Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP I.Tên giải pháp: Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2 II. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2020 III. Các thông tin cần bảo mật: Không IV. Mô tả giải pháp cũ thường làm Dạy viết chữ cho học sinh theo các tiết trên lớp như tập viết, chính tả. Mặc dù cũng đã đưa ra biện pháp rèn chữ cho học sinh trong các tiết học nhưng chưa hiệu quả. V. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp 1. Vai trò của chữ viết Người Việt ta từ xưa đã có câu tục ngữ: "Nét chữ, nết người". Chữ viết, ngoài việc lưu trữ và truyền tải thông tin, còn thể hiện tính cách của người viết. Trong thời đại smartphone, cùng với sự phát triển của các công cụ đắc lực hỗ trợ soạn thảo văn bản, quan niệm "nét chữ, nết người" vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Bởi vậy trong nhà trường ngoài việc giáo dục cho học sinh học kiến thức thì việc rèn chữ viết cho học sinh cũng có một tầm quan trọng rất lớn. Các em viết đúng, viết đẹp sẽ gây được thiện cảm đối với mọi người, được nhiều người quý trọng hơn. Chữ viết có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn. 2. Thực trạng chữ viết của học sinh lớp 2. Ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi đã khảo sát, xem sách vở của các em học sinh. Tôi thấy hầu hết chữ viết của các em chưa đúng quy định chung, xấu, ẩu, bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả. Các em thường mắc một số lỗi cơ bản như sau: • Sai độ cao độ rộng của các con chữ. • Điểm đặt bút, dừng bút chưa đúng • Viết dấu thanh không đúng vị trí hay bị sai những nét cơ bản nhất là nét khuyết, nét tròn và nét móc dưới. Để khắc phục lỗi này, ngay từ những tuần đầu nhận lớp tôi giúp các em xác định đúng đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và thống nhất cách gọi với học sinh. Sau đó tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ cho các em các nét cơ về độ cao, độ rộng của nét, cách đưa nét, điểm đặt bút, dừng bút. Ví dụ: video hướng dẫn viết nét khuyết trên 2.2 Rèn cho học sinh đúng trọng tâm theo từng nhóm chữ Căn cứ vào các điểm tương đồng của các con chữ để phân chia chữ cái Tiếng việt thành các nhóm và luyện viết theo từng nhóm đó. Có thể chia thành các nhóm sau: - Chữ viết thường: Ở mỗi nhóm tôi thường phân tích tỉ mỉ một chữ cái, từ đó để học sinh tự nhận ra những đặc điểm tương đồng của các chữ cái trong nhóm từ đó tìm ra cách viết. Cứ đầu mỗi tuần GV ghi lên lề của bảng lớp một nhóm chữ có nét tương đồng. Trong tuần sẽ yêu cầu các em chú trọng hơn về luyện viết nhóm chữ đó trong các bài học. Tùy vào độ khó của từng nhóm chữ mà có thời gian luyện thích hợp. Ví dụ: video hướng dẫn viết chữ b cỡ vừa 2.3 Rèn cho học sinh viết đúng độ cao, độ rộng của các con chữ và khoảng cách giữa các con chữ - Phân loại hệ thống chữ cái Tiếng việt thành các nhóm, mỗi nhóm là các chữ cái có cùng độ cao để HS luyện viết. VD: Các chữ cái b, l, h, k, g, có chiều cao là 2,5 đơn vị ( hai li rưỡi) GV phải thường xuyên chấm chữa bài, nhận xét sửa chữa ngay các lỗi chính tả cụ thể, tỉ mỉ của từng học sinh, đồng thời lưu ý cho các học sinh khác . Hướng dẫn cho các em tự đánh giá lẫn nhau để tìm ra lỗi sai của bạn và cùng nhau sửa lỗi. * Rèn chữ viết trong các giờ học khác: Việc rèn chữ viết không chỉ ở phân môn tập viết hay chính tả mà với các phân môn khác cũng cần chú ý, cần rèn chữ mọi lúc, mọi nơi khi đã cầm cây bút viết. Nhắc nhở hs cần viết chữ nắn nót dù ở bất kì môn học nào, nhận xét miệng đối với những bài học sinh viết ẩu, yêu cầu học sinh viết, trình bày lại.Qua đó hình thành cho học sinh thói quen tự giác, cẩn thận khi viết bài . 4. Phát động phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”. Song song với việc rèn chữ viết cho học sinh cần hướng dẫn học sinh cách giữ gìn sách vở. Đối với học sinh lớp 2, các em còn nhỏ. GV cần hướng dẫn học sinh cách bọc vở, ghi tên nhãn vở phù hợp với từng phân môn. Đưa ra các tiêu chí về “vở sạch - chữ đẹp” để từ đó các em phấn đấu và rèn luyện. Hướng dẫn học sinh cách trình bày vở. Hướng dẫn học sinh mở vở hay gấp vở cần nhẹ tay, không gấp đôi vở khi viết bài. Coi sách vở giống như một người bạn. Lấy một số vở sạch – chữ đẹp của học sinh khóa trước để cho các em xem tham khảo và học tập. Hàng tháng ngoài việc đánh giá vở, chữ viết GV sẽ tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp. Bài viết có thể là một đoạn văn, thơ hoặc một bài tập làm văn. Lớp sẽ chọn bài viết đẹp nhất, học sinh sẽ giải thích vì sao em chọn bài viết của bạn. Đồng thời học sinh cũng sẽ chọn ra những bài viết có sự tiến bộ. Động viên khen ngợi các em kịp thời. Những bài viết tiêu biểu sẽ được treo cuối lớp. Qua hoạt động này, không chỉ giúp học sinh được rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ với bạn mà còn đẩy mạnh phong trào “ Vở sạch – Chữ đẹp” của học sinh trong lớp, từ đó các em có tinh thần thi đua, cố gắng rèn “nét chữ - nết người”! 5. Tạo hứng thú học tập cho HS Tâm lý học sinh tiểu học thường thiếu tính kiên trì luyện tập, trong khi đó việc rèn luyện các thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo cao. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp giúp học sinh hứng thú học tập, tạo lòng yêu thích và say mê luyện chữ cho các em như: tăng cường học tập cộng tác, chia sẻ và hoạt động giao tiếp; làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc rèn chữ thông qua các câu chuyện kể về gương viết chữ đẹp; xây dựng môi trường thân thiện gần gũi giữa cô và trò, trò với trò để học sinh có thể thoải mái rèn luyện chữ viết; tổ chức một số trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh như: Thi viết nhanh – viết đẹp. vở sạch, viết chữ đẹp”. Tất cả phụ huynh của lớp hưởng ứng và đồng tình cao. Trước tiên, tôi định hướng cho phụ huynh mua cho con mình loại vở, loại bút máy , màu mực phù hợp và thống nhất trong lớp. Thông báo với phụ huynh các tiêu chí “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” để phụ huynh nắm được từ đó định hướng cho con cái khi ở nhà. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh một số biện pháp rèn chữ viết khi ở nhà cho các cháu. Trao đổi thông tin với phụ huynh trên zalo. 8. Sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Đồ dùng, thiết bị dạy học là những phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy của người giáo viên. Tôi hướng dẫn các em cách cầm bút, tư thế ngồi viết chuẩn. Bên cạnh chữ mẫu, bảng viết, bảng phụ tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ví dụ Trao đổi với phụ huynh qua nhóm Zalo. Sau khi học sinh viết xong bài tôi chụp lại và đưa lên màn hình để sửa cho học sinh cả lớp. Do ảnh hưởng của dịch covid19 nên có những thời gian việc học của các em bị gián đoạn. Các em phải chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin lúc này là vô cùng cần thiết. Tôi gửi cho các em video hướng dẫn rèn chữ qua nhóm zalo. Yêu cầu các con xem video rồi viết bài theo hướng dẫn và chụp bài viết gửi lại cho cô. Khi nhận được bài của các em tôi nhận xét cẩn thận. Đến giờ học trực tuyến tôi chia sẻ bài viết của các em lên màn hình để cả lớp cùng sửa chữa lỗi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo hứng thú cho học sinh, tương tác với phụ huynh mà còn phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin trong xã hội. VIII. Kết quả đạt được
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chu_viet.docx