Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong giờ học Giáo dục Thể chất của khối Lớp 2 và khối Lớp 3

docx 20 trang sangkienhay 08/03/2024 4384
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong giờ học Giáo dục Thể chất của khối Lớp 2 và khối Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong giờ học Giáo dục Thể chất của khối Lớp 2 và khối Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong giờ học Giáo dục Thể chất của khối Lớp 2 và khối Lớp 3
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài
 Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông 
qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên 
giảng dạy thể dục. Hơn thế nữa Bác Hồ đã nói: “Mỗi người dân yếu ớt tức là 
làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất 
nước hùng mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất 
của con người. Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh 
thì đất nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả 
lao động đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh 
vượng.
 Giáo dục Thể chất góp phần bảo vệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, 
phát triển các tố chất thể lực, đặt biệt là sức nhanh, khả năng mềm dẻo, khéo 
léo...
 Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng vận động cơ bản về 
bài tập thể dục. Làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản thường gặp 
trong đời sống như: đi, chạy, nhảy, ném... phù hợp với khả năng trình độ, lứa 
tuổi, giới tính của các em.
 Tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe 
và thể lực của học sinh.
 Giáo dục Thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện 
con người. Giáo dục Thể chất là một biện pháp tích cực, tác động nhiều đến 
sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức kĩ năng vận 
động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác 
phong con người mới. 
 Ngày nay trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới 
phương pháp dạy học, cùng với các môn học khác Giáo dục Thể chất cũng 
được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới 
về phương pháp giáo dục: giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng 3
 5. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
 Nâng cao khả năng vận động, năng khiếu cho học sinh, phát triển nhân 
cách tư duy, sáng tạo, độc lập, chủ động trong các tình huống các lĩnh vực 
trong cuộc sống, trong học tập, trong sinh hoạt tập thể. Đặc biệt nhất trong đó 
là tạo ra cho học sinh có tính mạnh dạn, có tư duy sáng tạo trong tổ chức các 
hoạt động tập thể, phát triển khả năng hoạt động và làm chủ hoạt động trước 
tập thể, được thể hiện khả năng tư duy của mình trong tập luyện thể dục thể 
thao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên đề ra. Đây cũng là một 
động lực phát triển tốt làm tiền đề cho học sinh có được ý chí, tự tin phát huy 
các khả năng khác trong học tâp các môn học khác, là động lực thức đẩy và 
phát triển nhân cách, tu dưỡng đạo đức.
 - Học sinh làm chủ được giờ học.
 - Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong giờ học.
 - Phát triển tư duy, sự sáng tạo của học sinh trong tổ chức học tập nhằm 
giải quyết các vấn đề, yêu cầu, nội dung giờ học mà giáo viên đưa ra.
 - Cụ thể hóa tiết dạy, có phương pháp giảng dạy thích hợp phù hợp vời 
khả năng vận động của học sinh trách được lượng vận đồng quá sức cũng như 
nội dung không cần thiết trong từng tiết học cụ thể.
 - Giáo viên làm tốt được công việc là người chỉ đạo hướng dẫn giữa học 
sinh với kiến thức, yêu cầu, lượng vận động cần và đủ của tiết học.
 - Đáp ứng được sự ham mê, hưng phấn trong tập luyện, nâng cao khả 
năng tự học, tự bồi dưỡng và thể hiện khả năng của học sinh trong sinh hoạt 
tập thể, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, giáo dục nhân cách, đạo đức 
học sinh trong thời đại mới. 
 - Hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; 
phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với 
sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù 
hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các 
điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người. 5
chính xác. Cho nên không thu hút được các bạn trong lớp tham gia, giảm sự 
chú ý vào cán sự lớp. Dẫn đến giờ học chưa đạt hiệu quả cao.
 Là giáo viên cũng đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác tôi luôn tìm 
tòi và có một số biện pháp giúp học sinh học tập tích cực hơn trong giờ học. 
 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
 1. Thực trạng
 * Khảo sát, thống kê
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát ở 297 em học sinh của 
khối lớp 2 và 3 ngay từ tháng 9 năm 2022 về quá trình tham gia tập luyện 
môn Giáo dục Thể chất và nhận được kết quả như sau:
 - Tham gia tập luyện tích cực: 123/297 em = 41,4%
 - Tham gia tập luyện chưa tích cực: 175/297 em = 58,6%
 Đối với học sinh Tiểu học, do tư duy trìu tượng logic còn kém phát triển, 
tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Bởi vậy người giáo viên phải biến 
những nội dung trìu tượng, khó hiểu của bài toán thành những cái trực quan 
cụ thể, rõ ràng học sinh sẽ dễ hiểu.
 * Đánh giá, phân tích
 - Thuận lợi:
 Ban giám hiệu nhà trường tích cực trong việc định hướng chuyên môn 
khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên sáng tạo, đổi mới 
phương pháp dạy học, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp mới ứng dụng 
vào giảng dạy.
 Bản thân được tham gia đầy đủ các tiết chuyên đề do cấp phòng cấp 
trường tổ chức, được tập huấn đầy đủ các mô đun theo chương trình GDPT 
mới 2018 được tiếp thu về phương pháp dạy học tích cực; thường xuyên trao 
đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao 
chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
 Đa số học sinh khối lớp 2; 3 tôi thực dạy các em thích học môn Giáo 
dục Thể chất. 7
đó thì giáo viên phải tính đến mục tiêu chung cho cả lớp và mục tiêu riêng 
cho những nhóm học sinh đặc biệt là cán sự lớp.
 Giải pháp thứ hai: Lựa chọn, bồi dưỡng xây dựng ban cán sự lớp 
 a. Lựa chọn cán sự lớp trong tiết học Giáo dục Thể chất
 Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ 
đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, 
nghiêm túc, vui vẻ, hòa đồng và có trách nhiệm với nhiệm vụ được phân 
công.
 Thông thường giáo viên dạy lấy ngay ban cán sự lớp ở trong lớp. Song 
không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học Giáo dục Thể chất và đó 
cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong tiết 
học.
 Chính vì vậy, người giáo viên dạy phải là người nhạy bén trong vịêc 
lựa chọn đội ngũ cán sự lớp. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu 
cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong 
tiết học. Đó là yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm, thực hiện tốt 
các hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng 
ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy người giáo viên nên định 
hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự với sự đồng thuận của cả lớp từ đó vai 
trò chỉ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao.
 b. Bồi dưỡng thường xuyên
 Ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên phải xây 
dựng, hình thành và rèn luyện cho ban cán sự những kĩ năng chỉ đạo lớp từ 
khẩu lệnh tập trung, báo cáo, khởi động, chơi trò chơi và các hoạt động tập 
luyện đến việc thả lỏng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này, giáo viên 
phải hướng dẫn các em tỉ mỉ, cụ thể. Đồng thời giáo viên phải theo dõi uốn 
nắn, sửa chữa kịp thời cho ban cán sự trong các tiết tiếp theo. Trong một tiết 
học giáo viên nên giao nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên trong lớp.
 Ví dụ: Lớp trưởng chỉ đạo chung, quan sát đôn đốc các bạn tập luyện. 9
 Khi giáo viên hướng dẫn cán sự lớp điều khiển tập luyện, thì giáo viên 
phải đi quan sát và sửa sai cho các em và nhận xét từng em trong quá trình 
luyện tập, giáo viên như là một trọng tài trong việc đánh giá và nhận xét và 
phải có mối quan hệ đánh giá hai chiều để thúc đẩy các em luyện tập tốt hơn 
trong tiết học.
 c. Xây dựng ban cán sự lớp làm nòng cốt
 Phát huy được vai trò nòng cố của ban cán sự lớp người giáo viên 
phải luôn nhớ trong đầu rằng mình luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng 
dẫn chứ không phải là người làm thay. Phương hướng chung là tăng dần 
khả năng tự quản của học sinh đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể 
của giáo viên trong từng hoạt động cho đến khi các em chủ động được hoàn 
toàn. Tức là lúc đó, vai trò nòng cốt của ban cán sự được phát huy tối đa 
nhất. Để có được điều này thì:
 - Trước hết, giáo viên phải đặt niềm tin vào các em. Hãy cho họ thấy 
rằng: “ Cô rất tin các em. Cô tin các em sẽ làm tốt”. Khi có cảm giác được 
tin tưởng các em sẽ cố gắng hết mình trong mọi công việc. 
 - Để các em phát huy được vai trò nòng cốt của mình thì phải có quá 
trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải 
quyết công việc từ đơn giải đến phức tạp. 
 - Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp cũng rất quan trọng. Ngoài việc 
công khai chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ lớp, giáo viên cần đề cập 
đến vai trò của các em trong việc đưa lớp đi lên. Khi các em làm tốt, đừng 
chần chừ, hãy “vinh danh” họ theo cách của mình để họ thấy mình cần phải 
làm tốt hơn nữa cho tập thể. Với những cán bộ lớp chưa gương mẫu, thiếu 
trách nhiệm, chúng ta cũng cần khéo léo tế nhị phê bình, uốn nắn những 
lệch lạc của các em nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong 
tập thể lớp, song cũng không vì thế mà nuông chiều, ưu tiên hay dành đặc 
ân cho cán bộ lớp làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình 
mà coi thường người khác. 11
 Giải pháp thứ tư: Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học tích 
cực
 Để phát huy được vai trò điều hành của cán sự lớp trong giờ học, sự 
hứng thú đồng thuận của học sinh bản thân giáo viên phải biên soạn và lựa 
chọn các phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp với bối cảnh từ đó 
tạo nên giờ học hay phát huy hết khả năng học tập của học sinh. 
 Dựa vào văn bản số 2345/BGDĐT- GDTH; tôi xây dựng một giờ học 
gồm bốn phần hoạt động. 
 Trong phần hoạt động mở đầu: Tôi lựa chọn các trò chơi sinh động, vui 
nhộn dễ thực hiện như trò chơi kết bạn, chim bay cò bay, đứng ngồi theo lệnh, 
chim về tổ Tôi vận dụng các khẩu lệnh và lời nói nhịp hô linh hoạt kết hợp 
tạo tình huống vui nhộn, thường xuyên kết hợp với âm nhạc để tạo không khí 
phấn khởi cho tiết học. Cán sự lớp điều hành cho lớp tập trung, điểm số báo 
cáo giáo viên, điều khiển các bạn thực hiện các động tác khởi động, tổ chức 
chơi trò chơi. Giáo viên chỉ hướng dẫn và định hướng các hoạt động.
 Trong phần hoạt động hình thành kiến:
 Tôi dùng phương pháp trực quan. Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng, dụng cụ 
đa dạng phù hợp trong giờ học. Phương pháp giảng giải phân tích, làm mẫu. 
Tôi giảng giải ngắn gọn, thuật ngữ chính xác không phân tích dài dòng, nhấn 
mạnh chỗ sai của học sinh. Động tác làm mẫu của tôi phải chính xác và 
không làm mẫu động tác sai. Lựa chọn những học sinh thực hiện động tác 
đúng lên làm mẫu GV nhận xét và đưa ra yêu cầu tập luyện.
 Trong phần hoạt động tập luyện: 
 Chủ yếu tôi sử dụng phương pháp tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
 Tập đồng loạt: Cả lớp cùng tập một bài tập hay một động tác nào đó dưới 
sự điều khiển của giáo viên hoặc cán sự lớp. 13
 Ví dụ: Khi tổ chức chơi trò chơi “Chạy tiếp sức” tôi phân chia đội chơi 
thích hợp và làm trọng tài, sau đó mời cán sự lớp làm trọng tài và tôi trực tiếp 
tham gia chơi là thành viên của 1 đội, sau đó lại chuyển sang đội khác chơi cùng 
học sinh như thế giúp các em hào hứng sôi nổi hơn.
 Phần hoạt động vận dụng: 
 Tôi tạo không khí hào hứng vui nhộn bằng các động tác thả lỏng vui 
nhộn như: Thả lỏng toàn thân, các động tác với tay, đấm lưng theo hàng dọc, 
đi thường vỗ tay theo nhịp và hát Hướng dẫn, khuyến khích học sinh về 
nhà tham gia hoặc tập luyện ít nhất một hoạt động Thể dục Thể thao.
 Giải pháp thứ năm: Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của 
Ban cán sự lớp trong khi điều khiển lớp.
 Công việc này yêu cầu giáo viên dạy phải thường xuyên hướng đãn, 
quan sát các em điều khiển lớp để uốn nắn kịp thời các chi tiết học sinh làm 
chưa tốt. Xây dựng dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản là nền tảng cho công tác 
dạy học lấy học sinh làm trung tâm và cũng là một việc làm quan trọng góp 
phần hình thành lên tiết học có thành công hay không.
 - Giáo viên cần xác định được tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
 + Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu.
 + Tính tình thẳng thắn, giám đấu tranh, giám phê bình.
 + Năng nổ hoạt động và sẵn sàng hoạt động, có khả năng rèn luyện tốt
 + Được tập thể lớp tín nhiệm.
 + Có hoàn cảnh gia đình thuận lợi.
 - Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên cần bồi dưỡng cho các 
em có ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình 
và tự phê bình. Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp, nhóm, tổ.
 - Sau mỗi tiết học đều rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ chuẩn 
bị cho các tiết học sau, lập sổ theo dõi.
 - Khi xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp cần xuất phát từ đặc điểm, 
nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh. Nên căn 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_huy_vai_tro_cua_ban_can.docx