Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở Lớp 2

doc 37 trang sangkienhay 04/02/2024 1671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Đạo đức ở Lớp 2
 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỂ:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài 
mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng 
khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng 
cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công 
cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng 
trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và 
phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu 
quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, 
đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.
 Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của giáo dục phổ thông. Bất kỳ mọi người công 
dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà 
trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của 
trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh. Chính vì 
vậy việc giáo dục đạo đức, phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học. 
Và môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang 
bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý 
tượng. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc 
sống.
 Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp 
cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, hình thành chuẩn mức đạo đức phù hợp 
với lứa tuổi và pháp luật. Đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những 
chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng 
nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và 
thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc 
sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương quý 
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Đó là một trong những nguyên lý dạy học. 
Nguyên lý này đối với Tiểu học đã được các nhà Giáo dục chứng minh.
 Ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, mỗi môn học đặc biệt là môn Đạo 
đức đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu nhân cách trẻ nhỏ. Bác Hồ đã 
dạy:
 "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên"
 Các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách, 
nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá 
trình, giao tiếp và học tập. Lê nin đã từng nói: "Cùng với dòng sữa mẹ con người 
hấp thụ tâm lý đạo đức của xã hội mà nó là thành viên. Nhân cách của con 
người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm".
 Vì vậy môn Đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục 
đạo đức cho học sinh tiểu học. Giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học học một 
cách có hệ thống theo một chương trình khá chặt chẽ giúp các em hình thành được 
ý thức đạo đức (tri thức và niềm tin đạo đức) ở mức độ sơ giản, định hướng cho 
các em rèn luyện một cách tự giác những hành vi và thói quen hành vi đạo đức 
tương ứng.
 Đi học ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong đời sống tâm lý của trẻ. Đến 
trường, trẻ có một hoạt động mới giữ vai trò chủ đạo quyết định những biến đổi 
tâm lý cơ bản một cách tự giác có tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng từ 
phía nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó có tác động đặc biệt đến sự hình thành 
và phát triển nhân cách học sinh.
 Ở lứa tuổi này, học sinh tiểu học dễ cảm xúc: Cảm xúc thể hiện qua màu 
sắc, xúc cảm của nhận thức. Học sinh chưa biết kiềm chế và kiểm soát tình cảm 
của mình.
 Hứng thú của học sinh tiểu học ngày càng bộc lộ và phát triển rất rõ. Đặc 
biệt là hứng thú nhận thức, tìm hiểu thế giới xung quanh. Các em thể hiện tính tò 
mò, ham hiểu biết. Sự phát triển hứng thú học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc 
trực tiếp vào việc tổ chức công tác học tập.
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 Tập thể lớp 2/1 và giáo viên chủ nhiệm 
 IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Qua quá trình dạy môn Đạo đức ở lớp 2, chúng tôi thấy có những thuận lợi 
và khó khăn sau:
 a, Thuận lợi:
 * Về phía học sinh:
 - Ở mẫu giáo 5 tuổi trẻ đã được cung cấp những chuẩn mực đạo đức ở mức 
độ sơ giản như khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi. Bước vào lớp 1 các em 
được tiếp tục học cách cư xử nhưng ở mức độ cao hơn ở mẫu giáo như là chào hỏi 
và xin phép như thế nào cho đúng và phù hợp.
 - Học sinh lớp 2 rất thích học môn Đạo đức. Đây là môn học gắn với thực tế, 
có thể sử dụng nhiều ví dụ thực tế để liên hệ trong học tập. Các em rất thích các 
hoạt động của môn học như đóng vai, trò chơi, kể chuyện, múa hát, quan sát tranh, 
...
 - Học sinh phần lớn người địa phương, sống cố mối quan hệ họ hàng thân 
thiết, gắn bó, ngoan ngoãn, kính thầy yêu bạn.
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 * Về phía giáo viên:
 - Ở tiết đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa nhiệt 
tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận, ... vì sợ 
mất thời gian. Do vậy dẫn đến học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc áp đặt khi 
lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả của tiết đạo đức chưa cao.
 - Một số giáo viên không coi trọng thiết bị dạy học, ngại sử dụng đồ dùng 
dạy học. Giáo viên thao tác đồ dùng còn lúng túng hoặc chưa nắm chắc ý đồ của 
sách giáo khoa để sử dụng đồ dùng dẫn đến học sinh chưa thích thú với tiết học.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC MỘT BÀI ĐẠO ĐỨC Ở 
LỚP 2:
 1. Nội dung chương trình môn Đạo đức ở bậc Tiểu học:
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 Ví dụ: Với chủ đề: "Gia đình" thì chuẩn mực hành vi được thiết kế theo tính 
đồng tâm từ lớp dưới đến lớp trên. ở các lớp trên thì mức độ yêu cầu chuẩn mực 
cần đạt được nâng cao hơn.
 Lớp 1: Bài "Gia đình em"
 Lớp 2: Bài "Chăm làm việc nhà"
 Lớp 3: Bài "Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”. (Chương 
trình mới).
 Lớp 4: Bài "Chăm sóc ông bà cha mẹ” (Chương trình cũ).
 Lớp 5: Bài "Làm vui lòng ông bà cha mẹ".
 Căn cứ vào nội dung, tính chất, các mối quan hệ của học sinh ta có thể phân 
các bài đạo đức ở Tiểu học theo các chuẩn mực hành vi đạo đức sau:
 1. Đối với bản thân.
 2. Đối với gia đình
 3. Đối với nhà trường
 4. Đối với cộng đồng xã hội 
 5. Đối với môi trường tự nhiên.
 Tóm lại: Môn đạo đức ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những 
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức ,trí tuệ ,thể chất, 
thẩm mĩ cung cấp cho các em những chuẩn mực đạo đức cơ bản dạy cho 
các em biết ứng xử tốt trong cuộc sống.
 * Chương trình môn Đạo đức ở lớp 1 được thiết kế theo hướng xác định 
quyền trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo 
đức đơn giản, quen thuộc với học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:
 - Quan hệ của học sinh với bản thân ở các bài: Em là học sinh lớp 1, Gọn 
gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
 - Quan hệ của học sinh với gia đình ở các bài: Gia đình em; lễ phép với anh 
chị, nhường nhịn em nhỏ.
 - Quan hệ của học sinh với nhà trường ở các bài: Nghiêm trang khi chào cờ. 
Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong giờ học; Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo: 
Em và các bạn.
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 Ví dụ: Ở bài "Học tập, sinh hoạt đúng giờ" với những nội dung về quyền 
trẻ em được lồng ghép như: Quyền được học tập, được đảm bảo sức khoẻ, quyền 
được tham gia xã hội thời gian biểu của bản thân.
 So với chương trình môn đạo đức cũ thì chương trình mới có những điểm 
đáng chú ý sau:
 + Nếu chương trình cũ có 15 bài bắt buộc, không có bài dành cho địa 
phương tự chọn thì chương trình mới có 14 bài bắt buộc và 1 bài tự chọn dành cho 
địa phương.
 + Có 8 bài ở chương trình cũ được giữ lại là: "Học tập, sinh hoạt đúng 
giờ". "Biết nhận lỗi và sửa lỗi"; "Gọn gàng, ngăn nắp"; "Chăm chỉ học tập"; 
"Quan tâm, giúp đỡ bạn", "Giữ gìn trường lớp sạch đẹp"; "Trả lại của rơi", 
"bảo vệ loài vật có ích".
 + Có 6 bài mới là: "Chăm làm việc nhà"; "giữ trật tự vệ sinh nơi công 
cộng"; "Biết nói lời yêu cầu đề nghị"; "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại", 
"Lịch sự khi đến nhà người khác"; "Giúp đỡ người khuyết tật".
 Trong 6 bài này, có 2 bài được xây dựng từ chương trình cũ (chăm làm việc 
nhà - Lớp 3; Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng - Lớp 4) và 4 bài còn lại là mới.
 - Thời gian thực hiện cả năm là 35 tiết, trong đó có 28 tiết để thực hiện 14 
bài bắt buộc, 3 tiết dành cho địa phương, 4 tiết dành cho ôn và kiểm tra học kỳ I, 
kiểm tra học kỳ II, kiểm tra cả năm.
 - Một số bài có thể được coi là khó như: "Lịch sự khi nhận và gọi điện 
thoại"; "Giúp đỡ người khuyết tật".
 Như vậy nội dung chương trình đạo đức lớp 2 không chỉ giáo dục bổn phận, 
mà trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự 
nhiên, mà còn giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân, biết tự 
chăm sóc bản thân, có trách nhiệm về các hành vi, việc làm của bản thân. Nội dung 
chương trình đạo đức lớp 2 gần gũi với cuộc sống thực của học sinh. Các tranh 
ảnh, truyện, tình huống, tấm gương, ... để dạy - học môn Đạo đức lớp 2 được lấy từ 
chính cuộc sống thực của học sinh, với các mối quan hệ gần gũi, quen thuộc hàng 
ngày của các em.
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 1. Quy trình một tiết dạy Đạo đức:
 * Tiết 1:
 1) Kiểm tra bài cũ 
 - Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.
 2) Bài mới 
 a) Giới thiệu bài – Khám phá 
 - Hình thức: Giáo viên nêu mục tiêu tiết học hoặc tổ chức các trò chơi, bài 
hát có liên quan đến chủ đề bài học.
 - Mục đích: Khơi gợi hứng thú học tập, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, 
có mục đích.
 - Yêu cầu: Phải dẫn dắt khéo léo, làm xuất hiện những tình huống có vấn về, 
kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
 b, Kết nối 
 - Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu hành vi.
 - Mục tiêu: Học sinh được quan sát mẫu hành vi chuẩn từ một truyện kể, 
hoặc một tiểu phẩm, một việc làm, học sinh nhận biết được đó là hành vi đúng.
 - Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp:
 - Đóng vai 
 - Kể chuyện
 - Quan sát
 - Thảo luận
 - Đàm thoại.
 c/ Thực hành /Luyện tập
 Hoạt động 2: Luyện tập theo mẫu hành vi
 Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã rút ra từ hoạt động 1, luyện tập 
theo mẫu hành vi đúng, đồng thời xử lý những tình huống đạo đức theo yêu cầu 
của bài học.
 Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp:
 - Ứng xử tình huống
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 - 2011
 Thực hành tiếp tiết 1
 + Hoạt động 1: Khai thác vận dụng vốn hiểu biết của mình để thực hành 
luyện tập củng cố kiến thức
 + Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp.
 - Quan sát tranh
 - Thảo luận
 - Đàm thoại
 - Ứng xử tình huống
 - Động não.
 - Hoạt động 2: Thực hành vận dụng và củng cố nâng cao kiến thức được học 
ở tiết 1.
 - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã rút ra từ hoạt động 1. Các em tiếp tục xử 
lý các tình huống đạo đức theo yêu cầu bài học.
 - Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp:
 + Đóng vai
 + Tổ chức trò chơi.
 + Thảo luận
 + Hỏi đáp
 + Ứng xử tình huống.
 - Hoạt động 3: Liên hệ: Tương tự như tiết 1.
 *Vận dụng:
 * Chú ý: Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt kiến thức kỹ năng trọng tâm 
đã cung cấp cho học sinh. Giáo viên xây dựng và sắp xếp nội dung các hoạt động 
một cách hợp lý để không gây nhàm chám cho học sinh mà vẫn đạt được mục tiêu 
bài học.
 Trên đây là quy trình dạy đạo đức, chúng tôi đã thống nhất thực hiện từ đầu 
năm học. Tuỳ theo nội dung kiến thức của từng bài mà giáo viên phân bố thời 
gian và nội dung các hoạt động cho phù hợp.
 2. Một số yêu cầu về dạy Đạo đức theo hướng đổi mới:
Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Anh Trang 15 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_mot_so_phuong_phap_day_hoc_gi.doc