Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn về bố cục cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn về bố cục cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn về bố cục cho học sinh Lớp 2
MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1 1. Những cơ sở lí luận..................................................................................... 1 2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 3 II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu..................................................................... 4 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4 PHẦN II: NỘI DUNG ĐÊ TÀI....................................................................... 5 I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH............................................................................ 5 II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỤC HIỆN........................................ 6 1. Tâm lí các em 7 tuổi................................................................................... 6 2. Khái niệm “Tranh vẽ theo chủ đề”............................................................... 8 3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 9 PHẦN III : PHẦN KẾT LUẬN..................................................................... 16 1. Kết quả..................................................................................................... 16 2. Kết luận.................................................................................................... 17 PHẦN IV : KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT............................................................ 18 Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rồi tiến đến công nghệ 4.0 phù hợp với truyền thống Việt Nam. yếu tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật - một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có các em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp từ thiên nhiên, từ cuộc sống để đưa vào được bức tranh, thể hiện được một cách hồn nhiên, sinh động theo cảm nhận riêng của các em học sinh nói chung và học sinh lớp 2 là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo. Đối với lớp 2, là lứa tuổi nhỏ trong bậc tiểu học, cần có sự uốn nắn, rèn luyện ngay từ đầu. Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận dụng những hiểu biết kiến thức Mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày. Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền Mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bán thân thì việc giáo dục thẩm mỹ nói chung và hướng dẫn về bố cục cho học sinh lớp 2 nói riêng đặt ra phải được giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp tiểu học. Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội. Nghiên cứu đề tài này tôi luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học mà các nhà tâm lí học đã đúc kết với mong muốn phần nào giúp các em lớp 2 điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn Mĩ thuật. - Giúp học sinh lớp 2 ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc tiểu học. - Cụ thể hơn là giúp học sinh lớp 2 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp hình vẽ (bố cục) trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp. - Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp học sinh lớp 2 càng ngày vẽ càng tự tin hơn, đạt hiệu quả, phù hợp mục tiêu giáo dục của môn Mĩ thuật: Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học các môn khác tốt hơn. 2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu - Chương trình Mĩ thuật lớp 2. - Học sinh khối 2, trường tiểu học Nguyễn Tất Thành. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp đàm thoại vấn đáp. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ hình. - Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm là kim chỉ nam của các phương pháp dạy học ở tiểu học. Song để thực hiện được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy một cách công phu trong đó đồ dùng dạy học chiếm vai trò quan trọng. Là một trường trung tâm học sinh Trường TH Nguyễn Tất Thành do điều kiện gia đình trên địa bàn hầu hết có điều kiện nhưng một số phụ huynh chỉ quan tâm đến những môn học như: Toán, Tiếng việt... ít quan tâm đến các môn năng khiếu, đặc biệt môn Mĩ thuật thì yêu cầu phải đầy đủ dụng cụ học tập như màu vẽ, bút chì, tẩy, vở học Mĩ thuật, học vẽ mà các em thì phần đông là không đầy đủ nên phần nào đã ảnh hưởng đến tiết học là không nhỏ, các em không mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chính học sinh lớp 2, làm học sinh dễ hiểu dễ tri giác hơn. Ví dụ: Trong bài “Vẽ con vật mà em thích” các em rất thích vẽ con trâu; giáo viên mô tả lại con trâu một cách say sưa, lôi cuốn, cho các em xem tranh các bạn vẽ con trâu đang hoạt động (ăn cỏ, nằm nghỉ, đang cày ruộng) và nêu bằng lời cách vẽ trâu: Đầu hình quả đu đủ, mình trâu hình quả trứng to hơn nhiều so với đầu, 2 sừng cong nhọn, 4 chân trâu đi guốc ... Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy các em lớp 2 vẽ những sự vật hiện tượng quanh ta một cách tổng quát, hồn nhiên theo cảm quan của các em. - Tư duy: Ở học sinh lớp 2, tính trực quan cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế (sẽ chuyển dần sang tính trừu tượng, khái quát ở lớp cuối cấp). - Cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp, cô đọng, phong phú về thể loại (tranh vẽ, băng hình video, máy chiếu hắt, máy soi ảnh) hoặc vật thật. Mục đích cho học sinh lớp 2 tiếp xúc nhiều với những sự vật hiện tượng sắp được vẽ. Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu với học sinh sẽ làm cho các em có chuẩn của cái đẹp mà vẽ bài hứng thú hơn. - Giáo viên dạy Mĩ thuật vẽ thị phạm lên bảng, lên giấy sẽ giúp học sinh nhận biết cách vẽ nhanh hơn, dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên tranh mẫu. - Đến 7 tuổi, các em đang học trong trường tiểu học, lúc này hoạt động chủ động của các em là hoạt động học tập, môi trường của các em có sự thay đổi. - Vào thời gian đầu của lớp 2 giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết điều chỉnh tạo không khí hào hứng trong lớp học xong vẫn giữ được tính kỉ luật, trật tự: Cho phép các em trao đổi ý kiến, xem, nhận xét bài bạn. Nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mải chơi, nói chuyện riêng ngoài việc học vẽ. - Tưởng tượng: Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững nhất là các lớp đầu cấp phải dựa vào đối tượng cụ thể. Cho nên tranh vẽ theo đề tài của các em còn đơn giản về các hoạt động (của nhận vật), ít chi tiết, bố cục chưa đẹp. Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình đơn giản xong cô đọng, dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ qua nhiều tiết học. - Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết cách khai thác óc tưởng tượng phong phú của các em phục vụ cho việc biểu hiện hình vẽ trong bài vẽ tranh đề tài; Có thể Học sinh lớp 2 yêu thích vẽ tranh đề tài cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí ... là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các giáo viên dạy Mỹ thụật như tôi. 2.2. Một số kiến thức cần thiết cho vẽ tranh theo chủ đề a. Các thể loại tranh đề tài Tranh phong cảnh: Là tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện tượng của nó. Là tranh vẽ về cảnh vật, cảnh vật là đối tượng chủ yếu gồm biển, trời, mây, nước, núi non, nhà cửa, thôn xóm, đền đài, lăng tẩm chùa miếu... - Tranh sinh hoạt - Tranh lịch sử - Tranh tỉnh vật - Tranh chân dung - Tranh minh hoạ b. Khai thác đề tài chọn hình tượng Khai thác đề tài: - Chọn hình tượng 2.3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài a. Vẽ hình - Tạo nét vẽ trên giấy vẽ để thể hiện một đề tài nào đó: những hoạt động, hình dáng của các nhân vật, sự vật xung quanh theo chủ quan của người vẽ, cụ thể ở đây của học sinh lớp 2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật. - Các chất liệu đế tạo nét trên bức tranh: chì, chì màu, sáp màu, dạ màu, bột màu, sơn dầu, màu nước, sơn mài... nói chung là màu vẽ. b. Tạo bố cục - Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài. - Cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức tranh đẹp, mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh. Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ; Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy làm cho bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên. Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng, rất khó thể hiện màu. Ví dụ: Trong nhiều tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng con thì phát hiện thấy nét của các em khỏe, tự nhiên và bố cục hợp lý. Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp xem bài, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp. Theo tôi, đó chính là do chất liệu: Phấn có nét to cho nên các vẽ hình to, rõ hơn (do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ hình). Sau đó, tôi thử nghiệm: Cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sáp màu để vẽ bài tranh đề tài thì thấy đạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng con. Như vậy, hình vẽ của các trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do chất liệu để vẽ tạo nên. Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn, hình vẽ to phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lóp học sinh đó.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_ve_bo_cuc_cho_hoc_sinh_lop_2.docx