Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt môn Giáo dục thể chất

doc 27 trang sangkienhay 12/11/2023 4613
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt môn Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt môn Giáo dục thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt môn Giáo dục thể chất
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục thể chất (GDTC) là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu 
cầu chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước. 
 Đặc trưng của môn GDTC ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà 
học sinh nắm được, hiểu được thành kĩ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó 
phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe cho các em. GDTC là môn học có đối 
tượng chính là sự phát triển thể chất của con người, góp phần quan trọng cho 
việc định hướng phát triển các thành phần của năng lực thể chất cho học sinh. 
Nội dung chủ yếu là rèn luyện vận động cơ bản và phát triển tố chất thể lực 
thông qua những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các 
bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao Với mạch nội dung 
môn học bao gồm: Kiến thức chung về GDTC; Vận động cơ bản; Thể thao tự 
chọn. Là môn học duy nhất thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và phát triển kĩ năng 
vận động, tố chất thể lực cho học sinh; trang bị cho các em kiến thức và kĩ năng 
chăm sóc sức khỏe; hình thành thói quen, ý thức tập luyện, có trách nhiệm đối 
với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó, góp phần cải thiện tầm 
vóc người Việt Nam, hình thành nên một thế hệ người Việt mới khỏe mạnh, 
cường tráng, siêng năng vận động, tập luyện thể dục thể thao. Môn GDTC là 
một trong số ít các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sử 
dụng rất đa dạng, số lượng lớn các loại thiết bị khác nhau. Các thiết bị cơ bản có 
thể kể đến một số thiết bị như: tranh ảnh, băng đĩa ghi hình các bài tập thể chất, 
môn thể thao (hoạt động thể dục thể thao); loa; ampli; máy chiếu; dụng cụ tập 
luyện vận động cơ bản và dụng cụ các môn thể thao; phương tiện tổ chức các trò 
chơi vận động; đồng hồ bấm giây; còi; cờ; thước
 Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. 
Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu 
giáo dục toàn diện (đức, trí, thể mỹ, lao động). Do vậy môn GDTC lại càng là 
một môn học quan trọng trong nhà trường, học sinh tham gia học tốt sẽ góp 
phần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe để tham gia học tốt 
các môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động. Việc nắm rõ đặc 
điểm tâm sinh lí trẻ và vận dụng tốt các hình thức, phương pháp giảng dạy sẽ 
giúp học sinh học tốt môn GDTC trong các nhà trường.
 Với học sinh lớp 2, mặc dù các em đã biết hành động có chủ định và hành 
động theo chỉ dẫn của người khác ở mức nhất định. Tuy nhiên kỹ năng vận động 3
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1.1. Mục tiêu giáo dục tiểu học
 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ 
năng cơ bản.Góp phần hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng về nhân 
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Sản phẩm của giáo duc tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết 
định đối với cuộc đời mỗi con người.
 Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính toán 
được học ở tiểu học để sống để làm việc.
 Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất 
nước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội 
và con người.
 Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh 
tiếp tục học trung học cơ sở.
 1.2. Đặc điểm về mặt cơ thể lứa tuổi 7 - 8 
 - Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò 
chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các 
em vào các bài tâp, trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm 
bảo sự an toàn. 
 - Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, 
xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, 
gẫy dập,...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em các nhà giáo 
dục cần chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, 
an toàn. 
 - Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy 
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy 
trừu tượng. 
 - Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng khoảng 3 – 4 kg. Trung bình, ở độ tuổi 
này, chiều cao có thể tăng từ 5 đến 6,5 cm/năm. Cụ thể, chiều cao cân nặng của 
trẻ 7 -8 tuổi sẽ vào khoảng 121.7 cm và 22,9 kg với bé trai; 120.8 cm và 22,4 kg 
với bé gái.
 1.3. Đặc điểm về hoạt động lứa tuổi 7-8 
 Quá trình phát triển thể chất phần lớn là hoàn thiện các kỹ năng, sự phối 
hợp và kiểm soát cơ bắp. Những trẻ có tiềm năng thể thao có thể thể hiện khả 
năng của mình ở giai đoạn phát triển này vì đây là độ tuổi các kỹ năng vận động 5
 - Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực.
 - Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, 
bạn bè)
 - Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ 
nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập 
trung cao độ, gây căng thẳng. 
 - Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia 
đình, nhà trường, xã hội trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rất 
quan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện 
thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh
 - Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh tiểu học, các 
em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễ 
hình thành những tình cảm tốt đẹp. Các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượng 
khá sâu sắc và khá bền vững. Các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởng 
nhiều bởi tình cảm. 
 - Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Nó 
không chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả hoạt động trí tuệ, 
các em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lý trí, mà còn dựa nhiều vào 
cảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc của 
người khác. Năng lực tự kiềm chế những biểu hiện tình cảm còn yếu, tình cảm 
cũng dễ thay đổi, dễ dịu đi nhưng cũng dễ bị kích động, vừa khóc đã có thể cười 
ngay. 
 - Tình cảm của các em đã có nội dung phong phú và bền vững hơn tuổi 
mẫu giáo. Những tình cảm cao cấp đang hình thành. Đặc biệt tình cảm gia đình 
giữ vai trò khá quan trọng, nhiều khi lòng yêu thương cha mẹ trở thành động cơ 
học tập của các em. Những tình cảm đạo đức, thẩm mĩ thường gắn với những sự 
vật cụ thể, gần gũi với các em. Tình bạn và tính tập thể được hình thành và phát 
triển cùng với tình thầy trò. Tình bạn còn dựa vào hứng thú chung đối với một 
hoạt động vui chơi hay học tập. Nó chưa có cơ sở lí trí vững vàng nên dễ thay 
đổi: thân nhau, giận nhau, làm lành với nhau là hiện tượng thường xuyên xảy ra. 
Tình cảm tập thể có ý nghĩa lớn đối với các em. Các em dễ dàng gắn bó với 
nhau, những người có vai trò lớn trong tập thể là thầy, cô giáo. Đó là trung tâm 
của những mối quan hệ giữa các em, là biểu hiện ý kiến chung của trẻ. Những 
tình cảm rộng lớn hơn như lòng yêu tổ quốc, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc, 
ý thức trách nhiệm cũng đang được hình thành. 
 - Những phẩm chất ý chí và tình cảm của học sinh cấp I cũng bắt đầu nảy 
sinh và phát triển. Các em có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, 7
 CHƯƠNG II:
 THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC GDTC LỚP 2
 2.1. Mục đích của điều tra thực trạng
 Nhận biết được nguyên nhân vì sao kết quả giảng dạy, giáo dục môn thể 
dục trong trường tiểu học là chưa cao. Chưa phát triển thể chất đồng đều ở tất cả 
các đối tượng học sinh. Làm cơ sở để điều chỉnh, đưa ra các biện pháp giúp sáng 
kiến được hoàn thiện hơn. Giúp các em có hứng thú tham gia vào giờ học và đạt 
kết quả cao hơn trong giờ học.
 2.2. Tình hình chung.
 GDTC là môn học cần nhiều đồ dùng trực quan. Sách giáo viên chỉ là gợi ý 
chung cho tất cả vùng miền, muốn dạy – học có hiệu quả cần có nội dung, 
phương pháp dạy học phù hợp với từng vùng, miền. Trước đây một số giáo viên 
quan niệm môn GDTC không quan trọng bằng các môn khác, nên chưa có sự 
đầu tư đúng mức cho môn học, chưa thực hiện tốt các phương pháp giảng dạy, 
không có sự chuẩn bị kĩ về bài dạy kể cả về việc luyện tập trước các bài tập, 
động tác kĩ thuật. Những năm gần đây hầu hết các quận, huyện đã tuyển giáo 
viên thể chất vào các trường. Và ở các trường Tiểu học đều đã có giáo viên 
chuyên dạy bộ môn GDTC, vì vậy kĩ năng sáng tạo sẽ có những bước tiến triển 
để bổ sung vào bộ sách giáo viên. 
 2.3. Thực trạng về việc giảng dạy phân môn GDTC
 2.3.1 Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, quan tâm sát sao đến việc dạy 
và học bộ môn GDTC để bồi dưỡng sức khỏe, năng lực phẩm chất và tinh thần 
cho các em.
 - Hầu hết các em học sinh ở lứa tuổi này trong nhà trường đều rất ngoan và 
biết nghe lời.
 2.3.2 Khó khăn:
 - Phạm vi nhà trường nhỏ hẹp, cơ sở vật chất phục vụ cho môn thể dục 
còn thiếu thốn, chưa có nhà đa chức năng, học sinh vẫn phải tập ngoài trời, 
các tiết học còn bị phụ thuộc vào thời tiết, cùng với đó sân bãi để tập luyện lại 
không có. Học sinh chỉ có thể hoạt động trong một khoảng sân nhỏ gây khó 
khăn cho việc học tập vì nhiều hoạt động, nhiều trò chơi mang tính năng động 
không thể áp dụng. Vừa tổ chức hoạt động học tập vừa phải chú ý để không 
làm ảnh hưởng đến các lớp khác đang học.
 - Về học sinh: ở lớp 2, tư duy của các em còn mang tính hình ảnh cụ thể, 
trong suy nghĩ đối với môn thể dục chỉ là những tiết học giúp các em được 
chạy nhảy, vui chơi, việc học môn thể dục rất thụ động. 9
 CHƯƠNG III:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT MÔN GIÁO 
 DỤC THỂ CHẤT
 Mỗi tiết học thể dục có thể coi là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong 
quá trình biến mục đích, nội dung giáo dục thành kết quả thực tế. Để giúp các 
em học tốt môn GDTC, khi lên lớp giáo viên phải biết vận dụng và kết hợp các 
phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp các em hứng thú hơn với môn học, 
đăc biệt phải tạo cho các em có tâm lý thoải mái “học mà chơi, chơi mà học”. 
Như vậy, mới đem lại hiệu quả cho buổi học thể dục.
 Trước mỗi giờ lên lớp giáo viên cần nghiên cứu các tài liệu liên quan như 
sách giáo viên, các sách báo giáo dụcđể nắm được mục tiêu, yêu cầu của nội 
dung bài học. Sau đó định ra lượng vân động cho từng nội dung và cả giờ học. 
Tiếp theo xây dựng kế hoạch cụ thể thông qua soạn bài, xác định mục tiêu kiến 
thức, kỹ năng và các phương pháp cho từng nội dung.
 Trong quá trình giảng dạy qua những lần áp dụng thành công và thất bại tôi 
đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp sau:
 3.1. Biện pháp thứ 1: Đổi mới công tác chuẩn bị của giáo viên trước 
khi lên lớp.
 Trước khi lên lớp giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, yêu cầu 
cần đạt của từng tài, từ đó lựa chọn, đưa ra những phương pháp giảng dạy phù 
hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. 
 Giáo viên phải có ý thức chuẩn bị bài, thiết kế bài học theo hướng phát triển 
năng lực, phẩm chất học sinh:
 - Xác định mục tiêu bài học.
 - Xác định và lựa chọn nội dung bài học.
 - Lựa chọn và vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
 - Lựa chọn phương tiện, thiết bị dạy học.
 - Thiết kế kế hoạch dạy học.
 Đặc biệt, ở mỗi giờ học giáo viên cần dự kiến trước những tình huống sư 
phạm có thể xảy ra, để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. 
 Tham khảo nhiều trò chơi hấp dẫn, bổ ích để lồng ghép vào phần khởi động 
của giờ dạy tạo hứng thú cho học sinh tập luyện.
 Trong quá trình giảng dạy môn GDTC ở trường tiểu học công tác chuẩn bị 
của giáo viên trước khi lên lớp góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp 
học sinh hứng thú hơn trong tập luyện.
 3.2. Biện pháp thứ 2: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức 
dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_h.doc