Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh Lớp 2

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI --- --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP HAI Họ và tên : NGUYỄN THỊ SÔ Tổ chuyên môn : 2 Đơn vị : Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Năm học: 2009-2010 2 Đặc thù của việc giáo dục đạo đức chính là ở chỗ giúp học sinh tiếp nhận được những bài học làm người, tạo nên ý thức rèn luyện đạo đức nơi các em, chứ không phải là những câu, những chữ (lý thuyết – giáo điều về đạo đức) mà thầy giáo, cô giáo cố nhồi vào đầu các em mà không đem lại sự nhận thức nào về đạo đức. Nhiệm vụ của người thầy là không chỉ giới thiệu dạy dỗ bằng lý thuyết đạo đức mà hơn thế phải giúp các em hiểu được những giá trị đạo đức đúng đắn, giúp các em trở thành người học trò ngoan. Tôi nhận thấy xưa nay việc giáo dục đạo đức chỉ có bề rộng chứ chưa có chiều sâu. Đạo đức là một khía cạnh quan trọng quyết định giá trị tinh thần của một con người. Thế nhưng, những gì mà thầy cô chúng ta làm vẫn chưa đủ. Do quãng thời gian eo hẹp trên lớp học chỉ đủ để giảng dạy các môn theo đúng chương trình quy định, việc lồng ghép, kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh cũng trở nên khó khăn. Trong thực tế một số bộ phận phụ huynh học sinh và giáo viên chưa nắm chắc được sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chỉ là những đứa trẻ trong sáng, chờ người lớn chúng ta viết những dòng chữ về cuộc đời lên đó. Vậy thì trong từng lời ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế... Người lớn đã khi nào nhớ mình là tấm gương cho bọn trẻ noi theo, hay vẫn cho rằng “Trẻ con chẳng biết gì?”. Trong môi trường giáo dục của chúng ta phải có khen thưởng, động viên và chê trách nhẹ nhàng, tinh tế. Trong tất cả các tiết học, việc động viên, khích lệ hoặc chê trách tế nhị đúng cách luôn mang lại hiệu quả lớn. Nhưng khi việc học sinh mắc phải sai phạm, phải chịu hình phạt thế nào cho đúng mức, cho hợp lý để đem lại hiệu quả giáo dục? đó là một vấn đề không dễ dàng, giáo dục không thể lúc nào cũng dùng lời lẽ nặng nề, chê trách quá đáng các em... Xuất phát từ nhận thức của bản thân, việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng không kém việc giáo dục thể chất hay giáo dục tri thức, tình trạng đạo đức con người hiện nay đang có chiều hướng tiêu cực như một hiệu quả của thời đại nên hơn lúc nào hết ngành giáo dục phải nhận lấy nhiệm vụ nặng nề, đó là đào tạo những con người tài năng – đức độ. Bởi “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Bấy lâu nay cũng chưa có một công trình sáng kiến kinh nghiệm nào đi chuyên sâu nghiên cứu về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, trong năm học 2008-2009 vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động mô hình: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cho nên tôi nghĩ việc tìm ra “Vài biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh” (ở đây là trong phạm vi học sinh lớp hai) là một vấn đề cấp thiết. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này. 3. Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Việc giáo dục đạo đức ở đây lấy nền tảng từ những nội dung của môn học đạo đức lớp 2, nhưng hình thức phổ biến, nội dung giáo dục, rộng rãi trải đều trên các môn tạo thành quá trình theo dõi và giáo dục thường xuyên, thiết thực. Đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phương pháp ứng xử của giáo viên trên lớp; qua các tiết học, cách định hướng các em tự liên hệ thực tế bản thân để tìm ra cách ứng xử có văn hoá, lễ phép. Ngoài ra còn tổ chức những buổi 4 Trong công tác giảng dạy xưa nay, vấn đề giáo dục đạo đức luôn được các cấp lãnh đạo xem trọng, như là một trong những mục đích hàng đầu trong sự nghiệp trồng người. Thế nhưng theo tôi nhận thấy mục đích hàng đầu trong sự nghiệp trồng người. Thế nhưng theo tôi nhận thấy thực tế trong công tác giáo dục hiện nay thì GV vẫn xem trọng việc giáo dục tri thức cho HS nhiều hơn và thường lảng quên việc giáo dục phẩm chất đạo đức, tìm ra những biện pháp hiệu quả để giáo dục đạo đức cho các em. Mấy năm gần đây những bài viết SKKN của các đồng nghiệp cũng thiên về việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy các môn : toán, tiếng Việt chiếm số lượng lớn. Năm học 2009-2010 tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện. học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục đưa ra như một định hướng quan trọng và tích cực có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định công tác giáo dục cần phải hoạt động song song giữa giáo dục đạo đức. Việc giáo dục tốt đạo đức cho HS góp phần rất lớn để tạo nên môi trường sư phạm “thân thiện” V) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1) Phương pháp thực hiện : Giáo dục đạo đức cho HS cần khép kín giữa 2 môi trường, gia đình và trường học 1.1) Tại nhà trường : Thầy cô giáo phải tạo sự hứng thú, hấp dẫn, cuốn hút học trò để có sự tập trung thực sự, có cách ứng xử khéo léo, tạo sự gần gũi đối với các em. Biết hướng HS đi từ bài học đến thực tế khách quan. Quá trình giảng dạy cần tìm hiểu tâm lý, cách ứng xử của mỗi HS với bạn bè, thầy cô để biết được những bài học đạo đức có thực sự đi vào lòng các em hay chưa. Tổ chức các chương trình ngoại khoá với nội dung phong phú : Xây dựng mô hình những cuộc thi kể chuyện đạo đức, tiểu sử các anh hùng lịch sử - danh nhân dân tộc. Kết hợp với việc đưa ra những câu hỏi tình huống cho HS, GV qua đó mà phân tích định hướng cho các em hiểu Tổ chức nhiều trò chơi tập thể, trò chơi dân gian, xây dựng tiểu phẩm từ những câu chuyên đạo đức. Tổ chức những nuổi lao động vệ sinh nhà trường, lớp học chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường nhằm giúp HS có ý thức giữ gìn vệ sinh tập thể, trường học, ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời tổ chức cho các em đi viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm di tích lịch sử, để các em có dịp hiểu thêm về lịch sử địa phương. Nếu những dự định về chương trình ngoại khoá được tổ chức một cách khoa học và thường xuyên thì sẽ giúp các em thích thú học hỏi, tìm hiểu và những góc cạnh của đạo đức con người như “Uống nước nhớ nguồn”, ý thức cộng đồng – dân tộc giúp các em từ thích thú đến hiểu sâu sắc những chuẩn mực đạo đức. 1.2) Phía gia đình : 6 Tôi sẽ hỏi: Trong lớp mình em nào đã hay quan tâm, giúp đỡ bạn? Em kể ra những việc làm đã giúp đỡ bạn. Có nhiều em kể trước lớp những việc làm giúp đỡ bạn bè. Tôi đề nghị cả lớp tuyên dương những bạn đã làm được việc tốt đó. Đối với công việc này, đòi hỏi giáo viên phải nhẫn nại, vì thông thường các em rất ít nói ra những cảm nhận sâu kín của mình, bởi lẽ chưa tìm được sự tin cậy, chia sẻ ân cần của thầy cô. Cho nên để thuyết phục được các em, tạo nên sự tin cậy là cả một quá trình. Hơn hết nữa, khi chúng ta nhận được những lời tâm sự thật lòng của các em chúng ta phải đáp lại sự tin cậy ấy bằng cách cởi bỏ những thắc mắc của các em. Thuyết phục các em đến với cái tốt một cách tự nhiên, trong sáng. Như vậy, lâu ngày các em sẽ xem cô giáo như là người mẹ tin cậy biết lắng nghe và giúp các em giải quyết khó khăn, thắc mắc trong cuộc sống. Bước 2: Đi sâu quan sát vào thực tế, hoàn cảnh của học sinh để tìm hiểu tình trạng đạo đức để tìm cách giải quyết. a. Mục đích: Thông thường trong các tiết dạy thời gian không nhiều và một số em vẫn còn rụt rè trong việc thể hiện tâm lí của mình. Nhưng khi chúng ta đứng bên ngoài để ý, quan sát các em sinh hoạt thì chắc chắn sẽ biết được những điều mà các em chưa nói ra. Hiểu các em càng sâu bao nhiêu thì việc giáo dục đạo đức của chúng ta càng hiệu quả bấy nhiêu. Hơn nữa thực tế chính là môi trường để giáo viên có dịp kiểm nghiệm lại hiệu quả của những tiết dạy đối với học sinh. Sau khi học xong bài chúng ta vẫn hay nghĩ rằng những gì đã giảng học trò đều hiểu, nhưng chưa hẳn đã vậy. Khi chúng ta giảng có thể những lí lẽ sẽ cuốn hút, thuyết phục các em có ý thức về đạo đức một cách đúng đắn, điều này các em đã trả lời tốt trong những tiết học. Thế nhưng trẻ em nhanh hiểu mà cũng nhanh quên nên đôi khi bài học đạo đức đã không đến được với các em như chúng ta mong muốn. Phát hiện điều đó và kịp thời hướng các em sửa chữa sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Dù vậy nhưng đây cũng là công việc nhiều khó khăn, vì đòi hỏi giáo viên phải luôn bỏ nhiều thời gian quan tâm, quan sát các em. Trong một tập thể lớp mỗi em có mỗi hoàn cảnh riêng, môi trường sống khác nhau có những tác động làm hình thành nhận thức và phẩm chất đạo đức riêng. Cho nên khi chúng ta hiểu được hoàn cảnh của mỗi em thì sẽ dễ dàng gần gũi, quan tâm và giáo dục các em hơn. Ví dụ: Trong bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” là một bài học nội dung đạo đức sâu sắc và rất phù hợp với lứa tuổi các em, bài học thể hiện văn hoá ứng xử với bạn bè cùng trang lứa. Trong tập thể 2A có em Phan Thị Luyến, là HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình em vừa nghèo khó lại đông anh chị em Luyến đến trường không được đầy đủ, tươm tất như các bạn cùng lớp. Những ngày đầu tiên nhận lớp, tôi thấy bạn bè trong lớp tỏ ra xa lánh, ngại tiếp xúc với cô bé có vẻ hình thức “thôn quê” của gia đình nghèo, em Luyến lại thuộc diện HS có học lực trung bình yếu. Hoàn cảnh này làm tôi rất băn khoăn và lo lắng. Những giờ ra chơi, khi những HS khác vui đùa quấn quýt thì Luyến lẻ loi bị cô lập giữa chúng bạn. Tôi nhận thấy thói ích kỷ, phân biệt giàu nghèo ngoài xã hội cũng đã “nhiễm” vào 8 Giáo viên sẽ thông báo trước hai tuần về nội dung cuộc thi, hướng dẫn cặn kẽ về nội dung của câu chuyện. Đặc biệt đề cao sự sáng tạo trong cách kể, đánh giá cao lối kể rõ ràng, diễn cảm. Sau mỗi lần các em kể giáo viên sẽ linh hoạt đặt câu hỏi cho mỗi em để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết của mỗi em về nội dung câu chuyện. Đặt ra cho các em những câu hỏi tình huống để các em tự đặt vào hoàn cảnh bản thân suy nghĩ để rút ra bài học đạo đức cho mình. Căn cứ vào phong cách kể và cách trả lời có thông minh hay không mà giáo viên sẽ có phần thưởng cho từng em. Làm tốt được điều này sẽ tạo cho các em sự ham học, các em sẽ chăm chỉ thi đua với các bạn, qua đó mà có sự tiếp nhận tốt hơn về những giá trị đạo đức. Đồng thời qua cách sinh hoạt này sẽ giúp cho chúng ta phát hiện và kịp bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu kể chuyện tốt tham gia các cuộc thi kể chuyện do trường tổ chức. b2. Thi nói lời hay ý đẹp: Đây là hoạt động không những giáo dục các em về đạo đức mà qua đó giáo viên có thể giúp các em nói và viết tốt ngôn ngữ Tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng khi giao tiếp. Giúp ích cho việc dạy môn: Tập làm văn, luyện từ và câu Được học tập và rèn luyện trong môi trường văn hoá sư phạm, nề nếp nên tôi nghĩ hầu hết các em đều nói năng rõ ràng, lễ phép. Nhưng đồng thời, do quá trình tiếp xúc với môi trường xã hội (ngoài nhà trường), tuổi các em là tuổi hiếu động do chưa phân biệt rõ đâu là lời hay ý đẹp, đâu là lời lẽ thô tục nên đôi khi những ngôn ngữ không trong sáng đã xâm nhập vào tâm hồn các em. Hoạt động này giúp chúng ta giáo dục cách ăn nói trong sáng, có “Lời hay ý đẹp”. Giúp các em nhận thức và có sự sàng lọc khi tiếp nhận ngôn ngữ từ xã hội. Phát động những phong trào: Không nói tục không chửi thề; Gọi bạn xưng tên; Kính trên nhường dưới; Lễ phép với thầy cô - người lớn tuổi. Những lời ăn tiếng nói tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống, nhưng để nói hay, nói sao cho diễn đạt tình cảm một cách xúc động, đối với các em là cả một vấn đề lớn. Nói trong sáng, lễ độ, đúng mực cũng là thước đo đánh giá đạo đức con người, qua những trò chơi như vậy sẽ tạo môi trường cho các em rèn luyện đạo đức một cách tích cực và có hiệu quả. b3. Tổ chức những hoạt động cộng đồng - xã hội: Đây là việc làm rất có ý nghĩa nhằm hướng các em có cái nhìn xa và rộng về phái cộng đồng, nắm bắt được tinh thần và ý thức trách nhiệm với xã hội. Phối hợp cùng với nhà trường và địa phương tổ chức cho học sinh thăm viếng, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử. Tổ chức thăm, gặp mặt với mẹ Việt Nam anh hùng, các chú bác cựu chiến binh. Qua những hoạt động như vậy học sinh có dịp biết thêm về lịch sử địa phương, về những tấm gương, con người anh hùngQua đó mà xây dựng ở các em tình yêu quê hương, niềm tự hào sâu sắc về lịch sử và đặc biệt là hình thành ý thức sống tốt để thể hiện lòng biết ơn.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sin.doc