Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt mẫu câu Ai là gì, Ai làm gì, Ai thế nào

doc 22 trang sangkienhay 16/02/2024 2801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt mẫu câu Ai là gì, Ai làm gì, Ai thế nào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt mẫu câu Ai là gì, Ai làm gì, Ai thế nào

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt mẫu câu Ai là gì, Ai làm gì, Ai thế nào
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đại Lộc 
 Tôi ghi tên dưới đây là:
 TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp 
 năm sinh (hoặc nơi danh chuyên vào việc tạo ra sáng 
 thường trú) môn kiến (ghi rõ đối với 
 từng đồng tác giả, nếu 
 có)
 1 Nguyễn 10/02/1978 Trường Tiểu Giáo Đại học 100%
 Thị học Lê Dật – viên – Tiểu 
 Thắm xã Đại Tổ học
 Chánh – trưởng 
 huyện Đại chuyên 
 Lộc - tỉnh môn Tổ 
 Quảng Nam 2
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh lớp 2 
học tốt mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ 
đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Thị Thắm
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Luyện từ và câu lớp 2
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 28/09/2018
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 Nội dung sáng kiến: Những biện pháp tôi thực hiện trong đề tài nhằm giúp 
học sinh có kiến thức về từ loại: từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm. 
Trên cơ sở học sinh đã nắm được các từ loại đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho 
các em biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? và bằng hệ 
thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao được sử dụng linh hoạt trong các tiết 
ôn luyện phù hợp với các đối tượng học sinh từ Mức 1 đến Mức 4 giúp các em 
rèn kĩ năng xác định đúng câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
 Trong văn viết cũng như trong giao tiếp hằng ngày thì ba kiểu câu này là ba 
kiểu câu cơ bản và được được sử dụng thường xuyên. Vì vậy làm thế nào để học 
sinh nắm chắc cấu trúc và biết sử dụng nó vào từng bối cảnh là điều không hề 
đơn giản. Ngay với bản thân giáo viên nếu không có kiến thức chuyên môn 
vững vàng và không linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy thì 
cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học sinh xác định ba kiểu câu Ai là gì?, 
Ai làm gì?, Ai thế nào? 
 1 - Liên kết kiến thức của các phân môn trong môn Tiếng Việt lại với nhau mà 
nhất là ba phân môn: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu.
 - Kiểu câu nào còn nhiều học sinh xác định chưa đúng thì giáo viên lấy thêm 
nhiều ví dụ khác để hướng dẫn thêm.
 - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh xác định không đúng kiểu câu và chỉ 
cho các em biện pháp khắc phục. Sau đó đưa ra các ví dụ khác để kiểm tra việc 
tiếp thu bài của học sinh.
 - Tổ chức cho các em giao lưu lẫn nhau, một mặt giúp các em nâng cao kiến 
thức, một mặt giúp các em phát triển tốt năng lực, phẩm chất cần thiết.
 4.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải 
pháp:
 Để thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Phương pháp nghiêncứ u tài liệu.
 - Phương pháp dạy thực nghiệm.
 - Phương pháp kiểm tra, đối chứng.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 4.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
 A. Nghiên cứu nội dung chương trình:
 Môn Luyện từ và câu lớp 2 gồm 35 bài tương ứng 35 tiết (Trong đó có 31 
tuần dạy bài mới, 4 tuần dạy ôn tập)
 - HKI gồm 18 bài
 - HKII gồm 17 bài
 + Từ tuần 3 đến tuần 6: Câu kiểu Ai- là gì?
 + Từ tuần 7 đến tuần 13: Câu kiểu Ai- làm gì?
 + Từ tuần 14 đến tuần 18: Câu kiểu Ai- thế nào?
 Tuy nhiên trong chương trình Luyện từ và câu Lớp 2 nói riêng và Tiểu 
 học nói riêng thì 3 mẫu câu này được sử dụng xuyên suốt.
 B. Biện pháp thực hiện:
 1. Dạy học sinh học tốt mẫu câu Ai ( cái gì, con gì)- là gì?
 1.1 Để học sinh học tốt mẫu câu Ai ( cái gì, con gì)- là gì? tôi làm theo các 
bước sau:
 Trước hết giáo viên phải dạy học sinh nắm được từ loại: Từ chỉ sự vật.
 + Việc dạy học sinh nắm chắc ngay từ đầu các từ loại: Từ chỉ sự vật sẽ giúp 
các em dễ nhận ra cấu tạo của câu.
 +Khi dạy học sinh tìm từ chỉ sự vật giáo viên cần giúp học sinh nhận diện và 
phân biệt các đối tượng được gọi chung là sự vật. Muốn vậy, trong quá trình dạy 
 3 Ở các tiết học tiếp theo tôi tiếp tục kiểm tra và củng cố kiến thức về từ chỉ 
 sự vật.
 *Một số dạng bài tập được sử dụng trong các tiết ôn luyện để củng cố và 
 nâng cao kiến thức phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp:
 Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật vào đúng cột trong bảng:
 5 từ chỉ người 5 từ chỉ đồ vật 5 từ chỉ con vật 5 từ chỉ cây cối
 - - - -
 Ở bài tập này các em đã tìm đúng các từ chỉ sự vật tương ứng với mỗi cột 
trong bảng. Với bài tập này tôi đã yêu cầu 4 học sinh Mức 1 lần lượt trình bày 
bài làm của mình.
 5 từ chỉ người 5 từ chỉ đồ vật 5 từ chỉ con vật 5 từ chỉ cây cối
 Ba, mẹ, bác sĩ, Sách, vở, máy Sư tử, gà, vịt, Xoài, bàng, 
 cô giáo, công quạt, xe đạp, nai, mèo. phượng, hoa 
 nhân. phấn. hồng, ổi.
Bài 2: Gạch dưới các từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối...)
 - học sinh - chăm chỉ - hát xanh tươi
 - khỏe - trẻ em - vui chơi tre
 - vở -sư tử - ngựa máy cày
 - múa - chạy - cỏ thông minh
 Ở bài tập này các em đã tìm đúng từ chỉ sự vật là: học sinh, vở, trẻ em, sư 
tử, ngựa, cỏ, tre, máy cày.
 Lúc này tôi hỏi xác suất một vài em: Vì sao từ khỏe, chăm chỉ, chạy không 
phải là từ chỉ sự vật? Các em lần lượt giải thích: Vì từ khỏe, . Không phải từ 
chỉ người, không phải từ chỉ đồ vật, không phải từ chỉ con vật, không thuộc từ 
chỉ cây cối nên từ đó không thuộc từ chỉ sự vật.
Bài 3: Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ sự vật:
 a/ Sách vở, hạt đào, vui vẻ.
 b/ Sách vở, hạt đào, kĩ sư.
 c/ Sách vở, cá heo, đi học.
 Sau khi học sinh chia sẻ bài làm giáo viên đặt câu hỏi:
 + Tại sao em không khoanh vào câu a và câu c? –HSTL: Vì ở câu a có từ 
 vui vẻ và câu b có từ đi học không phải là từ chỉ sự vật 
 + GV yêu cầu học sinh: Bạn nào đồng ý với câu trả lời của bạn thì giơ tay 
 và yêu cầu cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn.
Bài 4: (Dành cho HSNK): Em hãy chọn một từ chỉ sự vật và đặt câu với từ đó.
 + Một số học sinh năng khiếu chia sẻ bài làm trước lớp.
 5 + Câu được viết theo mẫu Ai (cái gì, con gì)- là gì? có mấy bộ phận? Đó là 
những bộ phận nào? Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét. 
 + Bộ phận trả lời câu hỏi Ai là những từ chỉ sự vật nào? Bộ phận trả lời 
câu hỏi là gì? thường được viết như thế nào? Học sinh trả lời, học sinh khác 
nhận xét.
 Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ nội dung của bài học và có sự kiểm tra ở 
những tiết học sau.
 * Một số bài tập được sử dụng trong các tiết ôn luyện nhằm củng cố và 
nâng cao kiến thức (từ mức độ 1 đến mức độ 4) để bồi dưỡng học sinh năng 
khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành:
 Bài 1: Xếp các câu dưới đây vào bảng phù hợp với mẫu câu 1, 2, 3:
 a. Cô giáo là mẹ của em ở trường. d. Con trâu là bạn của nhà nông.
 b. Bút chì là một đồ dung học tập. đ. Hoa phượng là hoa của học trò.
 c. Em là học sinh lớp 2C. e. Sư tử là chúa tể rừng xanh.
 1. Ai- là gì?
 2. Cái gì- là gì?
 3. Con gì- là gì?
+ Học sinh chia sẻ bài làm 
+ Giáo viên hỏi: Tại sao em lại xếp câu a, câu c vào mẫu câu 1; Câu b, câu d vào 
mẫu 2; Câu d, câu e vào mẫu 3? –HSTL
+ Với hệ thống câu hỏi như vậy học sinh sẽ nắm vững : Bộ phận trả lời câu hỏi 
Ai là những từ chỉ người; Trả lời câu hỏi Cái gì là những từ chỉ đồ vật; Trả lời 
câu hỏi Con gì là những từ chỉ con vật.
 Bài 2: Thêm bộ phận còn thiếu để tạo được câu theo mẫu Ai (cái gì,con gì)- là 
gì?
 a) Bố em.
 b) ..là đồ dung học tập thân thiết của em.
 c) ...là kẻ thù của họ nhà chuột.
 d) Hoa hồng..
 +Với bài tập này, học sinh đã nắm vững kiến thức nên dễ dàng thực tốt bài 
tập. Khi các em chia sẻ bài làm của mình tôi yêu cầu học sinh xác định bộ phận 
nào đã có và bộ phận nào còn thiếu trong mỗi câu. Nhiều học sinh nối tiếp đọc 
bài làm của mình. Chẳng hạn:
 a) Bố em là kĩ sư.
 b) Sách vở là đồ dung học tập thân thiết của em.
 c) Mèo là kẻ tù của họ nhà chuột.
 d) Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất.
 7 + Mẹ em làm nghề gì?
+ Mẹ em yêu thương, chăm sóc em như thế nào?
Với dạng bài tập này, tôi quan sát được 5 học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt 
lớp làm được. Em Thiên Hưng đã trình bày bài làm của mình như sau:
 Mẹ của em năm nay 38 tuổi. Mẹ em là giáo viên. Mẹ rất yêu thương em và 
chăm sóc em rất chu đáo.
 Lúc này tôi yêu cầu các em khác tìm trong bài viết của bạn câu được viết 
theo mẫu Ai là gì? và học sinh cũng nêu được đó là câu “ Mẹ em là giáo viên”
2. Dạy học sinh học tốt mẫu câu Ai làm gì?
2.1 Để học sinh học tốt mẫu câu Ai làm gì? trước hết giáo viên phải cung 
cấp cho học sinh kiến thức về từ chỉ hoạt động.
Cụ thể: Tuần 7: Bài: Từ ngữ về môn học, từ chỉ hoạt động (thông qua BT2 
SGK/59)
* Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập (2HS)- Giáo viên gắn tranh lên bảng.
Hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì?- HSTL
Bước 2: Yêu cầu học sinh quan sát tranh để tìm từ chỉ hoạt động mỗi tranh.
Bước 3: HS đại diện chia sẻ bài làm- HS khác nhận xét- Yêu cầu vài HS nối tiếp 
đọc bài làm của mình.
Bước 4: GV chốt ý đúng: Tranh 1: đọc sách, Tranh 2: Viết bài, Tranh 3: giảng 
bài, Tranh 4: Kể chuyện. Những từ ngữ này là từ ngữ chỉ hoạt động.
Bước 5: Yêu cầu một số học sinh đọc lại những từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách, 
viết bài, giảng bài, kể chuyện. Tiếp theo tôi yêu cầu các em tìm thêm 1 số từ chỉ 
hoạt động khác mà em biết- HSTL.
Bước 6: GV kết luận: Từ chỉ hoạt động gồm:
 - Chỉ hoạt động chân tay như: giặt áo quần, nhặt rau, quét nhà....
 - Chỉ hoạt động trí óc như: nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế.....
 - Chỉ hoạt động trong lao động, sinh hoạt, học tập: gặt hai, cuốc đất, nấu 
ăn... Yêu cầu học sinh ghi nhớ nội dung này và có sự kiểm tra ở các tiết học tiếp 
theo.
*Một số dạng bài tập sử dụng trong các tiết ôn luyện theo mức độ từ dễ đến 
khó phù hợp với các đối tượng học sinh ở lớp.
 Bài 1: Tìm 5 từ chỉ hoạt động:
 Bài 2: Gạch chân từ chỉ hoạt động có trong các từ ngữ sau:
 Cá heo, hoa hồng soạn bài kể chuyện
 bơi lội, tỏa hương cặp sách con voi 
 tìm kiếm, con trâu nhặt rau thầy giáo 
 9 quét sân giúp mẹ. Lúc này tôi nói với em là câu văn em vừa trả lời được đã đúng 
về mặt cấu tạo.
 Với cách hướng dẫn như vậy tôi thấy dần dần các em đã biết đặt câu.
2.2 Biện pháp học tốt mẫu câu : Ai làm gì?
- Về mặt ý nghĩa: Kiểu câu Ai làm gì? nhằm giới thiệu hoạt động, trạng thái 
của một người, một vật nào đó.
- Về mặt cấu tạo: Kiểu câu Ai làm gì? cũng giống như kiểu câu Ai là gì? 
cũng được cấu tạo bởi hai bộ phận chính: 
 + Bộ phận chính thứ nhất là bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
 + Bộ phận chính thứ hai là bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?
 - Biện pháp tiến hành:
Để giúp học sinh học tốt mẫu câu: Ai làm gì? tôi đã tiến hành như sau: 
Cụ thể: Tuần 13- Bài: Từ ngữ chỉ công việc trong gia đình- Câu kiểu Ai làm gì?
* BT2: Xác định các bộ phận của từng câu sau và ghi vào bảng dưới đây:
 a/ Mẹ giặt áo cho em.
 b/ Bố giúp em làm toán.
 c/ Em hát cho bé nghe.
 d/ Chị Quyên dạy em vẽ.
 Ai Làm gì?
a)
b)
c)
d)
 - Bước 1: GV yêu cầu 2 học sinh đọc đề, cả lớp đọc thầm theo.
 - Bước 2: GV hỏi học sinh yêu cầu của bài tập. Học sinh sẽ trả lời: Tìm bộ 
phận trả lời câu hỏi Ai và bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? của các câu a, b, c, d 
rồi ghi vào cột trong bảng.
 - Bước 3: Giáo viên hỏi: 
+ Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ ngữ thuộc từ loại gì?- Học sinh trả lời: 
Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là từ ngữ thuộc loại từ chỉ sự vật( người, đồ vật, con 
vật,.)
+ Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? cho chúng ta biết điều gì?- Học sinh đọc lại 
các câu a, b, c, d và sẽ trả lời: Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? cho chúng ta biết 
hoạt động của người và vật trong mỗi câu đó. Câu a: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? 
là: Mẹ. Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là: giặt áo cho em.
 - Bước 4: Học sinh làm bài.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_hoc_tot.doc