Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 xác định đúng mẫu câu Ai làm gì trong phân môn Luyện từ và câu
Bạn đang xem tài liệu "Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 xác định đúng mẫu câu Ai làm gì trong phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn yêu cầu công nhận SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 xác định đúng mẫu câu Ai làm gì trong phân môn Luyện từ và câu

1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Đại Từ Tôi ghi tên dưới đây: Tỉ lệ (%) Ngày Trình độ Nơi công Chức đóng góp STT Họ và tên tháng năm chuyên tác danh vào việc tạo sinh môn ra sáng kiến Nguyễn Thị Trường TH Giáo 1 26/06/1977 Cao đẳng 100% Quế Tiên Hội viên Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 xác định đúng mẫu câu: Ai làm gì? trong phân môn Luyện từ và câu” 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có 2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Áp dụng đối với lớp 2, trường Tiểu học Tiên Hội và có thể vận dụng cho tất cả các lớp khác trong trường và các trường tiểu học khác. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 05/9/2020 đến ngày12/5/2021 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4.1. Tính mới của sáng kiến: Sáng kiến có cải tiến, bổ sung, phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá phù hợp và nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công việc. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tạo hứng thú trong học tập để học sinh phát huy hết khả năng tìm tòi. Sáng kiến đưa ra được các giải pháp cụ thể giúp học sinh lớp 2 nâng cao khả năng thực hành, óc quan sát nhạy bén. Tăng cường khả năng hoạt động trí óc, lẫn tay chân cho học sinh. 3 Giáo viên bộ môn: Có 4 thầy, cô giáo dạy Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh. Giáo viên dạy buổi 2: Nguyễn Thị Hằng c) Về cơ sở vật chất: Lớp học có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò. d) Thuận lợi: Trường, lớp sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều cây xanh xung quanh. Thư viện của trường có đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo và các thiết bị dạy và học khác cho tất cả các môn . Các em học sinh đều là con em của người địa phương. Cán bộ quản lí của trường thường xuyên tạo điều kiện cho chúng tôi dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về các phương pháp dạy học đổi mới hiện nay. Giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học, có kiến thức vững vàng và được chỉ đạo thực hiện theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, theo đúng chương trình của khối lớp. Có sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khi dạy học, có bàn bạc thống nhất trong sinh hoạt chuyên môn. e) Khó khăn: Ở lớp 1 các em chỉ được rèn đọc và viết, lên lớp 2 các em được làm quen với phân môn Luyện từ và câu, nên gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mẫu câu, các bộ phận câu, có em chưa biết viết câu, chưa biết cấu tạo mỗi câu gồm những gì, cách trình bày một câu. Phân môn Luyện từ và câu số lượng bài học và bài tập thực hành ít nên học sinh nắm không chắc chắn. Cha mẹ của học sinh lớp phần đông là công nhân và nông dân. Việc làm của họ đã chiếm hết thời gian trong ngày. Do đó, họ ít có thời gian để quan tâm việc học tập của con em mình. Khi tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 2B, tôi cảm thấy rất khó khăn về nhiều mặt, song bản thân tôi luôn tìm mọi cách để khắc phục và hy vọng sẽ giúp 5 học để các em yêu thích môn học hơn? Làm thế nào để tất cả học sinh hoàn thành tốt bài tập, nắm chắc cách xác định các kiểu câu theo mẫu?... Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tự xây dựng cho mình một chương trình hành động và đã tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu mà đặc biệt là phần xác định mẫu câu: Ai làm gì?. 4.2.3. Các phương pháp dạy học tích cực phân môn Luyện từ và câu lớp 2: a) Phương pháp phân tích mẫu: Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập Giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ bài tập. Gọi một học sinh đọc to bài tập trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập, giáo viên có thể sử dụng lệnh và câu hỏi. Giáo viên cũng có thể giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết khái niệm câu bằng đưa ra ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm. Giáo viên đưa ra mẫu câu cụ thể để hướng dẫn học sinh Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập để làm mẫu * Xác định hai bộ phận của câu. Muốn xác định được câu kể đó thuộc mẫu câu nào, thì trước tiên ta phải xác định được đâu là bộ phận câu thứ nhất, đâu là bộ phận câu thứ hai. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này, tôi tiến hành như sau: + Tìm bộ phận thứ nhất của câu - Trong câu nói đến Ai (con gì, cái gì ?....)? (Bộ phận trả lời cho câu hỏi này chính là bộ phận thứ nhất của câu.) - Bộ phận thứ nhất của câu trong câu do từ nào tạo thành? - Do từ chỉ sự vật (Người, cây cối, con vật, đồ vật) tạo thành. Ví dụ: Bạn Mạnh đang đá cầu ngoài sân. Trong câu này Bạn Minh là bộ phận thứ nhất + Tìm bộ phận câu thứ hai - Ta đặt câu hỏi làm gì ? (bộ phận trả lời cho câu hỏi này là bộ phận thứ hai của câu.) 7 Ai (Cái gì, con gì?...) Làm gì? Từ chỉ sự vật Do từ/cụm từ chỉ hoạt động tạo thành (người, cây cối, con vật, đồ vật) . Cuối cùng cho học sinh lấy ví dụ để kiểm tra xem học sinh nắm chắc cấu trúc tới đâu Ví dụ: - Hoa / trông em giúp mẹ. - Đàn bò / ăn cỏ trên cánh đồng. - Chùm phượng vĩ / đu đưa theo gió. Ở hoạt động này tôi có thể cho học sinh thảo luận nhóm 4 để các em cùng trao đổi. Tôi yêu cầu học sinh nắm chắc cấu trúc cơ bản của câu trên và viết ra bảng phụ, vở. Ai (cái gì , con gì?...) làm gì ? Hoa Trông em giúp mẹ. Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng. Chùm phượng vĩ đu đưa theo gió. Từ đó tôi lưu ý học sinh dấu hiệu nhận biết câu thuộc mẫu Ai làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu thuộc mẫu Ai làm gì? là câu dùng để chỉ người hoặc vật b) Phương pháp dạy học dạng bài tập vận dụng kiến thức: Cũng giống như ở dạng bài tập nhận diện, quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng cũng phải trải qua các bước: Đọc và xác định yêu cầu bài tập; giúp học sinh chữa một phần bài tập làm mẫu; giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài; giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức. Cụ thể như sau: Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập Các thao tác thực hiện ở bước này gồm: Đọc nội dung bài tập; xác định dữ liệu đã cho; xác định yêu cầu của bài tập. 9 - Trong lúc học sinh thực hành, giáo viên nên đến từng bàn, từng nhóm ngay từ khi học sinh bắt đầu thực hành để vừa kiểm tra,vừa giám sát tốc độ thực hành của học sinh. - Giáo viên nên thường xuyên cổ vũ, khen ngợi hoặc động viên học sinh trong quá trình học sinh thực hành. - Đối với những học sinh có kết quả thực hành tốt, thể hiện được tính tích cực trong giờ học. Giáo viên cần biểu dương, khen ngợi kịp thời nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập. Hoạt động này giáo viên nên đưa ra hệ thống bài tập đi từ thấp đến nâng cao, phù hợp từng đối tượng học sinh, đưa vào dạy ở các tiết bổ sung( tiết hướng dẫn học). Đối với những bài tập khó tôi cho các em thảo luận nhóm hoặc các em hỗ trợ nhau trong học tập). Nếu học sinh nhận thức chậm hơn giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để giúp các em tiến bộ. Sau khi học sinh đã có vốn kiến thức về xác định mẫu câu trên, tôi tập trung xây dựng hệ thống bài tập để học sinh thực hành. Bài 1. Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (Hướng dẫn học sinh làm theo nhóm đôi). Đáp án: quét nhà, trông em, nấu cơm, rửa bát, tưới cây, gấp quần áo, lau nhà, chăn gà, ..... Bài 2. Hãy tìm bộ phận Ai, (cái gì, con gì) và bộ phận làm gì? để ghi vào cột sau: a) Bạn Vân đang đọc sách. b) Cả lớp cười rộ lên thích thú. c) Cây xòa cành ôm cậu bé. Ai (cái gì, con gì?...) làm gì? 11 Đáp án: a) Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo. Những con cá sộp, cá chuối làm gì? b) Hai anh em đem hạt đào gieo lên mộ bà. Ai đem hạt đào gieo bên mộ bà? Bài 6. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? ............................................................................................................ Đáp án: Linh xếp sách vở./ Em làm ba bài tập toán./ ... Bài 7. Tìm mẫu câu Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dạy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp. Đáp án: Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dạy Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp. d) Phương pháp tổ chức trò chơi: Để giảm áp lực học tập cho học sinh, tạo được không khí học tập thoải mái vui vẻ gây hứng thú học tập cho học sinh, trong các tiết học Luyện từ và câu nói chung và các tiết học xác định mẫu câu Ai làm gì? nói riêng tôi thường áp dụng các trò chơi ứng với mỗi dạng bài tập trên. *Trò chơi: Thi đặt câu với từ cho trước Mục đích: - Luyện cho học sinh biết dựa vào ý cho trước , đặt được câu đúng ngữ pháp, đúng mẫu câu. - Rèn kĩ năng tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn. Chuẩn bị : - Các từ cần dùng để đặt câu theo chủ đề đã học (theo yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2). - Số học sinh tham gia. Cách tiến hành : 13 Qua nghiên cứu một số biện pháp dạy học tích cực trong phân môn Luyện từ và câu, trường Tiểu học Tiên Hội, tôi nhận thấy rằng, muốn đạt hiệu quả cao cần: Sự quan tâm, chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và Đào tạo, của cụm chuyên môn, nhà trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu nói chung và phần giúp học sinh xác định đúng kiểu câu Ai làm gì? Để dạy tốt mảng kiến thức này nói riêng và trong quá trình dạy học nói chung người giáo viên cần phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để: + Nắm chắc chương trình sách giáo khoa. + Có hệ thống kiến thức liền mạch, vững vàng. + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tạo hứng thú trong học tập để học sinh phát huy hết khả năng tìm tòi. + Mỗi bài dạy cần phải có mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh để làm tiên đề cho bài sau. + Sọan bài đầy đủ và có chất lượng. + Thường xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trao dồi kiến thức với các đồng nghiệp. + Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: Học cá nhân, học nhóm, hái hoa dân chủ đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. + Sử dụng đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, làm tranh minh họa, mô hình, sưu tầm nhiều tài liệu (tranh ảnh, truyện kể, ca dao, tục ngữ, thơ ca) có liên quan đến từng bài tập để tạo hứng thú học tập cho học sinh và cũng chính là giúp học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học. + Vận động học sinh siêng năng đọc sách để nhận biết tốt hơn kiểu câu: Ai làm gì? và phân biệt được với các kiểu câu khác. + Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là điều kiện quan trọng để khi áp dụng sáng kiến sẽ mang lại hiệu quả nhất. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
File đính kèm:
don_yeu_cau_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lo.doc