Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Luyện từ và câu
1 Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn Tiếng Việt là một môn học góp phần quan trọng trong việc giúp các em học các môn học khác. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy phát triển ngôn ngữ cho người bản ngữ vì bản thân các em đã biết tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần dạy cho các em biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Tập viết và Luyện từ và câu. Mỗi phân môn đều có những vai trò quan trọng riêng. Nhưng phân môn Luyện từ và câu là một phân môn mà tôi yêu thích nhất. Vì đây là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng. Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết đúng đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy học phân môn Luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người giáo viên phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả Trong quá trình dạy học với lòng say mê nghiên cứu tìm tòi học tập cộng với sự yêu thích Tiếng Việt, chữ viết với những từ và câu phong phú mang nhiều ý nghĩa đã hướng tôi đến với đề tài:“ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số nguyên nhân, học sinh chưa học tốt phân môn Luyện từ và câu. - Trên cơ sở đã đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 - Đa dạng hóa các hình thức hạy học tổ chức dạy học phù hợp với nội dung để học sinh không nhàm chán thụ động. Ngoài ra còn phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vị trí, vai trò của phân môn Luyện từ và câu Phân môn Luyện từ và câu là một môn học giữ vị trí chủ đạo trong chương trình Tiếng Việt của lớp 2. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở trường, học sinh đã được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó, kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng trong cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp. Vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Chính vì vậy, dạy Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm được ngôn ngữ như một phương pháp giao tiếp. Việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. Khả năng giáo dục nhiều mặt của Luyện từ và câu là rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp và các phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, cần cù. Ngoài ra, phân môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn và rèn cho học sinh có kĩ năng nói, đọc, viết. Luyện từ và câu là môn học nền tảng để học sinh học các môn học khác trong tất cả các cấp học sau, cũng như trong lao động và giao tiếp trong cuộc sống, bởi nó giúp học sinh có năng lực nói đúng. Từ đó, sử dụng Tiếng Việt văn hóa một cách thành thạo làm công cụ tư duy để học tập giao tiếp và lao động. 1.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu Dạy phân môn Luyện từ và câu ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm từ và câu cơ bản, cung cấp cho các em một số kiến thức ban đầu cơ bản và cần thiết về từ, câu, các kiểu từ, các kiểu câu nhưng phải vừa sức đối với lứa tuổi các em. Dạy Luyện từ và câu có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một hệ thống khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và những quy luật hành chức của nó. Cụ thể là Luyện từ và câu ở Tiểu học giúp cho học sinh hiểu về cấu tạo của từ, khái niệm về từ và câu. Những kĩ năng mà học sinh cần đạt được trong giờ Luyện từ và câu: Biết dùng từ, câu trong nói và viết, nói đúng, dễ hiểu và sử dụng các câu văn hay, nhận ra những từ, câu không có văn hóa để loại ra khỏi vốn từ, ngoài ra học sinh còn nắm được văn hóa chuẩn của lời nói. 5 Trong giao tiếp nhiều khi các em dùng từ đặt câu chưa chính xác, đôi khi còn lủng củng vì các em còn nhỏ tuổi, tư duy phát triển chưa cao nên các em thường nói và làm theo suy nghĩ của mình mà chưa có sự lựa chọn từ, câu cho thích hợp, chưa có sự trau chuốt trong cách dùng từ, câu trong các câu nói. Chính vì vậy, cần có sự hướng dẫn của giáo viên, sự định hướng đúng đắn để các em phát triển theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, không phải giáo viên nào cũng có chuyên môn vững về Luyện từ và câu, không phải giáo viên nào cũng giỏi trong giao tiếp cũng như trong việc sử dụng từ và câu. Với những cơ sở lí luận trên và căn cứ vào thực tiễn như đã nêu trên tôi đi sâu vào tìm hiểu khả năng phân biệt từ và câu, khả năng nhận biết từ và cách dùng từ để đặt câu của học sinh Tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 2A2 để thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của học sinh trong quá trình học tập nói chung và học luyện từ và câu nói riêng. Từ đó nêu ra các biện pháp đề xuất cụ thể nhằm khắc phục được những khó khăn và vướn mắc của giáo viên và học sinh khi dạy và học phân môn Luyện từ và câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn này ở Tiểu học nói chung và lớp 2A2 nói riêng. 3. Thực trạng của việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu 3.1. Đặc điểm tình hình Năm học 2017 – 2018 tôi tiếp tục được phân công dạy lớp 2A2 với tổng số học sinh là 28 em, Nữ: 10 em, Dân tộc: 8 em, Nữ Dân tộc: 2 em. Đa số học sinh trong lớp thuộc con em thành phần nông dân, nhà ở xa trường. Hằng ngày, ngoài việc học tập trên lớp các em còn phải phụ giúp việc nhà để cha mẹ đi làm nên ít có thời gian dành cho học tập. 3.1.1 Thuận lợi - Sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, tồ chuyên môn có vai trò tích cực giúp giáo viên khối 2 dạy đúng chương trình nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 3.1.2 Khó khăn - Việc cung cấp giáo cụ trực quan cho phân môn Luyện từ và câu có bài không có tranh ảnh hoặc có lại quá ít. - Một số phụ huynh do có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ít quan tâm tới việc học tập của các em và một số phụ huynh vì bận rộn với công việc ít thời gian quan tâm đến con em mình. Vì vậy phần lớn phụ huynh đều giao phó cho giáo viên - Đa số phụ huynh ít chú ý đến ngôn ngữ giao tiếp khi nói của con mình. Thực tế khảo sát sau khi học xong bài Bài: Mở rộng vốn từ: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì ?( Tuần 3/ trang 27 sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1 ) ở đầu hai năm học 2016-2017 và 2017-2018 có kết quả như sau: 7 đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lượt. Mặt khác, do thực tế học sinh mới được làm quen với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lý. - Vốn từ của học sinh còn hạn chế dẫn đến việc dùng từ còn sai nhiều, đặc biệt là học sinh người dân tộc. - Trong suốt thời gian các em ít chịu khó ôn tập lại các kiến thức đã học. - Do nhận thức của các em chủ yếu là cảm tính nên sự vận dụng vốn sống vào trong bài tập còn thiếu chính xác. Bên cạnh đó khả năng xác định từ, câu của học sinh còn kém, các em còn nhầm lẫn giữa dấu chấm và dấu chấm hỏi. - Từ việc làm bài tập của học sinh ta dễ dàng thấy được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh là chưa cao, với bài tập đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo thì kết quả làm bài tập của các em còn hạn chế. 4. Các giải pháp thực hiện 4.1. Giới thiệu bài Để có thể học tốt phân môn Luyện từ và câu, ngay từ đầu tiết học người giáo viên phải khơi sự tò mò, hứng thú học cho các em bằng chính lời giới thiệu của mình. Khi giới thiệu bài Luyện từ và câu ở tuần 3:“ Từ chỉ sự vật. Kiểu câu: Ai là gì ?”. Đây chính là bài học với chủ đề: Bạn bè. Giáo viên có thể hỏi: Trong tuần các em đã học những bài tập đọc nào nói về bạn bè ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ giới thiệu : Các em đã được học những bài tập đọc nói về tình bạn. Các em có biết từ chỉ sự vật là gì không ? và muốn nói với kiểu câu Ai là gì ? em sẽ nói như thế nào. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về từ chỉ sự vật và kiểu câu: Ai là gì? Hoặc tôi có thể dùng tranh ảnh để giới thiệu bài gây hứng thú, tạo nhu cầu học bài ở học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài ở tuần 26: “ Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy ” Tôi đã sưu tầm một số tranh ảnh về các loài cá nước ngọt và nước mặn. Sau đó giới thiệu cho học sinh biết đây là các loài cá nhưng để biết đâu là cá nước ngọt ? Đâu là cá nước mặn ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay. 4.2 Giáo viên cần phân ra các kiểu bài trong phân môn Luyện từ và câu a. Dạy bài lý thuyết về từ. Ở lớp 2, có những bài dạy về lý thuyết từ như: Từ và câu, từ ngữ chỉ sự Vật ( Danh từ ), Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái ( Động từ ), Từ ngữ chỉ đặc điểm tình cảm (Tính từ ) Những bài học này là tổng kết những kiến thức được rút ra từ những bài tập học sinh được làm. Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác định để làm tăng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải cung cấp những từ mới 9 - Ngoài ra em còn học những môn học nào khác nữa ? ( Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Nghệ thuật, ) - Trong môn Tiếng Việt em học gồm có những phân môn nào ? ( Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn) - Trong môn nghệ thuật em thấy có những phân môn nào ? ( Thủ công, Âm nhạc, Mĩ thuật ) - Sau đó giáo viên dùng những tấm bìa khác màu để phân biệt các môn học. Giải các bài tập hệ thống hóa vốn từ, học sinh sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn học sinh làm những bài tập này giáo viên cần có những vốn từ cần thiết và phân biệt được các loại từ. Ví dụ: Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh: a/ Cháu ông bà. b/ Con . cha mẹ. c/ Em .. anh chị - Giáo viên phải xác định cho học sinh ở bài tập này phải điền những từ ngữ nói về tình cảm mà các em đã được học. - Sau đó học sinh có thể điền nhiều từ có nghĩa tương tự nhau như câu a. Cháu . Ông bà ( học sinh có thể điền: kính yêu, kính trọng, thương yêu) c. Dạy bài tích cực hóa vốn từ Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn làm rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập điền từ, bài tập đặt câu, bài tập tạo từ Ví dụ: Bài: “ Từ ngữ về tình cảm ” ( tuần 12 ) Dùng mũi tên ( ) nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng rồi ghi các từ tìm được vào dòng dưới. yêu thương Quý mến kính
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_h.doc