Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hình thức học tập nhóm theo phương pháp dạy Mĩ Thuật Đan Mạch

doc 44 trang sangkienhay 16/02/2024 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hình thức học tập nhóm theo phương pháp dạy Mĩ Thuật Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hình thức học tập nhóm theo phương pháp dạy Mĩ Thuật Đan Mạch

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hình thức học tập nhóm theo phương pháp dạy Mĩ Thuật Đan Mạch
 Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật Tiểu Học
 A. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN
I. Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
3. Đối tượng nghiên cứu. 
4. Giới hạn của đề tài. 
5. Phương pháp nghiên cứu. 
II. Phần nội dung. 
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 
Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra, đã áp 
dụng, áp dụng thử; số liệu minh họa cụ thể, chính xác. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
a. Mục tiêu của giải pháp 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp (nếu có) MỤC LỤC
 Nội dung Trang
A. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN. 01
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 04
1. Lý do chọn đề tài. 05
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 07
3. Đối tượng nghiên cứu. 07
4. Giới hạn của đề tài 08
5. Phương pháp nghiên cứu. 08
II. PHẦN NỘI DUNG: 09
1. Cơ sở lý luận: 09 - 12
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 13 - 14
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 15 - 34
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 35
1. Kết luận. 35
2. Kiến nghị. 35 - 36 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc không chỉ khuyến khích sự 
sáng tạo của trẻ em mà giúp phát triển nhân cách và các năng lực xã hội. Chính vì vậy, 
giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch 
nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam. Dự án này nhằm truyền 
cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ 
thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự 
tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt 
động thực tế.
Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các 
em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 
3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ 
khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em 
trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt 
động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và 
sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo 
cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.
“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm 
năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc - Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả?
- Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập hình thức nhóm?
- Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác 
với năng lực thực tế của từng học sinh?...
Trên đây là một số các câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn có được câu 
trả lời xác đáng. Như lời thầy chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, BGD&ĐT : 
Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng 
chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình 
giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện 
điều kiện học tập và kết quả học tập của các em. Với những nỗ lực của bản thân, tôi đã 
đi sâu vào tìm hiểu và đề ra một số giải pháp nhằm tổ chức có hiệu quả hình thức học 
tập nhóm theo phương pháp Mĩ thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ).
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu: Truyền cảm hứng cho giáo viên Tiểu học, khuyền khích giáo viên kết 
hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học mới. Mục tiêu chính của 
phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực:
+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến 
kinh nghiệm đã có của bản thân. đậm. Ví dụ: Theo thứ tự vàng, đỏ, cam, xanh và kết thúc bằng màu đen. Sau khi 
hoàn thành bức tranh lớn, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tưởng tượng theo 
mức độ cảm nhận: Em nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ đến đề tài nào? Từ đó giáo 
viên gợi ý học sinh sáng tạo từ thế giới tưởng tượng của mình để bắt đầu quy trình: lựa 
chọn một phần tranh trong bức tranh lớn làm tác phẩm của mình. Học sinh có thể vẽ 
thêm vào để làm nổi bật nội dung chủ đề hoặc bỏ bớt các chi tiết, để cuối cùng tác 
phẩm đạt được có thể là: bưu thiếp, thiệp mừng, bìa sách, họa tiết trang trí đồ vật, 
tranh đề tài
+ Vẽ biểu đạt: Bao gồm vẽ không nhìn giấy và vẽ theo trí nhớ, cảm nhận của cá nhân. 
Vẽ không nhìn giấy là học sinh quan sát người đối diện hoặc đồ vật trước mặt và vẽ, 
không nhìn xuống giấy, nét vẽ liền mạch, không nhấc tay lên. Tạo hình bằng dây thép 
và vật dụng tìm được: Khuyến khích học sinh tạo hình bằng lắp ghép, trang trí từ 
những vật liệu phế thải thông qua sự liên tưởng về thế giới xung quanh để tạo thành 
các tác phẩm biểu đạt 2 chiều hoặc 3 chiều.
c. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới:
Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới không theo trình tự 
các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ 
đề cho phù hợp. Mỗi chủ đề tạo thành một quy trình mỹ thuật tương tác và tích hợp 
giữa 5 nội dung: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức 
Mỹ thuật. Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép giáo dục nhiều mục tiêu và được thực hiện ít nhất + Chủ đề Lễ hội: Tổ chức hoạt động vẽ cùng nhau, tạo hình bằng dây thép, đất nặn, vật 
dụng tìm được
e. Cách đánh giá sản phẩm của học sinh:
Giáo viên không được đưa ra bất cứ một nhận xét nào về sản phẩm của các em. Mà tùy 
theo từng sản phẩm, giáo viên gợi ý các em có nên thêm vào, hay bỏ bớt các hình ảnh, 
nên chỉnh sửa hay thay đổi gì để tác phẩm đẹp hơn, từ đó các em tự rút ra được kiến 
thức và kinh nghiệm cho bản thân ở lần sau. Mặt khác cần theo dõi, đánh giá học sinh 
trong suốt quá trình tham gia các hoạt động chứ không chỉ là dựa trên đánh giá sản 
phẩm chung của nhóm. Mỗi học sinh có năng lực, sở trường riêng (em thì vẽ đẹp 
nhưng tạo hình bằng đất thì chưa đạt và ngược lại) nên giáo viên cần quan tâm theo 
dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo khách quan.
Tóm lại: Tổ chức hình thức học tập theo nhóm đã và đang được áp dụng thường xuyên 
trong quá trình giảng dạy các môn học ở bậc Tiểu học. Có thể nói hiệu quả của việc áp 
dụng hình thức học tập này đáng kể nhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học 
sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tácVậy khi áp dụng vào 
giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học (theo phương pháp mới) thì hình thức học tập theo 
nhóm được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng dạy và học tại 
Trường tiểu học
3. Đối tượng nghiên cứu. Vì vậy: Là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn tự học hỏi, tìm tòi, cố gắng 
nỗ lực hết mình để làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất cho các em khi học bộ môn Mĩ 
thuật.
5. Phương pháp nghiên cứu.
+ Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
1. Sưu tầm tài liệu có liên quan.
2. Phương pháp vấn đáp.
3. Phương pháp quan sát.
4. Phương pháp thực nghiệm.
+ Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
1. Sưu tầm tài liệu có liên quan:
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của 
công tác tham khảo tài liệu. Tài liệu có từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp 
chí, kinh nghiệm từ đồng nghiệpĐặc biệt là sử dụng Internet: đây là một công cụ 
thuận tiện để tiếp cận nhanh và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong 
phú. Nhưng khi tham khảo cần phải có kiến thức để sàng lọc những thông tin (vì 
không phải thông tin nào cũng là đúng) và kinh nghiệm thì mới tìm được nguồn thông 
tin phù hợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
 2. Phương pháp vấn đáp: tạo nề nếp, thói quen cho học sinh thì những khó khăn không còn là vấn đề phải lo 
lắng.
- Giáo viên lập sổ tay theo dõi tinh thần, thái độ và quá trình tham gia của học sinh 
trong nhóm, thường xuyên cập nhật những nhận xét thì việc đánh giá học sinh sẽ chính 
xác và đảm bảo công bằng.
 II. PHẦN NỘI DUNG:
1/ Cơ sở lý luận:
1. Thế nào là hình thức học tập theo nhóm?
2. Mục đích, vai trò của hình thức học tập nhóm trong dạy học ở Tiểu học.
3. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Như đã nêu ở trên, các hoạt động giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới 
hầu hết là tiến hành theo nhóm, để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu trước hết chúng ta 
cần tìm hiểu:
1.1. Thế nào là hình thức học tập theo nhóm?
Trước tiên cần phải hiểu rằng hoạt động nhóm không phải là phương pháp giảng dạy 
mà là cách thức tổ chức lớp học. Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức lớp học mà 
trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc cùng nhau trong những 
nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm, thực hiện các hoạt động 
như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm 
thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng 
tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua cách tổ chức các hoạt động 
học tập của học sinh”, trong những năm gần đây giáo viên Tiểu học nói chung đã được 
tập huấn, được triển khai rất nhiều các phương pháp, biện pháp tổ chức lớp học. Có thể 
nói hiệu quả của việc đổi mới chưa thật sự đạt được như mục tiêu đề ra nhưng bước 
đầu đã khằng định một hướng đi đúng của Ngành Giáo dục. Qua quá trình đổi mới, 
giáo viên có nhiều sự lựa chọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, phù hợp tâm 
sinh lý lứa tuổi học sinh.
So với trước đây, giáo viên chỉ tổ chức duy nhất một hình thức học tập được lặp đi lặp 
lại ở tất cả các bài, ở tất cả các môn đó là: Cô giảng – trò nghe, cô hỏi – trò đáp. Giáo 
viên tốn quá nhiều công sức cho việc truyền tải kiến thức cho học sinh mà kết quả vẫn 
không khả quan. Học sinh học trước quên sau, kiến thức bấp bênh, không chắc chắn. 
Từ khi thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi mô hình tổ chức lớp thì hình thức học 
tập nhóm được nâng lên hàng đầu. Chúng ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có 
một lợi thế nhất định. Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội 
hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng 
nói, kĩ năng giao tiếp. Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ 
hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. 
Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả 
học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động và tạo được một môi trường xã hội + Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự 
trải nghiệm và thái độ của bản thân.
+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tác phẩm của 
mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện tác 
phẩm.
+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá 
tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được, có như mong 
muốn hay không?...
b. Cách tổ chức các hoạt động:
- Vẽ cùng nhau: Học sinh biến những quan sát của mình thành các bức vẽ cá nhân. 
Tất cả các bài vẽ cá nhân sẽ là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp 
xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác phẩm lớn hơn.
- Vẽ theo nhạc: Học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm (có từ 5 em trở 
lẹn). Trước mỗi học sinh là một bảng màu. Giáo viên lựa chọn nhạc (nhạc không lời, 
nhạc thiếu nhi..). Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể dùng nhạc có lời, tiếng vỗ 
tay, nghe háttừ nhẹ nhàng chuyển sang nhanh, mạnh, sôi nổi. Học sinh lắng nghe và 
cảm nhận giai điệu, vẽ theo hướng dẫn của giáo viên: thứ tự các màu từ sáng sang 
đậm. Ví dụ:Theo thứ tự vàng, đỏ, cam, xanh và kết thúc bằng màu đen. Sau khi 
hoàn thành bức tranh lớn, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tưởng tượng theo 
mức độ cảm nhận: Em nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ đến đề tài nào? Từ đó giáo 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_hinh_thuc_hoc_tap.doc