Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và thực hành môn Đạo đức cho học sinh Lớp 2

docx 7 trang sangkienhay 17/02/2024 2143
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và thực hành môn Đạo đức cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và thực hành môn Đạo đức cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và thực hành môn Đạo đức cho học sinh Lớp 2
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. 
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Ngày Trình độ Tỷ lệ (%) 
 Số Noi công Chức 
 Họ và tên tháng chuyên đóng góp vào 
 TT tác danh việc tạo ra 
 năm sinh môn
 sáng kiến
 Trường TH 
 An
 Lộc B, số 4 
 đường Hồ Giáo 
 Xuân viên 
 LÊ THỊ ĐHSP 
 1 22/8/1970 Hương, chủ 100%
 CẢNH Tiểu học.
 phường nhiệm 
 Phú Thịnh, (lớp 2)
 thị xã Bình
 Long.
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp nâng cao hiệu quả 
học tập và thực hành môn Đạo đức cho học sinh lớp 2.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng 
kiến.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Đạo đức)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 09/9/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
 5.1.1. Thực trạng:
 Môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc để giáo dục nhân cách 
cho học sinh, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, 
lối sống lành mạnh và cách sống có lí tưởng. Từ đó, các em biết cách vận dụng 
hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
 Mục tiêu của môn Đạo đức ở lớp 2 là giúp cho học sinh có những hiểu biết 
ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và thẩm mĩ cơ bản, phù 
hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà 
trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo những 
chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng 
nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và 
thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc 
sống; biết nhắc nhở bạn bè và người thân cùng thực hiện. Không những thế, nó 72,2%; đến cuối học kỳ I (đã áp dụng biện pháp của sáng kiến) học sinh hoàn 
thành tốt 22 em, đạt tỉ lệ 61,1 %, học sinh hoàn thành 14 em, đạt tỉ lệ 38,9 %.
5.2. Nội dung sáng kiến:
 5.2.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và thực hành môn Đạo đức cho 
học sinh lớp 2.
 Để nâng cao hiệu quả học tập và thực hành môn Đạo đức cho học sinh lớp 2, 
tôi đã thực hiện biện pháp sau:
 - Linh động chọn phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung từng bài.
 - Tìm hiểu tâm lí, nhận thức của học sinh.
 - Lựa chọn, sử dụng triệt để, hiệu quả đồ dùng dạy học.
 - Thông qua các môn học khác để dạy đạo đức cho học sinh.
 - Xây dựng các kiến thức chuẩn mực và hành vi đạo đức tốt cho học sinh dựa 
vào các hoạt động ngoại khoá.
 - Kết hợp với các môi trường giáo dục để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức 
cho học sinh.
5.2.2. Tổ chức thực hiện các biện pháp.
 5.2.2.I. Linh động chọn phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung 
 từng bài.
 Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do vậy, khi giảng 
dạy, tôi đã lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp cho phù hợp với đặc trưng của 
môn học. Khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức, tôi 
căn cứ vào: Mục tiêu bài giảng; Đặc điểm của học sinh; Điều kiện thực tế. Mỗi 
phương pháp cần phải sử dụng đúng thời điểm của tiết dạy.
 Ví dụ: Khi dạy bài 11 "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại" (tiết 1)
 + Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi.
 Bước 1: Cho học sinh đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn 
bị.
 Bước 2: Yêu cầu học sinh đàm thoại để nhận xét về cuộc nói chuyện 
điện thoại vừa xem.
 + Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
 Bước 1: Học sinh được thảo luận ghi việc nên làm và không nên làm khi 
gọi điện thoại.
 Bước 2: Học sinh trình bày nội dung được thảo luận.
 + Hoạt động 3: Liên hệ thực tế:
 Trong hoạt động này học sinh được luyện tập theo mẫu hành vi chuẩn.
 Hay là khi dạy Bài 2 “Biết nhận lỗi và sửa lỗi ”
 Các phương pháp cần xác định là: kể chuyện, nêu gương, thảo luận nhóm, 
động não, tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi. Phương pháp 
kể chuyện được sử dụng trong hoạt động 1- Tiết 1. Tôi kể chuyện Cái bình hoa 
với kết thúc mở. Sau đó chia nhóm, giao việc để các nhóm thảo luận và trả lời câu 
hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận lỗi và sửa lỗi. Sang hoạt 
động 2, tôi tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và bày tỏ ý kiến, thái độ của 
mình về những hành vi đúng, chưa đúng. Ớ tiết 2 - Trong hoạt động 1, học sinh 
được đóng vai theo tình huống, các em lựa chọn và thực hiện hành vi nhận lỗi và 
sửa lỗi. Chuyển sang hoạt động 2, tôi to chức cho học sinh chơi trò chơi Ghép đôi các đồ dùng tự làm chuẩn bị trước mỗi tiết học và những đồ dùng cần thiết cho 
từng hoạt động của từng bài. Ví dụ: Khi dạy bài 11 “Lịch sự khi nhận và gọi điện 
thoại ” tôi chuẩn bị một số đồ dùng như: Bộ đồ chơi điện thoại hoặc là điện thoại 
thật loại để bàn sử dụng trong tiểu phẩm ở hoạt động 1 - Tiết 1. Cuối tiết dạy phần 
củng cố, tôi giới thiệu đến học sinh một clip ngắn nói về cuộc nhận và gọi điện 
thoại.
 5.2.2.4. Thông qua các môn học khác để dạy đạo đức cho học sinh.
 Dạy môn Đạo đức thông qua các môn học khác là hình thức giáo dục rất 
quan trọng. Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức 
mà có thể nói rằng dạy đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học.
 Ví dụ: Trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh được nhận biết các loài 
vật sống dưới nước, trên cạn và nêu được ích lợi của chúng. Khi học đạo đức bài 
14: “Bảo vệ loài vật có ích" học sinh sẽ tiếp thu và có hành vi bảo vệ loài vật có 
ích một cách nhanh hơn, tốt hơn.
 5.2.2.5. Xây dựng các kiến thức chuẩn mực và hành vi đạo đức tốt cho học 
sinh dựa vào các hoạt động ngoại khoá.
 Trước khi cho học sinh tham gia chào cờ hoặc sinh hoạt ngoại khóa, tôi đều 
dặn các em phải tập trung quan sát, lắng nghe tiếp thu các hành vi chuẩn mực đạo 
đức.
 Ví dụ: Thông qua các tố chức Đoàn - Đội, các buối sinh hoạt Đội, sinh hoạt 
Sao nhi đồng, thông qua các buối chào cờ dạy cho các em những tấm gương tốt ở 
trường, ở lớp, đồng thời cũng nhắc nhở những em chưa thật sự cố gắng. Từ đó 
kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức 
của các em. Điển hình như các phong trào: “Nuôi heo đất tình thương", “Mua tăm 
ủng hộ người mù", “Cây mùa xuân cho bạn", “Áo trắng tặng bạn", “Kế hoạch 
nhỏ", ... giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm để 
làm những việc có ích. Ngoài ra, các cuộc giao lưu như: Kể chuyện đạo đức; Hội 
diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, phong trào “Nghĩa 
tình biên giới",. giáo dục cho học sinh tinh thần: “Uống nước nhớ nguồn", “Tôn 
sư trọng đạo".
 5.2.2.6. Kết hợp với các môi trường giáo dục để nâng cao hiệu quả giáo dục 
đạo đức cho học sinh.
 Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi luôn kết hợp chặt 
chẽ với các lực lượng giáo dục. Cùng với nhà trường, gia đình cũng góp phần 
quan trọng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì thế, tôi đã có sự kết 
hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng bằng các hình thức tổ chức: 
Họp phụ huynh học sinh, thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của 
từng học sinh. Từ đó, có kế hoạch giúp đỡ những em có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn. Kết hợp với phụ huynh học sinh, thông qua các hoạt động ở nhà, ở trường 
để kiểm tra đánh giá các hành vi đạo đức của các em. Cũng bằng hình thức này, 
tôi trao đoi cùng phụ huynh giúp đỡ những học sinh chưa tiếp cận được với hành 
vi đúng đắn, uốn nắn để hướng các em theo kịp cùng bạn bè và có những mối 
quan hệ ứng xử tốt trong cuộc sống.
 Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng với gia đình, cộng đồng tạo một vòng 
tay giáo dục khép kín, một môi trường lành mạnh, thân thiện làm cho việc giáo thi đua dạy tốt - học tốt môn Đạo đức dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi tiến 
hành dạy học trên lớp, để chuyển tải kiến thức tới học sinh một cách nhẹ nhàng, 
sinh động gắn với các hoạt động cụ thể, đồng thời để giáo dục đạo đức cho các 
em tôi đã khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức to 
chức khoa học và phù hợp. Từ đó, các em biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực 
tiễn hàng ngày.
 - Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, 
với lương tâm trách nhiệm của người thầy. Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm 
gương sáng và chuẩn mực đạo đức để học sinh học tập và noi theo. Vì vậy, mỗi 
giáo viên cần chú ý tới cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc chuẩn mực của mình để học 
sinh bắt chước làm theo.
 - Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, 
nâng cao năng lực để đáp ứng với yêu cầu ngày một đoi mới của xã hội. Muốn 
thế, người giáo viên phải dành nhiều thời gian để tự tìm tòi, nghiên cứu và tham 
gia tích cực vào các lớp chuyên môn nghiệp vụ do ngành, phòng Giáo dục và nhà 
trường tổ chức.
 - Mỗi giáo viên trong quá trình công tác phải xem trường là ngôi nhà 
chung của toàn thể thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các đồng nghiệp là những 
người thân của mình để từ đó có thể chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm cho 
nhau, cùng nhau nâng cao tay nghề, làm tốt công tác giáo dục các em.
 - Làm tốt công tác kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tạo ra 
môi trường giáo dục khép kín, tạo bầu không khí lành mạnh xung quanh học 
sinh để hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức 
tốt cho các em.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử:
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Phú Thịnh, ngày tháng 02 năm 2021.
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
 Lê Thị Cảnh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_va.docx