hình thể: Bên cạnh mảng vuông cần có mảng tròn, mảng tam 
giác, quả trám, các mảng đa giác khác
 + Về màu sắc: Để làm nổi phần nào, ý nào dùng tương phản về nóng 
lạnh của màu hoặc tương phản về sắc độ của nhau .
 (Hình: 1 Màu tương phản nóng, lạnh)
 - Nguyên tắc cân đối trong trang trí 
 Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong trang trí. Nó có ý nghĩa là sự sắp 
xếp hài hòa, hợp lí giữa các mảng với tổng thể không có mảng quá to phá vỡ 
khung hình định trang trí, hoặc quá nhỏ làm bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân 
đối có nghĩa là các mảng, các họa tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải được bố 
trí cân bằng làm cho mắt người xem được dẫn đi hết diện tích được trang trí 
không có sự bố trí bị lệch hoặc bị dồn vào một phía.
 * Một số hình thức thường được sử dụng trong trang trí:
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo - Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_h.doc