Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2

docx 15 trang sangkienhay 03/02/2024 1993
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2
 Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm
 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1.1. Lí do, sự cần thiết thực hiện đề tài:
 Từ ngày xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức chính vì thế mà việc giáo dục 
đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ Chủ Tịch đã dạy: 
“ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức, là cái gốc quan trọ
ng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Trong những năm gần đây đất nước 
ta đang từng bước đổi mới. Vì thế mọi ngành nghề đều phải thực hiện đổi mới một 
cách toàn điện. Trong đó ngành giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Cụ thể là 
việc đổi mới về dạy học được thực hiện rất tốt tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức 
cho học sinh cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Vì tiểu học là bậc học nền tảng, 
cơ bản cho các cấp học sau, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất 
quan trọng.
 Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học tập 
rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ nă
ng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh việc 
giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng 
cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, có nhữ
ng ước mơ đẹp trong cuộc sống.
 Qua thực tế từ các năm học tôi nhận thấy vẫn còn có một số đối tượng học sinh 
có hành vi chưa tốt. Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh của mình được tốt 
hơn đây chính là câu hỏi mà bản thân tôi đã nhiều đêm trăn trở.Vì vậy tôi đã chọn đề 
tài: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 2” để góp phần 
làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô 
giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa.
 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo 
đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm
 Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm 
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, 
khen thưởng và kỷ luật học sinh.
 Phương pháp quan sát :
 Nhìn nhận lại thực trạng trong các năm học vừa qua vẫn còn một vài hành vi 
chưa đúng của một số học sinh trong cách cư xử,giao tiếp,xưng hô với bạn bè và 
người xung quanh từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của 
trường trong những năm học sau.
 • Thời gian nghiên cứu:
 Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017
 1.2.Phạm vi đề tài:
 Việc giáo dục đạo đức ở đây lấy nền tảng từ những nội dung của môn học đạo 
đức lớp 2, nhưng hình thức phổ biến, nội dung giáo dục, rộng rãi trải đều trên các 
môn tạo thành quá trình theo dõi và giáo dục thường xuyên, thiết thực. Đưa ra các 
biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phương pháp ứng xử của giáo 
viên trên lớp; qua các tiết học, cách định hướng các em tự liên hệ thực tế bản thân để 
tìm ra cách ứng xử có văn hoá, lễ phép. Ngoài ra còn tổ chức những buổi ngoại khoá, 
sinh hoạt với nhiều hình thức thông qua đó giáo dục hành vi đạo đức cho các em. Đối 
tượng mà tôi đang tìm hiểu và áp dụng là học sinh lớp 2
 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
 Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết đị
nh số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy nhưng bên cạnh đó vi
ệc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Vì 
thế giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả là trách nhiệm của giáo viên Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm
người. Thế nhưng, những gì mà thầy cô chúng ta làm vẫn chưa đủ. Do quãng thời 
gian eo hẹp trên lớp học chỉ đủ để giảng dạy các môn theo đúng chương trình quy 
định, việc lồng ghép, kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh cũng trở nên khó 
khăn.Trong môi trường giáo dục của chúng ta phải có khen thưởng, động viên và chê 
trách nhẹ nhàng, tinh tế. Trong tất cả các tiết học, việc động viên, khích lệ hoặc chê 
trách tế nhị đúng cách luôn mang lại hiệu quả lớn. Nhưng khi việc học sinh mắc phải 
sai phạm, phải chịu hình phạt thế nào cho đúng mức, cho hợp lý để đem lại hiệu quả 
giáo dục.Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tìm 
ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả nhằm phổ biến 
rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh và hi vọng sau này các 
em có thể trở thành những người tốt, người có ích cho xã hội.
 Ở lứa tuổi các em việc tự ý thức hành vi chưa rõ nét, các em có thể có những 
suy nghĩ lệch lạc mà không hề biết, qua đó việc tìm hiểu học sinh có suy nghĩ như thế 
nào để uốn nắn các em là một vấn đề không kém phần quan trọng so với việc giúp 
các em lĩnh hội kiến thức.Vì thế đòi hỏi giáo viên phải gần gũi, thương yêu và luôn là 
chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.
 Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi sản phẩm được làm ra cho dù tốt đến 
mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Một người học trò 
có tài mà không có đức thì đối với người giáo viên đó là một kết quả đáng buồn. Làm 
thế nào để đào tạo được những học sinh vẹn toàn cả tài và đức đó là mong muốn của 
mỗi chúng ta. Vì thế để đạt được điều đó đòi hỏi sự nổ lực và cố gắng rất nhiều của 
giáo viên và dĩ nhiên chúng ta phải bắt tay vào việc đào tạo ngay từ bậc Tiểu học nhấ
t là đối với những lớp đầu cấp.Chính vì lí do đó tôi xin được chia sẻ một số biện pháp 
nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh
 2.2.Các biện pháp, giải pháp:
 Trong sự nghiệp trồng người điều quan trọng nhất đối với mỗi giáo viên là phả
i có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả một cách Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm
những em nào khi có những biểu hiện không tốt đều dùng chung một biện pháp để 
giáo dục .Người giáo viên đòi hỏi phải có tầm quan sát ,phải nắm được tâm sinh lí 
của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
 Một cách tìm hiểu nữa là phải thường xuyên đến thăm và trao đổi với phụ 
huynh để tạo sự liên hệ mật thiết giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh từ đó nắm rõ 
được hoàn cảnh cụ thể của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
 Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ đoàn kết
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng: chỉ khi nào xây dựng được một t
ập thể lớp đoàn kết thì các biện pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả cao. Để thực hiệ
n được điều này thì giáo viên cần phải tạo điều kiện cho các em hiểu nhau và xử lí 
các tình huống một cách hợp lí. Ví dụ những em có hành vi đối xử không tốt với bạn 
tôi thường nhắc nhở riêng em. Đối với học sinh bị bệnh nghỉ học, tôi tổ chức thăm hỏ
i và phân công học sinh giảng lại bài cho bạn. Đối với học sinh thiếu thốn tình cảm 
hay e dè, rụt rè, nhút nhát tôi thường xuyên trò chuyện gợi mở cho các em, tạo không 
khí vui vẻ khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm, lớp, 
trường.
 Lôi cuốn các em vào một sân chơi lành mạnh, vui vẻ... Thường xuyên kể cho 
các em nghe những câu chuyện về lòng nhân hậu, tình đoàn kết, nói cho các em biết 
về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhắc nhỡ học sinh tham 
gia tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, ... hoặc tổ chức những trò chơi mang tính tập thể. 
Mỗi khi nhà trường có những hoạt động nào tôi đều khuyến khích các em tham gia, 
tuyên dương những học sinh có đóng góp nhiều trong các hoạt động như: văn nghệ, 
ủng hộ người nghèo... Bên cạnh đó cần phải tổ chức và tạo điều kiện để lớp giúp đỡ 
học sinh khó khăn. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc học tậ
p tôi phân công học sinh khá giỏi kèm thêm. Cứ mỗi cuối tháng sẽ tổng kết một lần 
và tuyên dương những học sinh có tiến bộ, những nhóm học tập đạt chất lượng.
. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp thói quen tốt Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm
nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, và những hiểu biết trong cuộc sống cho học 
sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc. Ngoài môn Đạo đức thì tất cả các môn 
học còn lại đều có tri thức giáo dục trong từng bài học. Do đó, nhiệm vụ của giáo 
viên là phải cung cấp những tri thức về các hành vi đạo đức phù hợp cho các em. 
Giáo viên luôn động viên và nhắc nhỡ các em ý thức học tập tốt vì một khi các em đã 
có ý thức học tập thì đạo đức của các em sẽ tốt hơn.
 Biện pháp 6: Thông qua các hoạt động trong nhà trường để giáo dục đạo 
đức cho học sinh 
 Giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong vì 
phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh được rèn 
luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạt động Đội 
là hoạt động phong trào, phong phú và nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh độ
ng phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học do đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh 
luôn đem lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt là phong trào phát thanh măng non hàng tuần 
vì phong trào này được toàn thể học sinh trong nhà trường quan tâm và theo dõi.Phối 
hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh. Bên cạnh 
đó, trong buổi chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai việc giáo dục đạo đức học sinh cũng 
vô cùng quan trọng. Vì đây là buổi nhận xét, đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướ
ng trong một tuần, có thể giáo dục đạo học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả. Nêu 
những gương tốt của các học sinh trong tuần cho học sinh noi theo để giáo dục đạo đ
ức cho các em.
 Ngoài các hoạt động giáo dục ở trên thì tất cả các thầy cô giáo trong nhà trườ
ng luôn là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Các em luôn để ý đến thầy cô, từ 
cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và hành vi ở trường của thầy cô tác động 
rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. 
 Biện pháp 7: Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi
 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Nếu chúng ta Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm
 Ở học sinh chúng ta vẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cách ứng 
xử với cha mẹ, bạn bè; có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị, nhiều em 
chưa hoàn thành ý thức tập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung cho trường 
lớp và nơi công cộng;ý thức tự giác học tập chưa cao;chưa có tính trung thực . 
Những tình trạng ấy vẫn xảy ra nhiều, hầu hết ở các học sinh với những mức độ khác 
nhau. Đặc biệt có những em khi ở trên lớp thì có biểu hiện ngoan, lễ phép... nhưng 
ngược lại về nhà thì lại không vâng lời, nói năng không lễ phép, nủng nịu với cha 
mẹ. Những trường hợp đó nếu giáo viên thiếu quan tâm, thăm hỏi hoặc không có sự 
liên hệ với phụ huynh thì khó mà có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về các em.
 Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ học sinh lớp 
của mình thông qua thầy cô dạy lớp trước, tìm hiểu qua học sinh để báo phụ huynh 
biết ngay buổi họp phụ huynh đầu tiên tất cả những sai lệch, những biểu hiện tiêu 
cực mà học sinh dễ mắc phải để họ soi vào con em mình mà có giải pháp kịp thời 
ngăn chặn, sửa chữa.
 Bên cạnh đó có thể kết hợp các tố chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo 
đức cho học sinh. 
 Bản thân tôi nghĩ rằng để các em phát triển tốt phẩm chất đạo đức trong nhà tr
ường thì đòi hỏi tất cả giáo viên trong nhà trường phải là một tấm gương sáng và 
luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.Tạo dựng một không khí vui tươi 
trong nhà trường để các em nhận thấy rằng: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 • Khả năng ứng dụng SKKN 
 Trên đây chỉ là một vài biện pháp nhỏ trong chuỗi các biện pháp về công tác 
giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Theo tôi đề tài này có thể thực hiện được 
ở các trường tiểu học.
 Rất mong được sự góp ý để công tác này ngày càng được hoàn thiện hơn.
 2.3. Kết quả:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_pham_chat_da.docx