Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 Trường TH Tản Lĩnh

doc 27 trang sangkienhay 01/12/2023 1601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 Trường TH Tản Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 Trường TH Tản Lĩnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 Trường TH Tản Lĩnh
 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2”
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Là giáo viên giảng dạy ở bậc Tiểu học tôi nhận thấy Tiếng Việt là một 
môn học rất quan trọng. Đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 2 vẫn còn nhỏ. 
Môn Tiếng Việt giúp các em hình thành các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như 
“nghe - nói - đọc - viết” để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động 
của lứa tuổi. Môn Tiếng Việt là tiền đề giúp các em học tốt các môn học khác. 
Từ và câu là bình diện quan trọng của ngôn ngữ, bên cạnh các bình diện khác 
như đoạn, bài. Luyện từ và câu bao gồm toàn bộ các quy tắc cấu tạo từ, câu - 
đơn vị nhỏ nhất để thực hiện chức năng giao tiếp và cả các quy tắc câu để tạo 
thành đơn vị lớn hơn là đoạn văn. Vì vậy dạy từ và câu là tiền đề trực tiếp phát 
triển ngôn ngữ trong quá trình phát triển nhân cách học sinh. Đặc biệt trong giai 
đoạn hiện nay đòi hỏi phát triển con người toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.
 Nội dung Luyện từ và câu của lớp 2 giúp các em nhận biết được các từ chỉ 
sự vật, hoạt động, đặc điểm tính chất; nắm vững mô hình về cấu tạo câu, cách 
dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi trong bài 
học và lời nói. Thực tế trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy rằng nhiều em còn 
lúng túng khi sử dụng từ và đặt câu. Kĩ năng nói, viết và diễn đạt câu còn yếu. 
Học sinh thường tiếp thu bài một cách gượng ép, thụ động, các em thường mất 
tự tin khi giao tiếp và không hứng thú khi học phân môn này. 
 Ví dụ: Khi dạy bài đặt câu theo mẫu: Ai là gì ? ở tiết 3 (SGK- trang 26). 
Yêu cầu học sinh biết đặt câu giới thiệu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì? ) là gì ?.
 Đây là một dạng bài tập khó đối với học sinh. Các em thường đặt câu theo 
cách dập khuôn, máy móc. Nếu không có các biện pháp tổ chức phù hợp để gây 
hứng thú cho học sinh thì các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách cứng nhắc, khô 
khan, nhiều lần sẽ gây nhàm chán, mất tập trung. 
 Vậy làm thế nào để giúp học sinh học tập tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 
Đó là câu hỏi đặt ra mà tôi cần phải suy nghĩ. Trong phạm vi đề tài tôi xin nêu một 
số biện pháp tôi đã áp dụng trong một số tiết Luyện từ và câu và đã đạt được hiệu 
quả cao. Hơn nữa, xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ đã thôi thúc tôi lựa chọn đề 
tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 2"
 1 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2”
 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
 CHƯƠNG I
 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH 
 HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2.
 1. Cơ sở lí luận: 
 Trẻ em bắt đầu vào học tiểu học là chuyển từ hoạt động chủ đạo là chơi 
sang hoạt động chủ đạo là học có thể nói đây là một bước ngoặt trong hoạt động 
tâm lí của các em. Học sinh lớp 2 rất hồn nhiên, hiếu động, ham hiểu biết, khả 
năng chú ý chưa cao, dễ bị phân tán. Ngôn ngữ của học sinh lớp 2 đã phát triển 
nhưng ít phục vụ giao tiếp mà nặng hướng vào bản thân. Tư duy mang màu sắc 
cảm tính ( tư duy trực quan ) được hình thành trong cuộc sống và hoạt động vui 
chơi của các em. Đặc điểm tâm lí của các em là tính hiếu động, hiếu kì, tò mò, 
thích cái mới. Còn một điểm đáng chú ý nữa là trẻ có trí tưởng tượng phong 
phú.
 Để giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động, nhẹ nhàng, tự 
nhiên, hứng thú hơn chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để 
học sinh lĩnh hội những tri thức một cách thuận lợi. Gây hứng thú bằng cách 
bám sát nội dung và yêu cầu của bài tìm cách thể hiện nội dung đó vào các hoạt 
động của thầy và trò. Muốn vậy người giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó tìm tòi 
để mở rộng thêm kiến thức cho các em. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các 
em để có những phương pháp dạy học phù hợp. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 
2, các em còn nhỏ, cách tiếp thu kiến thức cần phải mềm dẻo, nhẹ nhàng, “học 
mà chơi, chơi mà học”. Qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động tiếp thu 
bài một cách hiệu quả. Từ đó cần lựa chọn những phương pháp, biện pháp phù 
hợp hữu hiệu để hướng dẫn học sinh lớp 2 có hứng thú học phân môn Luyện từ 
và câu và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 - Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã được Đảng và Nhà nước 
quan tâm rất nhiều bởi vậy chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. 
Nhưng trong thực tế thì còn rất nhiều điều mà người giáo viên phải quan tâm, 
bởi vì trước kia chương trình học và sách giáo khoa cũ thì phân môn Luyện từ và 
câu được tách ra làm 2 phần đó là từ ngữ và ngữ pháp. Phần từ ngữ thì cho sẵn 
từ còn phần ngữ pháp thì dạy Khái niệm là chủ yếu. Phương pháp dạy học vẫn là 
phương pháp cũ, thầy truyền thụ kiến thức, trò tiếp nhận kiến thức. Chính vì vậy 
các em không được tự tìm, tự phát hiện ra kiến thức. Vậy làm thế nào để gây 
 3 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2”
 ĐK lần 1 7 16,7 13 30,9 16 38,1 6 14,3
 CHƯƠNG III
 NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 
 I. Nội dung chương trình Luyện từ và câu ở lớp 2:
 Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã hệ thống toàn bộ nội dung các tiết học, phân 
loại các dạng bài tập trong chương trình để tìm ra những hình thức tổ chức và 
biện pháp dạy học phù hợp với từng nội dung và đặt ra mục đích mà học sinh 
cần đạt được trong mỗi tiết đó như sau: 
 1. Thời lượng
 * Mỗi tuần học 1 tiết:
 - Học kì I: 18 tiết: 16 tiết học + 2 tiết ôn tập.
 - Học kì II: 17 tiết: 15 tiết học + 2 tiết ôn tập.
 2. Nội dung học:
 Chương trình Luyện từ và câu Lớp 2 gồm 35 tiết với các nội dung kiến 
thức và kĩ năng cụ thể về từ và câu là :
 - Từ và câu
 - Các lớp từ: Từ trái nghĩa
 - Từ loại: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, 
tính chất.
 - Các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Khẳng định, phủ định.
 - Cấu tạo câu( thành phần câu) : 
 + Đặt, trả lời câu hỏi “ Khi nào ?” 
 + Đặt, trả lời câu hỏi “ Ở đâu ?” 
 + Đặt, trả lời câu hỏi “ Như thế nào? ” 
 + Đặt, trả lời câu hỏi “ Vì sao? ” 
 + Đặt, trả lời câu hỏi “ Để làm gì? ”
 - Dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm.
 - Ngữ âm, chính tả: Tên riêng và cách viết tên riêng.
 II. Những biện pháp chung: 
 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ở nhà.
 2. Hướng dẫn học sinh phân tích kĩ đề bài và làm bài tập.
 5 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2”
 * Nhiệm vụ: Vì chương trình lớp 2 là các em đi từ thực hành để rút ra kết 
luận nên biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và làm bài tập là một 
biện pháp quan trọng. Biện pháp này giúp học sinh tìm hiểu kĩ đề bài và nắm 
chắc nội dung, yêu cầu của bài tập từ đó các em sẽ hiểu và làm bài tốt hơn.
 * Khó khăn: Một số em còn chưa tập trung hoặc tư duy kém nên chưa 
hiểu rõ yêu cầu bài tập dẫn đến không làm được bài.
 * Khắc phục: Toàn bộ nội dung bài tập tôi chép lên bảng hoặc phiếu khổ 
to dán lên bảng. Để giúp các em hiểu bài và làm bài tốt tôi hướng dẫn các em 
tìm hiểu yêu cầu và nội dung bài tập như sau:
 - Bước 1: Gọi học sinh đọc tốt đọc toàn bộ nội dung bài tập (1 - 2 em), cả 
lớp theo dõi sách giáo khoa dùng bút chì gạch chân yêu cầu bài tập.
 - Bước 2: Một số học sinh trả lời lại yêu cầu bài tập (gồm mấy yêu cầu, đó 
là yêu cầu gì?)
 - Bước 3: Giáo viên dùng phấn màu gạch chân từ ngữ quan trọng nổi bật 
rõ yêu cầu bài tập và nhấn mạnh lại.
 - Bước 4: Làm mẫu một phần (giáo viên hoặc học sinh giỏi làm).
 - Bước 5: Học sinh làm bài tập dưới nhiều hình thức (cá nhân, nhóm đôi, 
nhóm 4,... phiếu bài tập, vở bài tập hoặc bảng con,...).
 - Bước 6: Trình bày, chữa bài, nhận xét rút ra điểm cần ghi nhớ về kiến thức.
 - Bước 7: Có thể yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ để khắc sâu kiến thức.
 VD: Khi dạy bài Từ chỉ tính chất, câu kiểu Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: 
Từ ngữ về vật nuôi. ( Tuần 16, SGK Tiếng Việt 2, Trang 133)
 Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, 
khỏe.
 + Gọi 2 - 3 học sinh đọc nội dung bài tập. 
 + Sau đó HS nêu yêu cầu bài tập. ( có 1 yêu cầu đó là Tìm từ trái nghĩa).
 + Giáo viên dùng phấn màu gạch chân từ ngữ: Tìm từ trái nghĩa 
 + Giáo viên làm mẫu với cặp từ: tốt - xấu
 + Học sinh thảo luận nhóm với các cặp từ còn lại, sau đó vài HS trình bày 
trước lớp 
 + Giáo viên chữa bài, nhận xét rút ra điểm cần ghi nhớ về kiến thức: 
 * Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau 
 7 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2”
dãi với mình nói của mình. Bằng lời nói đúng của mình học sinh sẽ học tập 
theo. Ngoài ra giáo viên cần quan tâm chú ý việc chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho 
HS. Đối với học sinh lớp 2 vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm và sử 
dụng từ còn lúng túng và dùng từ đặt câu chưa chính xác. Hay nói thiếu bộ 
phận chủ ngữ, nói không đủ câu. Những câu sai về ngữ pháp, mập mờ, không rõ 
nghĩa, tối nghĩa giáo viên cần quan tâm sửa chữa kịp thời cho học sinh. Có thể 
cho học sinh tự phát hiện ra để tự sửa lỗi hoặc các học sinh khác giúp bạn chữa 
lỗi. Với mong muốn được giúp bạn sửa câu, từ các em sẽ cảm thấy vui hơn khi 
giúp bạn. Đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học.
 Ví dụ: Khi HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
 - HS có thể đặt câu mập mờ, không rõ nghĩa như sau:
 Bưu điện nhà em rất đẹp.
 - Giáo viên giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai mập mờ, không rõ nghĩa. 
Học sinh đó có thể tự sửa hoặc nhờ các bạn khác sửa giúp như sau:
 Bưu điện gần nhà em rất đẹp.
 Bưu điện ở gần nhà em rất đẹp.
 Tạo điều kiện cho mỗi em được tự do sáng tạo câu của mình. Bằng cách 
tổ chức các em thi viết câu ra bảng con. Khi cho học sinh viết ra bảng con giáo 
viên cũng rất dễ dàng sửa lỗi cho tất cả các em. Các câu của các em viết đó cũng 
là “ngân hàng” câu mà giáo viên thu thập được từ học sinh.
 Thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ 
thông tin vào tiết dạy như: Máy chiếu, máy chiếu hắt,.Đó là những phương tiện hỗ 
trợ đắc lực cho dạy học Luyện từ và câu. Nhiều hệ thống tranh ảnh, tư liệu đẹp được 
đưa lên giúp học sinh dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt trong dạy học hiện đại như ngày nay 
việc sử dụng các các thiết bị dạy học hiện đại là rất cần thiết. 
 Một trong những bức ảnh đẹp được trình chiếu mà học sinh yêu thích
 9 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2”
 * Khắc phục: Ở chương trình lớp 2 bước đầu yêu cầu học sinh nhận biết 
các kiểu câu, xác định các bộ phận, biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?, Ai làm gì?, 
Ai thế nào?. Đây là nội dung khó đối với học sinh, các em cảm thấy khó phân biệt 
các loại câu. Khi đặt câu kheo mẫu thường dập khuôn, cứng nhắc, khô khan. Chính 
vì vậy tôi đã tập hợp các kiểu câu theo 3 mô hình sau để các em dễ xác định:
 + Kiểu câu Ai ( cái gì , con gì ) là gì?,
 + Kiểu câu Ai (cái gì , con gì) làm gì?
 + Kiểu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
 - Mặc dù ở mô hình nào đều có các kiểu câu khác nhau như Ai là gì? ( làm 
gì?, thế nào? ), Con gì là gì? ( làm gì? thế nào? ), Cái gì là gì? ( làm gì?, thế 
nào? ). Chính vì vậy tôi sẽ cung cấp cho các em nhận biết 3 kiểu câu này bằng 
cách cung cấp hệ thống từ dùng để đặt câu.
 Ví dụ: Khi dạy kiểu câu Ai là gì? Nếu đặt câu theo kiểu Cái gì là gì? cung 
cấp các từ chỉ vật: trường học, lớp học, bút, thước, sách, bảng,Nếu đặt câu theo 
kiểu Con gì là gì? cung cấp các từ chỉ con vật: gà, vịt, trâu, đàn bò, voi, hổ, Nếu 
đặt câu theo kiểu Ai là gì? cung cấp các từ chỉ người: ông, bà, học sinh, thầy giáo, 
Mai và Hoa,.... Ở mô hình câu theo kiểu Cái gì, là gì? thường có từ “ là ”.
 Chẳng hạn khi dạy bài 3 ( TV2, tập 1- trang 44) yêu cầu học sinh đặt câu 
theo mẫu Ai là gì ? 
 a) Giới thiệu trường em.
 b) Giới thiệu môn học em yêu thích.
 c) Giới thiệu làng (xóm, phố ) của em.
 Sau khi đọc nội dung và xác định rõ yêu cầu bài tập 
 Câu a) Giới thiệu trường em. Tôi hỏi: Em học trường nào? (Em học 
Trường Tiểu học TTNC BÒ). 
 Còn những từ nào chỉ trường học của em? (trường em, trường học, 
Trường Tiểu học Tản Lĩnh...), đây chính là từ chỉ vật. 
 Để đặt câu theo mẫu Ai là gì ?, sau từ “trường em, trường học, Trường 
Tiểu học Tản Lĩnh” có từ “ là ’’.
 + Vậy em hãy đặt câu giới thiệu về trường của em. (Trường em là trường 
Tiểu học Tản Lĩnh./ Trường học của em là nơi rất vui./ Trường Tiểu học TTNC 
BÒlà nơi chúng em học./. )
 - Câu b và c tiến hành tương tự để các em nhận ra kiểu câu Ai ( con gì , 
cái gì ) là gì? 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc