Sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh Khối 1, 2, 3 yêu thích và say mê với bộ môn âm nhạc

docx 10 trang sangkienhay 26/01/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh Khối 1, 2, 3 yêu thích và say mê với bộ môn âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh Khối 1, 2, 3 yêu thích và say mê với bộ môn âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Để học sinh Khối 1, 2, 3 yêu thích và say mê với bộ môn âm nhạc
 1
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LẠNG GIANG
 TRƯỜNG TH NGHĨA HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: “ĐỂ HỌC SINH (KHỐI 1 + 2 + 3) YÊU THÍCH VÀ SAY MÊ
 VỚI BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
Người thực hiện: Cao Thị Thu Hương
Đơn vị công tác: Trường TH Nghĩa Hưng
Tháng 5 năm 2010 3
Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thế trẻ - những chủ 
nhân tương lai của đất nước, vì thế phải giáo dục các em phát triển toàn diện về 
"Đức - trí - thể - mỹ". Có sức khoẻ và tri thức để tiếp cận với nền khoa học công 
nghệ hiện đại, bắt kịp được với cuộc sống, bắt kịp với những thay đổi của xã hội. 
 Trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động, ngoài việc giúp cho 
các em lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng và năng lực thực hành, đồng thời giáo dục 
tình yêu quê hương đất nước, thì giáo dục âm nhạc cũng là một bộ môn có nhiệm vụ 
quan trọng để giúp các em biết học tập, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân 
tộc, tránh cho các em có những nhận thức sai lầm về truyền thống và cảnh giác trước 
các văn hoá phẩm phản động. Từ đó nâng cao năng lực, nhận thức, khả năng tư duy 
và độ nhạy bén đối với môn học.
 Để gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục bộ môn âm nhạc trong nhà trường thì điều quan trọng là phải làm cho học 
sinh yêu thích và say mê với môn học này. Muốn vậy trước hết người giáo viên phải 
tích cự đổi mới phương pháp phù hợ với nội dung của từng tiết dạy, đồng thời phải 
bằng sự say mê thực sự của người thầy đối với học sinh, có như vậy mới lôi cuốn 
được các em trong học tập.
 2 - Cơ sở thực tiễn: 
 Ở nước ta, văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật âm nhạc nói riêng là 
vốn văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc. Trong quá trình lao động sản xuất, 
nhân dân phải đấu tranh chống trọi với mọi thiên tai, địch hoạ, bảo vệ mùa màng, 
bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc và trong chính hoàn cảnh đó, đã xuất 
hiện những câu hò để động viên nhau, tạo nên tình đoàn kết gắn bó.... Những câu hò 
tưởng chừng như vô nghĩa ấy dần dần đã hình thành nên những điệu dân ca, dân vũ, 
tạo cơ sở ban đầu cho sự hình thành nền âm nhạc truyền thống và phát triển mạnh 
mẽ như ngày nay.
 Hiện nay âm nhạc và bộ môn giáo dục âm nhạc không những chỉ được phổ biến 
ở các trường chuyên biệt như Nhạc viện và các trường đào tạo chuyên ngành mà nó 
đã được phổ biến rộng rãi ở khắp các trường tiểu học và trung học cơ sở trên mọi 
miền của đất nước và càng trở nên phong phú về nội dung và hình thức đào tạo. 
Trong những năm gần đây Cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp 
luôn luôn quan tâm đầu tư về cơ sơ vật chất và thiết bị dạy học cho môn âm nhạc 
như : Phòng chức năng, máy nghe, băng đĩa nhạc, máy đèn chiếu, Máy chiếu Pro 
Recter, đàn ooc gan...... đảm bảo rất tốt và đúng với đặc trưng của bộ môn. Mặt khác 
để thực hiện tốt cho công tác đổi mới giáo dục phổ thông, Phòng giáo dục đã tổ chức 
tập huấn, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện tốt nội dung chương trình đổi mới môn âm 
nhạc trong trường tiểu học, bồi dưỡng ứng dụng khoa học công nghệ cao vào giảng 
dạy ...
 Bản thân tôi luôn cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, tích cực học tập trao đổi kinh 
nghiệm với đồng nghiệp để tìm tòi học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng 
công nghệ thông tin vào các tiết dạy, dần dần đưa chất lượng tiết dạy đạt hiệu quả 
cao hơn. 5
 - Giáo viên tiểu học chuyên ngành Âm nhạc.
 - Học sinh khối 1 - 2 - 3 Trường Tiểu học Nghĩa Hưng
 4 - Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình giảng dạy từ việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh, cùng với 
việc dự giờ, thăm lớp trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, qua tham khảo tài liệu, 
tôi nhận thấy để truyền tải hết nội dung của bài dạy đối với học sinh, giúp cho các 
em từ yêu thích và say mê đến học tốt môn âm nhạc, thì người giáo viên cần phải 
kết hợp hài hoà nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình dạy học và tôi đã mạnh 
dạn thực nghiệm với các phương pháp sau:
 a/ Phương pháp quan sát:
 Qua thực tế giảng dậy ở khối 1-2-3 trường Tiểu học Nghĩa Hưng đối với chương 
trình đổi mới giáo dục phổ thông, tôi dã tiến hành quan sát xem có bao nhiêu học 
sinh có chú ý nghe giảng không, có thực sư say mê với môn học không? tỷ lệ số học 
sinh yêu thích và không yêu thích là bao nhiêu? về phía giáo viên, phương pháp 
giảng dạy như thế nào? nội dung và hình thức tổ chức ra sao, bố trí thời gian đã hợp 
lý chưa? đã lôi cuốn được học sinh chưa?
 b/ Phương pháp phỏng vấn:
 Trong các giờ sinh hoạt ngoại khoá hoặc trong giờ ra chơi, tôi đã trực tiếp phỏng 
vấn học sinh bằng cách đặt ra câu hỏi cho cả lớp, nhóm, cá nhân để các em tư duy 
và trả lời. để từ đó kết hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng tiết 
dạy.
 c/ Phương pháp điều tra, thăm dò:
 Giáo viên xây dựng một hoặc nhiều câu hỏi giống nhau cho các đối tượng để 
điều tra xem em đó yêu thích môn học nhất và nguyên nhân dẫn đến các em yêu 
thích và say mê với âm nhạc hoặc không yêu thích, để căn cứ vào kết quả điều tra, 
giáo viên đề ra biện pháp khắc phục.
 d/ Phương pháp trực quan:
 Trong đổi mới phương pháp dạy học việc sử dụng trực quan một cách khoa học 
phù hợp với nôi dung của từng môn học, từng tiết học là một trong những phương 
pháp có tác dụng quyết định đến chất lương của tiết dạy và sự hứng thú gay chú ý 
cho học sinh. Bằng những trực quan sinh động, mầu sắc rực rỡ, với những tranh ảnh 
tĩnh, tranh ảnh động, những thước fim tư liệu phù hợp với nội dung của từng bài, mà 
trước đây các em chỉ tu duy sự vật hiện tượng qua cảm giác, tưởng tượng thôi thì 
giờ đây các em dẫ được tư duy các sự vật hiện tượg đó bằng tai nghe mắt thấy đã tạo 
cho học sinh được hứng thú đặc biệt
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Diễn biến quá trình nghiên cứu: 7
hát và đàn không nhịp nhàng thì sẽ dẫn đến không thu hút được sự chú ý của các em 
vào bài dạy, đương nhiên chất lượng tiết dạy sẽ thấp nói gì đến việc để học sinh yêu 
thích và say mê với bộ môn Âm nhạc.
 2 - Tiến hành phương pháp nghiên cứu:
 Tiến hành phương pháp dạy hát để quan sát hoạt động học tập của học sinh: 
Qua khảo sát đối tượng học sinh của khối 1 - 2 - 3, tôi đã tiến hành thực hiện giờ dạy 
đối với các lớp với phương pháp sau:
 * Giới thiệu bài: Tiến hành giới thiệu bài một cách hấp dẫn dùng tranh minh 
hoạ, dùng đàn, giới thiệu qua tác giả, tác phẩm... để học sinh nắm được nội dung, 
tính chất, sắc thái tình cảm của tác phẩm đó (Có ứng dụng công nghệ thông tin) điều 
này sẽ gây được hứng thú ngay từ ban đầu đối với trẻ nhằm cuốn hút các em vào bài 
giảng.
 * Hát mẫu: Cho học sinh nghe bài hát dưới hình thức giáo viên tự đệm đàn để 
hát một cách truyền cảm, đàn giai điệu của bài hát hoặc mở băng tiếng, băng nhạc 
hình ... cho học sinh nghe để các em nắm chắc giai điệu của bài hát, đây là một 
phương pháp mà tôi cho là hợp lý nhất, bởi qua thực tế quan sát tôi thấy 100% học 
sinh chú ý lắng nghe. Tuy nhiên cần tránh tình trạng làm học sinh nhàm chán, mệt 
mỏi dẫn đến sự phân phối chú ý, học sinh không tập trung vào bài.
 Trước khi tiến hành dạy hát giao viên nên dành ít thời gian để trao đổi, mạn 
đàm về bài hát đó nhằm giúp cho các em hiểu thêm về nội dung, tư tưởng, tình cảm 
và xuất xứ của bài hát đó.
 * Chia câu hát: Giáo viên nên chia bài hát thành nhiều câu hát ngắn giúp các 
em rễ hát rễ thuộc (các câu hát ngắn ngọn hợp lý, đúng, đủ nghĩa). Nên chép lời 
ca lên bảng hoặc bảng phụ và đánh dấu câu ở đầu câu (Nếu không ứng dụng công 
nghệ thông tin) để học sinh rễ nhận biết từng câu khi học hát.
 * Đọc lời ca: Đây là yếu tố quan trọng để học sinh hát đúng tiết tấu, đúng lời 
ca, đúng giai điệu của bài. Chỉ bằng cách giáo viên đọc đúng, truyền cảm, tạo hứng 
thú ngay từ ban đầu thì mới lôi cuốn được các em.
 * Luyện thanh: Cho các em nghe đàn mà giáo viên đàn trên thang âm theo 
giọng, điệu của bài hát đó, sau đó giáo viên luyện thanh mẫu rồi đàn cho học sinh 
luyện thanh theo hình thức tập thể.
 * Tiến hành dạy hát: Giáo viên đàn mẫu giai điệu từng câu từ 1-3 lần sau đó 
tiến hành cho các em tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài (Chú ý sử dunh linh hoạt 
các hình thức cá nhân, nhóm, lớp ...). Khi đã học hết từng câu giáo viên cho các em 
nghe lại cả bài một lần (mở băng, giáo viên đệm đàn biểu diễn, gọi một em xung 
phong tự hát cả bài cho học sinh nghe, xem các đoạn fim về tác tác phẩm đó ...)
 * Tổ chức cho các em ôn luyện: Hướng dẫn cho các em ôn luyện theo nhiều 
hình thức khác nhau theo yêu cầu của từng dạng bài cụ thể như ( hát kết hợp vận 
động phụ hoạ, hát kết hợp gõ đêm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca, hát 
kết hợp trò chơi...) để cho bài hát mà các em thực hiện thêm phần sinh động. (Trong 9
 Chúng ta cùng đến với các em học sinh lớp 3A trong giờ Học hát bài: Tiếng 
hát bạn bè mình - Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh:
 Sau khi được nghe phần giới thiệu qua tranh ảnh đẹp mắt, sinh động, các em 
đã hiểu phần nào về tác giả và nội dung, tính chất của tác phẩm, đó là tính chất vui 
hoạt- sinh động dùng để hát tật thể. Thật là vui mừng sau khi các em hoàn thành 
hoạt động 1 với phần học hát, các em hát bài hát với một tình cảm vô tư, hồn nhiên 
đúng với tính chất của bài và nhộn nhịp hơn, náo nhiệt hơn là khi các em được hát 
theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
 Một điều mà tôi cho là có ý nghĩa nhất để lại được ấn tượng tốt đẹp nhất sau 
mỗi một tiết học, sau mỗi năm học sau khi các em đã được lên lớp, là lớp mình có 
nhiều nhóm được đặt các tên như: Nhóm Hoạ my, Nhóm Sơn ca, rồi cái tên ngộ 
nghĩnh được đặt tên cho nhóm của các bạn nam như: Nhóm Chích choè .... 
 Và khi gọi các nhóm sung phong lên biểu diễn hát kết hợp vận động phụ hoạ 
thì các nhóm đã thi đua biểu diễn hết khả năng của mình điều đó chứng tỏ rằng 
phương pháp này đã kích thích được tinh thần thi đua của các em.
 Qua thực nghiệm ở lớp 1A, 2A, 3A tôi dã tiến hành nhân rộng phương pháp 
trên với cả ba khối 1- 2 - 3 trong trường, kết quả thông qua khảo sát chất lượng thực 
tế cho thấy 100% số học sinh nắm bài tốt trong đó: 95% số học sinh yêu thích và say 
mê với môn học và đạt được kết quả tốt ; 05% số học sinh đạt ở mức đạt yêu cầu 
của môn học.
 Đây là một kết quả đáng khả quan, tôi thiết nghĩ bản thân mỗi giáo viên đặc 
biệt là giáo viên chuyên ngành âm nhạc, cần ra sức tìm tòi học hỏi đúc rút kinh 
nghiệm để thực hiện tốt nội dung, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông mặt khác 
phải ra sức nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng đòi hỏi cấp thiết 
của sự nghiệp giáo dục bắt kịp với sự phát triển của thời đại.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_de_hoc_sinh_khoi_1_2_3_yeu_thich_va_sa.docx