Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học giúp học sinh Lớp 2 làm giàu vốn từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu

docx 17 trang sangkienhay 22/11/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học giúp học sinh Lớp 2 làm giàu vốn từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học giúp học sinh Lớp 2 làm giàu vốn từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học giúp học sinh Lớp 2 làm giàu vốn từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu
 Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng. 
Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức. Nó còn là công cụ giúp cho học 
sinh học các môn khác. Đặc biệt phân môn Luyện từ và câu là phân môn rèn học sinh kỹ 
năng nghe, đọc, nói , viết trong đó kỹ năng nói là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân 
môn Luyện từ và câu.
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.Lý do chọn đề tài
 Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng. 
Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức. Nó còn là công cụ giúp cho học 
sinh học các môn khác. Đặc biệt phân môn Luyện từ và câu là phân môn rèn học sinh kỹ 
năng nghe, đọc, nói , viết trong đó kỹ năng nói là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân 
môn Luyện từ và câu.
 Qua mỗi tiết Luyện từ và câu, các em được mở rộng một lượng vốn từ nho nhỏ, tích 
lũy cho mình một vốn từ phong phú và đa dạngNhưng điều quan trọng hơn là các em biết 
cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đấy 
chính là yêu cầu rèn kĩ năng nói cho học sinh.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh nói được một câu hay, giàu 
cảm xúc là một kĩ năng khó của phân môn Luyện từ và câu. Bởi vậy, hiệu quả giờ dạy 
Luyện từ và câu còn hạn chế. Một phần người dạy còn chưa tìm ra quy trình và phương 
pháp dạy thích hợp. Hơn nữa đây là phân môn hoàn toàn khó đối với học sinh lớp1, 2.. Với 
đối tượng này vốn từ ít, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế, các em đọc còn chưa lưu loát vì vậy 
ít nhiều hạn chế đến khả năng đặt câu đúng, câu hay, diễn đạt bằng lời nói, lời kể và cách 
diễn xuất của mình qua từng đoạn chuyện, câu chuyện. Vì vậy, các em thiếu tính mạnh 
dạn, tính tự tin trong học tập .
 Để khắc phục tình trạng trên nhiệm vụ đặt ra cho tôi là làm thế nào để học sinh mở 
rộng được vốn từ ngữ của mình một cách sâu sắc, có một vốn từ phong phú và đa dạng?
 Vì những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp dạy học 
giúp học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lý Thường Kiệt làm giàu vốn từ ngữ trong 
phân môn Luyện từ và câu”, để góp phần nâng cao chất lượng học môn Luyện từ và câu 
nói riêng và học Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học.
 II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 1.Mục đích nghiên cứu 
 Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp góp phần vào đổi mới 
cách dạy học sinh mở rộng vốn từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2. Từ cách 
đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả 
năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức dạy học của giáo viên và cách học 
của học sinh.
 Qua đề tài này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc rèn luyện cho học 
sinh kỹ năng chính:
 – Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh
 – Biết sử dụng từ ngữ trong đời sống hàng ngày.
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát 
triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy 
học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần hình thành cho học sinh phương 
pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến 
trường phổ thông.
 Trong các môn học ở tiểu học môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng. Nó 
cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức ban đầu còn là công cụ giúp cho học 
sinh học các môn khác. Đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu là phân môn đóng vai trò 
quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và của học sinh lớp 
Hai nói riêng. Trong thực tế môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng là chìa khóa mở 
ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của con người.Hơn nữa phân môn 
Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng việt, văn hóa là công cụ giúp học sinh sử 
dụng Tiếng
 Việt đạt hiệu quả tốt mà còn học tốt các môn học khác, rèn cho học sinh bốn kỹ năng 
nghe, đọc, nói, viết thành thạo.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh biết cách giao tiếp tốt, viết 
được đoạn văn ngắn thì phải làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh. Làm giàu vốn ngôn ngữ 
cho học sinh lớp Hai là một việc làm quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu.Việc 
phát triển và làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh góp phần giúp học sinh có kĩ năng dùng 
từ để đặt câu và giao tiếp tốt. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu hoàn toàn mới đối với 
học sinh lớp 2. Vì các em từ lớp 1 lên, các em mới làm quen với thể loại này. Với đối tượng 
này vốn từ ít, kỹ năng nói và viết diễn đạt còn hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa 
các từ ngữ và bản chất của câu nên khi nói và viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các 
yếu điểm về diễn đạt như : từ lặp lại nhiều, câu không rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn còn 
lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Học sinh thường dập khuôn theo sự 
hướng dẫn của giáo viên.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Bước vào đầu năm học, nhà trường phân công cho tôi chủ nhiệm lớp 2a. trong quá 
trình trực tiếp giảng dạy các em tôi cảm thấy hầu hết các em chưa biết nói thành câu. Các 
em giao tiếp với nhau lời lẽ cụt ngủn, đôi khi nói năng cộc lốc không lịch sự. Ngôn ngữ 
của các em rất hạn chế, vốn sống còn ít, vốn hiều biết về Tiếng Việt chưa nhiều, việc nói 
và viết thành câu, thành một đoạn văn gặp nhiều khó khăn.
 Việc dạy từ ngữ cho học sinh chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và 
cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên có 
phương pháp mở rộng vốn từ giúp các em tìm được nhiều từ ngữ và biết sử dụng từ ngữ 
một cách thích hợp, sử dụng từ chính xác và hay khi nói và viết. Song thực tế chỉ ra rằng 
một số học sinh lớp 2 vốn sống của các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt nói và viết học 
sinh còn gặp nhiều khó khăn.
 II. Thực trạng và nguyên nhân
 1.Thực trạng
 a.Thuận lợi
 -Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt được nằm giữa trung tâm của xã EaM’nang, dân 
cư đông đúc, chủ yếu là người Kinh. Trường được sự quan tâm của các cấp ủy đảng và Qua quá trình thực hiện phương pháp quan sát trên tất cả các lĩnh vực tôi thấy ngôn 
ngữ của các em còn rất hạn chế, việc trả lời câu hỏi thường thiếu phần chủ ngữ,câu cú còn 
lộn xộn, gọn lỏn. Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản còn nghèo nàn.
Tôi theo dõi việc tiếp thu bài học của học sinh trong một tháng đầu của năm học và tiến 
hành điều tra kết quả học tập môn Luyện từ và câu của lớp.
 Kết quả điều tra giai đoạn giữa tháng 9 như sau:
 Sau khi dạy các bài Luyện từ và câu tuần 1,2,3,4 mở rộng vốn từ về sự vật và mở 
rộng vốn từ ngữ về học tập.
 Tôi ra 1 bài tập cho học sinh làm vào giấy:
 1. Tìm từ?
 – Tìm 5 từ chỉ đồ dùng học tập:.
 -Tìm 5 từ chỉ các bộ phận bên ngoài của người:..
 -Tìm 5 từ có tiếng chăm:.
 2. Đặt một câu với 1 từ vừa tìm được
 Mẫu: Em chăm chỉ học tập.
 Sau khi học sinh làm bài xong, tôi kiểm tra bài tập của các em, tôi thấy các em có vốn 
từ rất ít chỉ tìm được vài ba từ, chứ chưa tự tìm được các từ theo yêu cầu của cô giáo đã 
giao. Tôi cho học sinh đặt 1 câu với một trong các từ tìm được thì học sinh đa số không 
biết dùng từ để đặt câu, giáo viên phải nói câu mẫu học sinh mới đặt được câu theo dập 
khuôn một cách máy móc
 Kết quả đạt được như sau :
 TÌM TỪ ĐẶT CÂU
 CÂU CÂU SAI NGỮ 
 TỪ CHỈ DD HỌC TẬPTỪ CÓ TIẾNG CHĂM
Giai đoạn ĐÚNG PHÁP
đầu 
th thángTÌM ĐỦ,CHƯA TÌM ĐỦ,CHƯA 
9 ĐÚNG( 5 ĐẠT ĐÚNG( 5 ĐẠT
 TỪ) YC TỪ) YC SL % SL %
 SL % SL % SL % SL %
Lớp 2a:
 5 16,6 25 83,4 5 16,6 25 83,4 8 26,7 22 73,3
ss:30
 Nhìn vào bảng dữ liệu, số lượng học sinh của lớp 2a có vốn từ quá ít ỏi, biết dùng từ 
để đặt câu đúng theo một chủ điểm chỉ có 8 em .Số lượng học sinh viết thành câu chưa 
đúng ngữ pháp chiểm quá nhiều 73,3%. Đa số các em còn trả lời theo câu hỏi gợi ý, chứ 
chưa biết đặt một câu hoàn chỉnh, một số các em còn viết câu lộn xộn.
 d. Mặt mạnh, mặt yếu
 *Mặt mạnh: Bản thân tôi đã có 18 năm trong nghề dạy học. Tôi là người luôn luôn 
tận tụy với công việc, yêu nghề, mến trẻ, luôn thích tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng 
nghiệp, có ý chí phấn đấu, không sợ khó khăn gian khổ. Nhiều năm liền là giáo viên dạy Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn, việc sử 
dụng từ ngữ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù 
hợp, chưa chính xác. Vì vậy, tôi đã cung cấp vốn từ cho học sinh giúp các em lựa chọn, 
phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Khi dạy Luyện từ và câu tôi đã chú trọng mở 
rộng vốn từ cho học sinh, bằng cách cho các em thi nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, 
chủ điểm các em đang học, khuyến khích học sinh tìm càng nhiều từ càng tốt. Khi học sinh 
không tìm được từ nhiều, tôi đã nêu câu hỏi gợi mở để các em hiểu và dễ dàng tìm được.
 Bên cạnh đó, tôi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa 
phù hợp với chủ đề các em học.
 a.Về từ cùng nghĩa
 Học sinh lớp hai chưa học khái niệm về từ cùng nghĩa, nên học sinh rất khó khăn tìm 
được những từ cùng nghĩa, vì thế tôi cho học sinh mở rộng các từ cùng nghĩa theo một số 
trường hợp sau:
 a.1.Những cặp từ cùng nghĩa có cấu tạo nghich đảo:
 Ví dụ: dạy bài 1 tuần 12 Mở rộng vốn từ ngữ về tình cảm
 Bài tập yêu cầu ghép tiếng theo mẫu để tạo thành các từ chỉ tình cảm gia đình.
 Để dạy bài tập này tôi cho các em dùng những cặp từ cùng nghĩa có cấu tạo nghịch 
đảo: yêu thương – thương yêu, yêu quý – quý yêu, yêu mến- mến yêu, thương mến- mến 
thương.
Dựa vào cấu tạo nghich đảo ấy học sinh dễ dàng tìm được nhiều cặp từ cùng nghĩa khác 
theo yêu cầu cô ra.
 a.2.Từ cùng nghĩa theo địa phương:
 Khi dạy mở rộng vốn từ về con vật, tôi cho học sinh mở rộng vốn từ bằng cách khai 
thác vốn từ cùng nghĩa theo vùng, miền.
 ví dụ :giáo viên treo tranh vẽ con ngan và hỏi học sinh: miền bắc gọi con vật này là 
con gì?- (con ngan), còn miền Nam gọi con vật này là con gì? (con vịt xiêm). Dùng cách 
hỏi như vậy vơí các con vật khác:
 con ngan- vịt xiêm, con heo- con lợn, con hổ- con cọp
 Với cách khai thác từ địa phương giáo viên khuyến khích học sinh phân vùng để tìm 
từ.
 Ví dụ: mẹ, má, mế, u , bu, bầm, bủcái tẩy – cái gôm, bút- cây viết, bông – hoa, bát 
ăn cơm- chén ăn cơm, thìa – muỗng
 b. Từ gần nghĩa
 Lớp hai học sinh cũng chưa học về khái niệm từ gần nghĩa, nên việc học sinh tìm 
được những từ gần nghĩa cũng rất khó khăn, do đó tôi đã dựa vào từng chủ đề, chủ điểm 
mà tôi cho học sinh phân định rõ từng kiểu từ gần nghĩa.
 + Từ chỉ sự vật
 Ví dụ: dạy về từ chỉ sự vật, tôi đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh tìm các từ gần nghĩa
 Chẳng hạn: tổ quốc còn gọi là gì? ( non sông, đất nước, giang sơn, quốc gia,)
 Tương tự cách hỏi như vậy với: Đặc biệt tôi rất quan tâm đến dạy cho học sinh một số thành ngữ, quán ngữ và tục 
ngữ thông dụng. theo từng chủ đề tôi dạy cho học sinh tìm và biết sử dụng một số thành 
ngữ, tục ngữ khi diễn đạt nói và viết.
 Ví dụ : Khi dạy về chủ đề thầy cô giáo tôi cho các em tìm những câu thành ngữ nói 
về công ơn của thầy cô giáo chẳng hạn: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Hoặc: 
Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. ..
 Dạy về chủ đề gia đình cho học sinh tìm những câu thành ngữ nói về công ơn cha 
mẹ: công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, hoặc : Con có cha 
như nhà có nóc, con có mẹ như măng ấp bẹ
 Dạy về chủ đề các loài chim cho học sinh tìm những câu thành ngữ nói về các loài 
chim: nói như vẹt, hót như khướu, đen như quạ, hôi như cú,
 -Chú trọng cách dùng từ đặt câu của học sinh.
 -Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:
 +Trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan 
đến các chủ đề học tập trong các phân môn: Tập đọc, chính tả và phân môn Tập làm văn, 
để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề 
để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên 
lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để học sinh có vốn 
kiến thức và vốn từ phong phú, đa dạng. Khi học sinh đã có vốn từ phong phú thì chắc 
chắn các em sẽ tự tin trong giao tiếp, học sinh trình bày lời nói của mình sẽ lưu loát hơn. 
Các em đứng trước đám đông sẽ tự nhiên mà không ngại ngùng e sợ.
 Khi sử dụng phương pháp trên vào dạy học sinh mở rộng vốn từ ngữ, tôi thấy kích 
thích sự sáng tạo của học sinh trong quá trình tìm từ ngữ, rèn luyện tư duy cho học 
sinh Học sinh tìm được nhiều từ mới hơn khi kết hợp với phương pháp gợi mở của giáo 
viên.
 2.Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để mở rộng vốn từ 
 a.Mục tiêu
 – Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ kích thích sự sáng tạo, sự chủ động của 
học sinh trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ giúp học sinh hiểu cặn kẽ hơn về hiện tượng 
ngôn ngữ cần nhận thức và nhớ kĩ bài học hơn.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện
 Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được 
hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương 
pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Luyện từ và câu.
 Để sử dụng phương pháp này, giáo viên giới thiệu ngữ liệu cần phân tích, hướng dẫn 
học sinh quan sát và phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung bài học, hướng dẫn 
học sinh hình thành khái niệm lý thuyết cần đúc kết qua phân tích hiện tượng ngôn ngữ, 
hướng dẫn học sinh củng cố và vận dụng lí thuyết đã học vào việc luyện tập phân tích một 
số hiện tượng ngôn ngữ.
 ví dụ: dạy bài tuần 2 – Mở rộng vốn từ ngữ về học tập-Luyện Từ và câu lớp 2 trang 
9
 Bài tập 1 tìm các từ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_giup_hoc_sinh.docx