Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh Lớp 2

doc 22 trang sangkienhay 07/02/2024 1410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh Lớp 2
 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
 MỤC LỤC
 Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
 1. Lý do chọn đề tài 1
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1
 3. Đối tượng nghiên cứu 2
 4. Giới hạn của đề tài 2
 5. Phương pháp nghiên cứu 2
 II. PHẦN NỘI DUNG 2
 1. Cơ sở lý luận 2
 2. Thực trạng 3
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 5
 a. Mục tiêu của giải pháp 5
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
 1. Kết luận 18
 2. Kiến nghị 19
 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20
 Tài liệu tham khảo 21
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 0 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
 * Nhiệm vụ: 
 - Tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn và 
tạo hứng thú, kích thích sự ham học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy 
học trong phân môn Vẽ tranh cho học sinh lớp 2 trong trường tiểu học Hoàng 
Văn Thụ.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 
2.
 4. Giới hạn của đề tài:
 - Áp dụng một số biện biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn Vẽ 
tranh
 - Học sinh khối lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ (năm học 2017 - 2018) 
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp quan sát 
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp điều tra 
 - Phương pháp thảo luận
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 - Phương pháp thống kê toán học
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Với sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi 
những con người năng động sáng tạo. Để đáp ứng với tình hình đổi mới của đất 
nước, nhà nước ta ban hành Luật giáo dục “Khẳng định mục tiêu giáo dục toàn 
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản trên cơ sở của 
mục tiêu đó nhiệm vụ trọng tâm là dạy đủ các môn học bắt buộc và triển khai 
đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có môn Mĩ thuật. 
 Thực hiện chương trình dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh 
để lĩnh hội kiến thức đầy đủ và có hệ thống. Môn học này thể hiện rõ về năng 
khiếu là vẽ, nhưng tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng 
khiếu về vẽ, vẽ đẹp, vẽ nhanh, đam mê vẽVì vậy dạy Mĩ thuật không nhằm 
đào tạo các em thành họa sĩ, mà giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo 
điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái 
đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc 
cụ thể trong tương lai.
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 2 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
khó, học sinh lớp 2 còn nhỏ các em chưa nắm vững kiến thức hiểu biết về mĩ 
thuật, khả năng tự tìm bố cục, hình mảng, màu sắcTư duy của học sinh còn 
chậm phát triển, thiếu sự quan tâm ủng hộ, động viên khích lệ của cha mẹ học 
sinh. Cha mẹ học sinh còn chưa hiểu tầm quan trọng của môn Mĩ thuật nên ít 
quan tâm, đầu tư, động viên con em tham gia việc học. Là bộ môn năng khiếu, 
khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của mình bằng những nét vẽ rất khó 
khăn. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh còn nhỏ tuổi, sự tập trung không 
cao, các em chưa tự giác trong học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực 
hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành. Còn có thói quen 
vẽ ngay từng hình một, không chú ý sắp xếp bố cục, hình ảnh chính phụ, các 
hình ảnh thường được vẽ một cách chi tiết, hình vẽ bằng nhau, màu lòe loẹt, 
thích sao chép, vẽ theo tranh mẫu hơn là phải ngồi suy nghĩ, liên tưởng, hình 
dung, tìm chọn nội dung đề tài, hình mảng, bố cục để vẽ, giờ học vẽ còn trầm, 
không sôi nổi. 
 * Khó khăn gặp phải của giáo viên:
 Hiện nay đồ dùng dạy học có nhiều nhưng không phù hợp cho từng bài 
học nên gây không ít khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh 
và chất lượng giảng dạy của giáo viên. 
 Để các tiết học đạt hiệu quả giáo viên phải mất rất nhiều thời gian chuẩn 
bị đồ dùng dạy học, học sinh đi học còn hay quên hoặc không có đủ đồ dùng 
phục vụ cho bài học. 
 Trình độ nhận thức của các em không đồng đều nên giáo viên luôn phải 
phân hóa đối tượng học sinh để các em được vẽ theo khả năng riêng của mình.
 Giáo viên chưa biết cách thay đổi phương pháp dạy học để làm sao cho 
phù hợp, gây được sự thu hút đối với học sinh dẫn đến tiết học được lặp đi lặp 
lại theo một cấu trúc định sẵn không gây được hứng thú đối với học sinh. 
 Đó là những thực trạng chung nhưng qua thực tế giảng dạy và điều tra 
hàng năm tại trường, tôi thấy đa phần các em rất yêu thích môn học, nắm bắt 
được tình hình học tập thực tế của học sinh, sự hạn chế khả năng vận dụng sáng 
tạo trong vẽ tranh. Vì vậy, khi giảng dạy phân môn Vẽ tranh giáo viên phải biết 
vận dụng linh hoạt và khai thác tính ngôn ngữ, tính thẩm mĩ của tranh, 
ảnhHướng dẫn cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp về bố cục, hình mảng, màu sắc 
của bức tranh, chánh hướng dẫn chung chung. Biết vận dụng hình thức tổ chức 
và phương pháp phù hợp để phát huy năng lực, tính năng động sáng tạo của từng 
đối tượng học sinh. Phải tìm tòi, sáng tạo, có vốn kiến thức sâu, rộng về môn Mĩ 
thuật. Sưu tầm được nhiều tranh ảnh phong phú, đẹp, sinh độngliên quan bài 
học. Hơn nữa, đây là môn nghệ thuật học sinh yêu thích nên hưởng ứng, tham 
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 4 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
 - Nhằm tạo sân chơi lành mạnh “Học mà chơi, chơi mà học”. Tạo hứng 
thú, kích thích các em tham gia vào hoạt động học tập.
 - Biết sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh 
sáng, màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 
Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo cho học 
sinh.
 - Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về hội họa, tăng 
cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Việc gây hứng thú cho học sinh là một việc rất cần thiết trong giờ vẽ tranh 
đề tài. Nếu giáo viên gây hứng thú cho học sinh tốt thì sẽ gây cho học sinh đam 
mê học tập của mình. Vì việc hứng thú nó đem đến tình huống có vấn đề, sau đó 
học sinh sẽ quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết trong suốt quá trình của 
tiết học, nên việc gây hứng thú tự học trong giờ vẽ tranh cho học sinh sẽ được 
nâng cao.
 Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất quan 
trọng, nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ nhàng 
hơn.
 Đã là hứng thú, nghĩa là hứng khởi và thích thú đối với môn học. Những 
xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người thầy mà kết 
quả của nó là hệ quả của rất nhiều yếu tố như: cách tổ chức tiến hành bài giảng, 
hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, giọng nói và cả 
khả năng khuấy động lớp học.
 Tuy nhiên để có thể thực hiện, áp dụng nó vào bài dạy cụ thể thì trước hết 
chúng ta phải hiểu được con đường để hình thành nên sự hứng thú. Thứ nhất đó 
là sự hấp dẫn một cách tự phát không vì bất cứ lí do gì, trường hợp này trong 
quá trình giảng dạy Mĩ thuật chúng ta có bắt gặp nhưng không nhiều, có lẽ là vì 
ngôn ngữ của Mĩ thuật khá trừu tượng. Thứ hai đó là sự hấp dẫn về hình thức 
khiến người ta say mê khám phá dẫn đến nhận thức về bản chất của sự vật. Thứ 
ba là từ chỗ hiểu được ý nghĩa của đối tượng mà dẫn đến bị hấp dẫn lôi cuốn, 
đây là trường hợp mà chúng ta bắt gặp nhiều nhất trong quá trình giảng dạy.
 Để thực hiện những việc trên qua thực tế giảng dạy tôi tìm ra được một số 
biện pháp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong phân môn Vẽ tranh cho 
học sinh lớp 2 như sau:
 b1. Giáo viên cần phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học. 
 - Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học là 
sự hiển diện của kiến thức, có khả năng lột tả những gì trìu tượng nhất mà kênh 
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 6 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
 Tạo hứng thú bằng cách đặt những câu hỏi khơi gợi thông tin, kích thích 
tính tò mò của học sinh.
 Mỗi giáo viên có một cách khai thác bài khác nhau, có thể cho các em khai 
thác trên tranh ảnh, hoặc đặt câu hỏi trả lời.
 Ở Mĩ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn 
đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ 
của mình. Hoặc giáo viên có thể phát phiếu học tập và cho học sinh thảo luận 
nhóm để lĩnh hội kiến thức mới.
 b4: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung
 - Mỗi đề tài có nhiều nội dung khác nhau. Có hiểu được nội dung đề tài, 
học sinh nhớ lại, tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung 
bài vẽ. Ở phần này, giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể từ dễ đến 
khó, có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp 
cận với đề tài. Tránh những câu hỏi khó (nên dùng phương pháp gợi mở gây 
hứng thú để lôi cuốn học sinh trả lời các câu hỏi và tìm hiểu nội dung bài).
 Câu hỏi nên gắn với các hình minh họa (tranh, ảnh).
 - Tranh, ảnh dùng để minh họa cần có nét điển hình, tiêu biểu giúp học sinh 
tiếp cận nhanh với nội dung đề tài.
 - Khi học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên cần bổ sung, định hướng để học 
sinh hiểu và trả lời đúng câu hỏi, sát với nội dung.
 - Cần dành thời gian hợp lý cho phần tìm, chọn nội dung đề tài ở các bài vẽ 
tranh.
 b5 : Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình ảnh (bố cục) trong tranh.
 - Nếu không có tranh minh họa và sự phân tích, gợi ý của giáo viên, học 
sinh sẽ rất lúng túng khi thực hành. Vì thế, giới thiệu và phân tích cách sắp xếp 
hình ảnh ở từng bức tranh để học sinh quan sát, nhận thức là việc làm hết sức 
cần thiết. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh họa nhằm 
gợi ý để học sinh suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến nội dung 
(người, vật, nhà cửa, cây cối,...có thể vẽ vào tranh).
 - Cần lưu ý học sinh cách chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp 
xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lí, cân đối, có trọng tâm, rõ nội dung. Tùy theo 
từng bài mà chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh rườm rà hay sơ 
sài đơn điệu.
 - Việc hướng dẫn, gợi ý cách bố cục bức tranh cho hợp lý là rất cần thiết, 
nhưng để học sinh vẽ được tranh đẹp, tốt nhất là sau khi gợi ý chung hãy để các 
em vẽ tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt buộc các em vẽ theo khuôn 
mẫu hoặc theo ý chủ quan của giáo viên.
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 8 Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ
 Hình ảnh HS nhận xét bài vẽ của bạn
 b8. Tổ chức lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp.
 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở 
tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy môn Mĩ thuật càng yêu cầu vận dụng 
phương pháp này một cách hợp lý để phát huy tính sáng tạo của các em.
 Môn Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải tổ chức 
sao cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức 
bằng nhiều hình thức như lồng ghép trò chơi. Lồng ghép trò chơi không chỉ kích 
thích các em hoạt động mà còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng 
sáng tạo thông qua việc tái tạo nội dung, hình tượng, tiếng kêu, tiếng động để 
xây dựng hình ảnh của bài vẽ.
 Khi sử dụng trò chơi tuỳ theo từng bài giáo viên có thể áp dụng lồng ghép.
Giáo viên phải biết lồng ghép đúng tùy từng nội dung của các bài học có thể ở 
phần mở bài, thực hành hay ở cuối bài học.
Trò chơi trong bài : Vẽ tranh chân dung
- Mục tiêu: Rèn luyện trí nhớ và vận dụng đồng dao vào bài vẽ tranh chân dung.
- Với trò chơi này giáo viên có thể tổ chức vào thời gian đầu của hoạt động thực 
hành để tạo sự thoải mái thích thú thoải mái khi bước vào thực hành.
- Chuẩn bị: Lời đồng dao, bảng con, phấn trắng
- Cách chơi: Khi nghe giáo viên đọc từng câu đồng dao học sinh vẽ một chi tiết 
trên khuôn mặt em nào vẽ nhanh, vẽ đẹp sẽ thắng.
 Lời đồng dao: 
 Đi vòng quanh chợ (vẽ khuôn mặt) 
 Trời mưa lăn phăn (vẽ tóc) 
 S đi chợ (vẽ mũi) 
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_trong_gi.doc